Khi chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch là thứ không thể thiếu trong hồ sơ cá nhân, nghe có vẻ quen thuộc tuy nhiên nhiều bạn còn mắc sai sót không biết trình độ ghi đại học hay 12/12, đặc biệt là cách ghi trình độ văn hóa một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó nhiều người không phân biệt được trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Vậy trình độ văn hóa là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất.
Bạn đang xem: Văn hóa trên bìa hồ sơ là gì
Bạn đã biết cách ghi trình độ trong đơn xin việc?
Thực ra, chưa có khái niệm chính thức về trình độ văn hóa, nhiều định nghĩa cho rằng trình độ văn hóa là thuật ngữ dùng để chỉ cấp độ học tập của một cá nhân theo các bậc học phổ thông bao gồm tiểu học – trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hoặc một số giấy tờ, văn bản liên quan khác thường yêu cầu người thực hiện khai báo thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng cách hiểu trên chưa được đầy đủ do trình độ văn hóa nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn là trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của một cá nhân hay của một nhóm người, một xã hội, bao gồm cách sống và lối sống. Còn trình độ học vấn không thể hiện rằng người có trình độ học vấn cao chắc chắn có trình độ cao và người trình độ học vấn thấp thì trình độ văn hoá phải thấp.
Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn hoặc đánh đồng khái niệm dẫn đến hiểu sai nghĩa, trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch nên được thay thế bởi một từ khác phù hợp hơn như trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông…
Phân biệt trình độ văn hóa, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Phân biệt trình độ học vấn
1. Trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 về các cấp học và trình độ đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
– Giáo dục mầm non bao gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
– Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
– Giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
– Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó:
Giáo dục đại học: Trường trung cấp, dạy nghề hoặc Giáo dục hệ cao đẳng; Giáo dục đại học.Giáo dục sau đại học: Giáo dục cao học hoặc Nghiên cứu sinh.Sau khi hoàn thành cấp học, cá nhân sẽ được cấp bằng tốt nghiệp thể hiện việc hoàn thành chương trình học cũng như đạt đủ điều kiện để tốt nghiệp. Từ trình độ học vấn được thể hiện trên đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, CV nhà tuyển dụng có thể xác định trình độ của ứng viên.
Theo hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức mẫu HS02-VC/BNV được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV về khai thông tin trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông bằng cách ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Do đó, trong sơ yếu lý lịch hoặc bìa hồ sơ xin việc là trình độ học vấn theo các cấp độ học tập thuộc hệ đào tạo tương ứng.
2. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn
Phân biệt giữa các trình độ
Trình độ chuyên môn thường được ghi là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo hoặc bồi dưỡng tại thời điểm kê khai thông tin như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp… và thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Bên cạnh đó, những người có nhiều văn bằng đào tạo như bằng Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ và cả Tiến sĩ thì chỉ cần kê khai trình độ chuyên môn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Bạn đã biết cách ghi trình độ chưa?
Khai báo trong đơn xin việc, sơ yếu lý lịch hoặc các giấy tờ khác là việc làm cần thiết giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được trình độ của ứng viên nhằm làm căn cứ để ra quyết định tuyển dụng như xác định hệ số lương, nâng cao bậc học hoặc cấp học bổng, đào tạo,…
Về trình độ văn hóa / trình độ học vấn
Trình độ trong sơ yếu lý lịch thường nằm tạiPhầnI. Lịch sử bản thân, bao gồm “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn”, bắt buộc ứng viên phải điền đầy đủ và chính xác.
Ứng viên đã học qua cấp bậc học nào thì ghi chính xác vào mục “trình độ văn hóa” hoặc mục “trình độ học vấn” tương ứng. Cụ thể là ứng viên phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào… Tùy vào mục hiển thị trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch mà ứng viên sẽ có cách ghi phù hợp.
Lưu ý:
Ưu tiên ghi cấp bậc cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.Nếu sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc ghi trình độ thì ghi 11/12, 12/12… Nếu bạn vẫn đang học trung học phổ thông hoặc chưa hoàn thành khóa học, bằng cấp liên quan, các bạn vẫn có thể liệt kê cập nhật thời điểm hiện tại theo cấp học.Xem thêm: Danh Sách Tất Cả Pokémon Huyền Thoại Từ Điển Pokémon, Từ Điển Pokémon
Ví dụ:
Trình độ văn hoá 12/12, đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ giáo dục trung học phổ thông 12 năm.Trình độ văn hoá 10/12 đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ giáo dục trung học phổ thông 12 năm.Nếu sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc ghi trình độ học vấn thì ghi cấp 1, cấp 2, cấp 3 hoặc đại học. Ngoài ra, cần ghi cụ thể là hệ đào tạo chính quy hoặc trung cấp nghề,…Về trình độ chuyên môn
Trình độ trong sơ yếu lý lịch
Ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tính tại thời điểm kê khai và thuộc chuyên ngành đào tạo nào.
Ví dụ: Nếu trình độ chuyên môn cao nhất của bạn là tốt nghiệp đại học luật, chỉ cần ghi trình độ chuyên môn Cử nhân luật.
Một số lưu ý khi ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc và sơ yếu lý lịch
1. Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12?
2. Tốt nghiệp đại học nên ghi trình độ văn hóa như thế nào?
3. Trình độ trong sơ yếu lý lịch của viên chức ghi như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, mẫu HS02-VC/BNV ban hành có kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV đã hướng dẫn khai trình độ trong sơ yếu lý lịch đối với viên chức như sau: Trình độ giáo dục phổ thông – ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Kết luận
Trình độ là gì không còn là câu hỏi khó nữa
Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu trình độ văn hóa là gì, sự khác biệt trong cách ghi trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn cũng như trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Hãy chú ý trình bày trong đơn xin việc một cách chính xác và chỉn chu nhất để các nhà tuyển dụng nắm được những thông tin mà bạn đề cập đến cũng như đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.
TÌM VIỆC TỐT NGAY HÔM NAY
Trong một mẫu sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn bạn sẽ bắt buộc phải điền mục trình độ văn hóa. Vậy trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là gì? Ghi trình độ văn hóa như nào cho chuẩn? Cùng thibanglai.edu.vn thibanglai.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn với bài viết này, đồng thời chỉ ra một số sai sót bạn cần tránh khi điền mục này nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trình độ văn hóa là gì?
Văn hóa xưa nay vốn là một khái niệm cực kỳ rộng và không dễ để định nghĩa. Chính vì điều này mà chúng ta hiện tại vẫn có chưa có một khái niệm “trình độ văn hóa” thực sự cụ thể. Thời nay, người ta vẫn thường kết luận rằng trình độ văn hóa chính là trình độ học vấn, trình độ giáo dục phổ thông của mỗi người.
Trình độ văn hóa là gì?Nhìn chung, cách định nghĩa này còn tương đối phiến diện bởi người có trình độ học vấn cao chưa chắc đã là người có văn hóa. Ngược lại, người có trình độ học vấn thấp nhưng lại biết cách ứng xử chuẩn mực và lễ độ với người xung quanh thì người đó chính là một người có văn hóa trong mắt mọi người.
Tuy chưa hoàn hảo và đầy đủ nhưng cách hiểu trên vẫn là cách hiểu phổ biến nhất đối với khái niệm trình độ văn hóa. Vì vậy, người ta vẫn thường xuyên sử dụng định nghĩa này ở các lĩnh vực, đặc biệt là trong sơ yếu lý lịch, trong hồ sơ xin việc chúng ta vẫn dùng mỗi khi đi xin việc.
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm trình độ văn hóa, chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu cách viết các thông tin tại mục trình độ văn hóa ghi trong sơ yếu lý lịch nhé!
Cách điền mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Việc điền thông tin tại mục trình độ văn hóa trong đơn xin việc không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự chính xác cao, vì vậy bạn phải hết sức cẩn thận khi ghi các thông tin tại mục này. Dưới đây là cách viết đúng chuẩn nhất!
Đối với những người học hệ 10 năm và đã tốt nghiệp thì ghi “Lớp 10/10” Đối với những người học hệ 12 năm và đã tốt nghiệp thì ghi “Lớp 12/12” Cách điền mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịchHệ 10 năm và hệ 12 năm khác biệt thế nào thì chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ngay sau đây. Trước năm 1981, hệ thống giáo dục chung của nước ta là hệ 10 năm. Tuy nhiên, sau 1981 thì Nhà nước ta đã ban hành Quyết định 135/CP, quyết định đổi hệ 10 năm thành hệ 12 năm và áp dụng cho tới tận thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, ở mục trình độ chuyên môn thì bạn hãy ghi vào giấy trình độ chuyên môn hiện tại của bạn, ví dụ như: Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ…
Sai lầm thường gặp khi viết sơ yếu lý lịch
Mục trình độ văn hóa đại học trong sơ yếu lý lịch hay các mục khác đều không khó viết nhưng không ít người vẫn mắc phải những sai lầm không đáng có. Vì vậy, chúng tôi sẽ liệt kê ra các lỗi hay gặp phải khi viết sơ yếu lý lịch và cách điền đúng.
Sai lầm thường gặp khi viết sơ yếu lý lịch Trình độ văn hóa: Nhiều người thường ghi vào mục trình độ văn hóa trong đơn xin việc là “Đại học”, “Cao đẳng”… Đó là cách ghi hoàn toàn sai. Theo như Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC, trình độ văn hóa chỉ có các cấp độ sau: “Mù chữ” – “Tiểu học” – “Trung học cơ sở”- “Trung học phổ thông”. Vì vậy, bạn phải ghi là trình độ 12/12 hoặc 10/10 như phần hướng dẫn ở phía trên. Nơi cư trú: Nơi cư trú nói chung thì có thể là tạm trú hay thường trú đều được, bạn có thể ghi 1 trong 2 đều được. Những người nói nơi cư trú bắt buộc phải là nơi thường trú thì đó là thông tin sai lệch. Nơi thường trú: Hãy nhớ rằng địa chỉ nơi bạn sống phải đảm bảo đủ các yếu tố: sinh sống thường xuyên và ổn định, không có thời hạn và đã đăng ký hộ khẩu. Bạn tuyệt đối đừng ghi nhầm địa chỉ tạm trú vào phần này. Nguyên quán: Đây cũng là một mục dễ gây nhầm lẫn cho người viết. Nếu bạn ghi quê hương của bạn vào mục này thì đó là một sai lầm bởi vì nguyên quán là quê quán của cha/mẹ bạn hoặc là quê quán ghi trong giấy đăng ký khai sinh của bạn.Trên đây là bài viết tổng hợp của thibanglai.edu.vn về mục trình độ văn hóa sơ yếu lý lịch. Hi vọng bạn sẽ đọc nó và ghi nhớ thật kỹ những thông tin này để không bao giờ mắc sai lầm khi viết sơ yếu lý lịch nữa.
Tham khảo: Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật chuẩn nhất hiện nay