Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, tổng phân tích nước tiểu là gì

Nước tiểu được hình thành từ nước, muối và các chất thải từ thận. Xét nghiệm nước tiểu giúp sàng lọc hoặc theo dõi một số bệnh không chỉ của thận mà còn của cả hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do tại sao, mỗi khi khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe định kỳ…. bác sĩ thường cho bạn xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cùng với xét nghiệm máu. Vậy tổng phân tích nước tiểu sẽ có những chỉ số nào để cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn?

*


Tổng phân tích nước tiểu là gì?

Tổng phân tích nước tiểu (xét nghiệm nước tiểu) có thể bao gồm một số xét nghiệm khác nhau để phân tích tổng thể màu sắc (màu nhạt, vàng đậm hay màu khác), sự hiện diện và nồng độ của các chất có trong nước tiểu. Người bệnh có thể được thực hiện một loạt các xét nghiệm liên quan đến nước tiểu để phát hiện và đo lường các hợp chất khác nhau.

Bạn đang xem: Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để làm gì?

Việc xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nhằm sàng lọc sớm hoặc theo dõi một số tình trạng sức khỏe thông thường hay chẩn đoán bệnh về thận hoặc liên quan tới thận, bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, gan, huyết áp, tim mạch… Dưới đây là ý nghĩa tổng phân tích nước tiểu 10 thông sơ cơ bản để bạn hiểu hơn.

Ý nghĩa 10 thông số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

1. Glucose (GLU) Ngoài ra, GLU còn xuất hiện ở bệnh nhân bị ngưỡng thận thấp (khả năng tái hấp thụ của thận kém khi lượng đường trong máu chưa cao đã đào thải qua nước tiểu), bệnh ống thận, đái tháo đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống… 2. Bilirubin (BIL): 3. Ketone (KET): Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất béo không hoàn toàn, gồm 3 chất chính yếu acetone, acetone acetic, acid beta-hydroxybutyric. Với người khỏe mạnh, Ketone hình thành ở gan và được chuyển hóa hoàn toàn vì vậy trong nước tiểu chỉ có một lượng không đáng kể. Ở một số người bị bệnh, Ketone tích lũy trong huyết tương và bài tiết qua nước tiểu. Việc xét nghiệm giúp phát hiện thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc đái tháo đường thai kỳ, ketone niệu, cường giáp, sử dụng quá liều insulin… Ở người bình thường, kết quả xét nghiệm KET thường là 0 mmol/L; thai phụ thường không có hoặc có rất ít, chỉ từ 2.5-5mg/dl. 4. Tỷ trọng nước tiểu (chỉ số SG): Là lượng các chất hòa tan trong nước (= 1.000) và chỉ số này nằm trong giới hạn thông thường từ 1.005 – 1.025. Chỉ số SG thể hiện khả năng cô đặc hay pha loãng của nước tiểu để đánh giá khả năng cân bằng hay thể dịch của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh uống quá nhiều nước hay thuốc lợi tiểu sẽ giảm tỷ trọng nước tiểu. Người bị suy giảm khả năng cô đặc nước tiểu thì tỷ trọng nước tiểu cũng giảm. Tỷ trọng nước tiểu thay đổi có thể gặp ở một số bệnh như: nhiễm khuẩn, bệnh về gan, suy tim xung huyết, đái tháo đường, tiêu chảy… 5. Hồng cầu niệu (chỉ số BLD): Tuy nhiên, bác sĩ cần thêm một số chẩn đoán khác để đưa ra kết luận cuối cùng như biểu hiện chảy máu ở thận, bàng quang, đường tiểu…

6. Độ p
H nước tiểu
: Nếu kết quả xét nghiệm có độ p
H giảm dưới giá trị phổ biến có thể dấu hiệu nhiễm trùng, chức năng thận có vấn đề. Tuy nhiên, bác sĩ khi chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào độ p
H của nước tiểu vì nó có thể thay đổi rất nhiều. 7. Protein (PRO): Ở người bình thường, lượng protein trong nước tiểu rất ít, chỉ số PRO chỉ trong khoảng 7.5-10mg/d
L hoặc 0.075-0.1 g/L. Nếu lượng protein nhiều có thể bị rò rỉ trong nước tiểu, có thể bạn đang gặp vấn đề về thận và cần điều trị sớm. Người bệnh có thể được xét nghiệm PRO như người bị thận, đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh tim… 8. Urobilinogen (UBG): Một sắc tố không màu được tạo ra từ sự phân hủy bilirubin bởi vi khuẩn đường ruột, được thải trừ qua phân và nước tiểu. Chỉ số Urobilinogen được tìm thấy ở dạng vết trong nước tiểu dao động từ 0,2 – 1,0 mg/d
L. Nếu kết quả xét nghiệm nằm ngoài khoảng giá trị tham chiếu này thì có thể người bệnh đang mắc các bệnh về gan. 9. Nitrite (NIT): Chỉ số NIT bình thường trong nước tiểu là 0.05-0.1 mg/d
L. Người bệnh thường được chỉ định xét nghiệm khi đi tiểu ra máu, tiểu đau, nóng rát, nước tiểu có mùi hôi, nhiễm trùng tiểu… 10. Bạch cầu (LEU): Hơn 50% phụ nữ và 20% nam giới sẽ bị nhiễm trùng tiểu vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Người bệnh được xét nghiệm LEU khi đau hoặc rát khi đi tiểu, đau ở bụng, lưng, hông, nước tiểu đục và hôi…

*

Có thể nhận biết điều gì thông qua màu sắc nước tiểu?

Màu nước tiểu phụ thuộc vào sắc tố urochrome (có trong một số thuốc, thực phẩm) và loãng hay cô đặc (lượng nước uống vào), từ đó sẽ có phổ màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Vì vậy, nhiều trường hợp màu sắc nước tiểu thay đổi do thực phẩm, loại thuốc uống vào cơ thể, ví dụ, củ cải đường, quả mọng… ảnh hưởng đến màu sắc nhất.(6)

Nhiều loại thuốc không kê đơn và kê đơn khiến nước tiểu có màu đỏ, vàng hoặc xanh lục. Tuy nhiên, một số trường hợp, màu sắc nước tiểu lại báo hiệu dấu hiệu của loại bệnh nào đó.

Nước tiểu có màu đỏ đậm đến nâu: rối loạn chuyển hóa porphyrin hiếm gặp, di truyền của tế bào hồng cầu. Nước tiểu có máu: bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận, bệnh liên quan cầu thận. Nước tiểu màu sẫm hoặc màu cam, đặc biệt nếu kèm đi ngoài ra phân nhạt màu, vàng da và mắt: có thể bị bệnh gan. Nước tiểu màu cam: thuốc chống viêm sulfasalazine (Azulfidine); phenazopyridine (Pyridium); một số thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị có màu cam. Hoặc bệnh gan, ống mật và đi ngoài ra phân màu sáng. Ngoài ra, cơ thể mất nước, nước tiểu cô đặc có thể có màu cam. Nước tiểu có màu xanh lam hoặc xanh lục: một số loại thuốc có hoạt chất như amitriptyline, indomethacin (Indocin, Tivorbex), propofol (Diprivan) hay thuốc nhuộm được sử dụng cho một số xét nghiệm về chức năng thận và bàng quang có thể khiến nước tiểu có màu xanh lam. Hay bệnh tăng canxi máu lành tính mang tính chất gia đình, dạng rối loạn di truyền hiếm gặp cũng có khiến khiến nước tiểu màu xanh. Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas cũng khiến nước tiểu có màu xanh lá. Người uống thuốc Mictasol bleu điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có nước tiểu màu xanh lam. Nước tiểu màu nâu sẫm: thuốc trị sốt rét chloroquine và primaquine, thuốc kháng sinh metronidazole (Flagyl) và nitrofurantoin (Furadantin), thuốc nhuận tràng có chứa cascara hoặc senna, và methocarbamol – thuốc giãn cơ. Hoặc rối loạn gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu đục: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận

*

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?

Khám sức khỏe tổng quát: cùng với xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm những rối loạn đang xảy ra bên trong cơ thể, để tầm soát, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát mỗi năm một lần, riêng phụ nữ và nam giới từ 50 tuổi trở lên nên khám 2 lần/năm. Khám sức khỏe định kỳ: với người có bệnh nền, thai phụ… cần tuân thủ khám theo chỉ định, tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn tiến, quá trình của bệnh như thế nào, để kịp điều chỉnh thuốc, xây dựng chế độ dinh dưỡng, phác đồ điều trị phù hợp. Đi tiểu quá ít hoặc quá nhiều: cần xét nghiệm nồng độ nước tiểu để kiểm tra phản ứng của thận đối với khả năng nạp quá nhiều chất lỏng (nạp nước), uống quá ít chất lỏng (mất nước), một loại hormone làm cô đặc nước tiểu của bạn, hormon chống bài niệu (ADH). Ở một số người bị bệnh đái tháo nhạt trung ương liên quan đến tần suất đi tiểu nhiều hay ít. Nước tiểu khác lạ: nước tiểu liên tục có sự bất thường về màu sắc, mùi hoặc độ đặc… cần đi khám ngay. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), chẳng hạn như cảm giác muốn đi tiểu mạnh, dai dẳng và / hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc đến cơ sở chăm sóc khẩn cấp Chẩn đoán bệnh: kiểm tra nồng độ nước tiểu còn để tầm soát nguy cơ mất nước, mắc bệnh suy thận, suy tim, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Lưu ý trước khi thực hiện tổng phân tích nước tiểu?

Một số xét nghiệm nước tiểu cần nhịn đói từ 8 – 12 tiếng trước. Với những xét nghiệm không cần nhịn ăn (như xét nghiệm p
H) thì cũng tránh ăn uống một số thực phẩm có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu. Chia sẻ với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu bạn đang trong hành kinh (kỳ kinh nguyệt), thông báo cho bác sĩ biết vì máu kinh cũng như dịch tiết âm đạo có thể ảnh hưởng đến một số kết quả xét nghiệm phân tích nước tiểu. Rửa sạch tay, vệ sinh vùng kín khi lấy nước tiểu. Lấy nước tiểu giữa dòng, không lấy dòng nước đầu và cuối, tránh nguy cơ mẫu nước tiểu đưa đi xét nghiệm không bị sai lệch kết quả do nhiễm bẩn từ niệu đạo

*

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bao lâu có kết quả?

Ngay khi người bệnh gửi mẫu nước tiểu vừa lấy xong, nhân viên y tế ở các khoa phòng sẽ chuyển gấp mẫu nước tiểu về Trung tâm Xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm chỉ định mà kết quả có sớm hay trễ, nhưng trung bình khoảng 2 – 3 giờ sau đó.

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TP.HCM đạt chuẩn ISO 15189:2012, với đầy đủ máy móc, sinh phẩm hiện đại bậc nhất, nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, cùng với sự hỗ trợ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệp, giúp người bệnh an tâm xét nghiệm, sớm có kết quả chính xác, tầm soát và điều trị kịp thời.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu thường được thể hiện qua 10 thông số chính. Vậy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số là 10 thông số gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông số quan trọng trên qua bài viết dưới đây nhé!


Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số hiện nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Dưới đây là 10 thông số quan trọng bạn cần lưu ý khi được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu.

Chỉ số SG (Specific Gravity) phản ánh tỷ trọng nước tiểu

Chỉ số Specific Gravity chỉ ra được trọng lượng riêng của nước tiểu, chúng cho biết nước tiểu của bạn hiện đang loãng hay đặc, người bệnh đang uống nhiều nước hay bị thiếu nước.

Chỉ số SG bình thường sẽ ở trong khoảng 1.015 - 1.025.

Ngoài ra, chỉ số này giúp đánh giá bao quát một số bệnh lý như viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, bệnh về gan, tiểu đường,...


*
Chỉ số Specific Gravity chỉ ra được nước tiểu đang đặc hay loãng

Chỉ số LEU hay BLO (Leukocytes) thể hiện tế bào bạch cầu

Hai chỉ số này sẽ cho biết nước tiểu của bạn có đang chứa bạch cầu hay không. Đối với người bình thường, chỉ số LEU sẽ âm tính, nhưng nếu bị nhiễm trùng đường niệu thì tế bào bạch cầu sẽ có mặt trong nước tiểu.

Để xác định chính xác loại vi khuẩn nào đang gây bệnh viêm nhiễm đường tiểu, đặc biệt ở thai phụ thì cần phải dựa trên kết quả cấy nước tiểu để có thể đánh giá chính xác nhất.

Chỉ số Nitrit (NIT) trongxét nghiệm nước tiểu 10 thông số

Nitrit là một hợp chất do vi khuẩn sinh ra. Chỉ số NIT ở người bình thường là âm tính, bởi chỉ số này thể hiện gián tiếp sự có mặt của vi khuẩn đường niệu. E. Coli là vi khuẩn phổ biến thường gây nhiễm trùng đường niệu.

Xem thêm: Huy khánh cầu hôn hương giang idol, huy khánh bất ngờ quỳ gối cầu hôn maya

Chỉ số p
H phản ánh độ acid nước tiểu

Chỉ số p
H trong xét nghiệm nước tiểu dùng để đánh giá tính acid - bazơ của nước tiểu. Đây là một trong những thông số quan trọng trong xét nghiệm. Ở người bình thường, độ p
H sẽ nằm trong khoảng 4.6 - 8. Nếu p
H trong nước tiểu nhỏ hơn hoặc bằng 4 cho thấy nước tiểu đang có tính acid cao, ngược lại nếu cao hơn hoặc bằng 9 thì nước tiểu đang có tính bazơ mạnh.

Ngoài ra, chỉ số p
H trong nước tiểu bất thường còn cho thấy cơ thể đang đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn thận, suy thận, hẹp môn vị, tiểu đường, mất nước, tiêu chảy,…


*
Độ p
H trong nước tiểu bất thường cho thấy cơ thể đang gặp nguy cơ về bệnh thận

Chỉ số hồng cầu niệu BLD (Blood)

Chỉ số BLD ở người bình thường cũng là âm tính, nếu nó xuất hiện có nghĩa là cơ thể đang gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết bàng quang hay bướu thận, sỏi thận,… Khi thấy xuất hiện chỉ số này trong nước tiểu, cần dựa trên kết quả chẩn đoán của một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân chính gây xuất hiện máu trong nước tiểu như: thận, bàng quang, niệu đạo,…

Chỉ số PRO (Protein)

Protein thường sẽ không có mặt trong nước tiểu, sự xuất hiện của chúng cho thấy cơ thể đang gặp phải bệnh lý nào đó ở thận, có thể là nhiễm trùng đường tiểu hoặc một số bệnh lý khác gây tiểu ra máu.

Đặc biệt, chỉ số PRO được xem là khá quan trọng đối với xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai, nếu Protein xuất hiện trong nước tiểu của mẹ bầu sẽ cho thấy nguy cơ: Thiếu nước, tiền sản giật, tăng huyết áp, nhiễm trùng huyết,… Nếu Protein xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng albumin, mẹ bầu cần cẩn thận trước nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén hoặc đái tháo đường.

Chỉ số GLU (Glucose)

Chỉ số GLU sẽ dương tính đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, những bệnh nhân có vấn đề về ống thận, viêm tụy, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể xuất hiện chỉ số Glucose trong nước tiểu.

Trong các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường hoặc bệnh lý làm tăng GLU trong máu, phải kết hợp xem xét thêm một số triệu chứng và theo dõi trong thời gian dài.

Chỉ số ASC về cặn nước tiểu

Chỉ số ASC sẽ phản ánh tình trạng cặn có trong nước tiểu, ở người bình thường thì chỉ số ASC sẽ nằm trong khoảng 5 - 10mg/d
L hoặc 0.28 - 0.56 mmol/L.

Những người mắc các bệnh lý đường tiết niệu, viêm nhiễm thận, sỏi đường tiết niệu,… thì chỉ số ASC sẽ tăng.


*
Chỉ số ASC cho thấy trong nước tiểu có cặn hay không

Chỉ số KET (Keton)

Chỉ số KET là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu 10 thông số. Chỉ số KET ở người bình thường là 2.5 - 5mg/d
L hoặc 0.25 - 0.5 mmol/L (ở thai phụ thì chỉ số KET thường không có hoặc thấp hơn bình thường).

Chỉ số KET sẽ tăng cao ở những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt bệnh lý, người nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài hoặc áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate.

Nếu thai phụ có KET bất thường, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu và thai nhi đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, lao lực hoặc nghỉ ngơi không hợp lý. Vì vậy, để giảm KET trong nước tiểu, thai phụ nên được truyền dịch và dùng thuốc để kiểm soát.

Chỉ số UBG (Urobilinogen) trong

Chỉ số UBG thực ra là sản phẩm thoái hóa của bilirubin, ở người bình thường thì chỉ số UBG sẽ không có trong nước tiểu. Do đó nếu có sự xuất hiện của chúng chứng tỏ cơ thể đang bị viêm gan, xơ gan do virus, nhiễm khuẩn hoặc suy tim xung huyết có vàng da.

Trên đây làý nghĩa 10 chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả có thể có thêm kiến thức để đọc và hiểu rõ kết quả xét nghiệm nước tiểu của bản thân, từ đó có chế độ giữ gìn sức khoẻ phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.