Một số mô hình kệ nuôi cá betta trong chai nhựa hay nhất, một số mô hình kệ nuôi cá betta

Cá Betta là loài cá cảnh thuộc trong số những loài phùng xòe (Flaring) mạnh mẽ, khi đó chúng sẽ trở nên xinh đẹp và hoàn hảo nhất. Đó cũng là lý do tại sao cá Betta được rất nhiều người nuôi. Nhưng do bản tính bảo vệ lãnh thổ nên chúng rất hung dữ và mỗi con Betta chỉ nên nuôi trong những lọ riêng. Giai đoạn cách ly này rất cần thiết, giúp cá trống phát triển bản năng bảo vệ lãnh thổ và phô bày hết vẻ đẹp vốn dĩ của chúng.

Bạn đang xem: Nuôi cá betta trong chai

Người chơi thường gọi nôm na là “Form cá”, một dạng biệt dưỡng cho mục đích thẩm mỹ. Quá trình thường kéo dài từ vài tuần đến cả tháng tùy mỗi người. Phần lớn công sức đều đổ vào việc thay và duy trì chất lượng nước. Vấn đề là mỗi bầy cá thường có vài chục đến vài trăm cá trống. Và bạn thường ép vài bầy cùng lúc. Với quy mô trang trại, số lượng cá cần Form vào một thời điểm sẽ lớn hơn rất nhiều. Việc tối ưu hóa công đoạn này là hết sức cần thiết.

Tóm tắt quá trình

Qua quá trình phát triển của thú chơi, chúng ta chứng kiến đủ mọi cách thức form cá khác nhau mà con người có thể nghĩ ra. Theo chúng tôi, chúng có thể được chia thành hai cách thay nước: thủ công và bán tự động. Cách đầu được áp dụng rộng rãi. Dĩ nhiên, kiểu thay nước từng lọ là miễn bàn, ở đây chúng ta chỉ nói đến các cải tiến để tăng hiệu suất công việc. Nhiều năm trước khi đến thăm Thái Lan, Dr. Gene Lucas (2004) mô tả hoạt động nuôi cá betta đại trà trong chai rượu. Người ta chế tạo một bộ khung có thể nạp và xả nước cho khoảng hai mươi chai một lần mỗi khi dốc ngược khung. Hoạt động này vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Tim Arndt (2005) chế tạo bàn nuôi cá betta đơn giản với các chai nhựa dựng ngược đầu. Mỗi chai đều có một cục chặn có thể rút ra gắn lại dễ dàng để xả cặn bã đọng ở cổ chai một cách nhanh chóng. Vài năm gần đây, có một video mô tả cách form cá bằng bịch plastic (dường như xuất phát từ Indonesia mà chúng tôi từng xem qua nhưng không lưu nguồn). Phân được làm sạch dễ dàng bằng ống hút. Thao tác vận dụng nguyên tắc bình thông nhau và lực mao dẫn. Theo hướng này, bạn cũng có thể dùng dụng cụ tự chế để có lực hút mạnh hơn.

*
Mô hình Form cá của Indonesia.(A) Bịch plastic được treo ngả về phía trước, cặn bã tự dồn vào một góc.(B) Đầu ống hút được đưa đến vị trí này, ngón tay bịt đầu kia, mực nước trong ống không cân bằng với bên ngoài vì áp lực của cột khí bên trong.(C) Nhả ngón tay để cặn bã chạy vào ống hút nhờ nguyên tắc bình thông nhau.(D) Bịt đầu kia lại và nhấc ống ra ngoài (cột nước được giữ bên trong nhờ lực mao dẫn & áp suất không khí cân bằng với trọng lực), rồi nhả ngón tay để xả cặn trong ống. Đây là một ví dụ rất thú vị về việc áp dụng kiến thức vật lý vào nuôi dưỡng cá betta.

Còn các nhà lai tạo nội địa?

Trước đây, chúng tôi nghe nói có thành viên diễn đàn sử dụng một dụng cụ như cái nêm với kích cỡ tương đương lọ nhựa mà khi nhấn vào thì phân sẽ tự động tràn ra ngoài theo nước. Sau này, có kiến trúc sư thiết kế hồ trưng bày với ý tưởng phân tụ ở đáy, rồi khi bạn châm nước thì phân cá sẽ tự động tràn ra khay hay ống thoát được bố trí ở phía sau. Chúng tôi được cho xem bản demo. Anh cho biết đã làm khuôn và có khách nước ngoài đặt hàng. Rồi lại có một thiết kế hai ngăn mà phần sau là bộ lọc khí nhằm duy trì chất lượng nước trong thời gian lâu nhất có thể. Và cách xả tràn mà theo đó, bình 5 lít được rạch khe đủ nhỏ để cá không lọt qua. Khi nước mới được châm vào, nước cũ và phân sẽ theo khe chảy ra ngoài. Nhưng ấn tượng hơn cả là dàn treo chai nhựa với đầu nối và ống dẫn mà chúng tôi được chứng kiến ở cửa hàng Betta Sales. Mọi khách hàng đều có thể tham quan và học hỏi. Giờ đây, thay nước đơn giản chỉ còn là việc nối ống và đóng mở van. Một bước tiến đáng kể so với ý tưởng ban đầu của Tim Arndt.

*
Kệ Form cá của Betta Sales.(A) Dàn treo với các chai lộn ngược.(B) Các van nước và vòi xả.(C) Cận cảnh đáy cắt và móc treo.(D) Cận cảnh đấu nối từ chai sang ống dẫn.

Hệ thống bán tự động hay nhỏ giọt (Drip system) được phát minh và ứng dụng rộng rãi ở phương Tây. Nó là hệ thống tuần hoàn với máy bơm và thùng lọc. Vì cá betta không chịu được dòng chảy mạnh nên từng lọ đều có van điều chỉnh theo chế độ nhỏ giọt. Nhược điểm của nó là dễ lây lan bệnh (một khi phát sinh) nên cần được giám sát kỹ. Người chơi cá Việt Nam dường như không chuộng hệ thống này, chúng tôi chưa thấy ai sử dụng. Nguyên nhân chính có lẽ vì việc tự lắp đặt khá khó khăn, trong khi sản phẩm chưa được thương mại hóa. Ngoài ra, còn có một phiên bản thu nhỏ với hơn chục ngăn mà khả năng lọc là chưa biết vì thể tích ngăn lọc hạn chế (7). Tác giả kỳ vọng tạo ra dòng chảy ở đáy để lùa phân và cặn về một góc. Ngoài ra dòng chảy nhẹ cũng phù hợp cho việc form cá đuôi tưa, nhằm tạo ra các tia vây đều tăm tắp.

*
Sơ đồ nguyên lý bộ lọc kệ hồ cá nhỏ giọt.

Kệ cải tiến

Chúng tôi vô cùng ấn tượng khi lần đầu chứng kiến kệ form cá hay dàn treo chai nhựa của Betta Sales. Các hàng lọ đều tăm tắp, móc treo được cắt uốn khéo léo, chủ nhân giải thích tận tình. Sự kiện làm thay đổi quan điểm của chúng tôi, vốn luôn cho rằng hệ thống hiệu quả nhất là lọc nhỏ giọt (Drip system) mà châu Âu ưa chuộng. Đây chính là loại kệ đơn giản và hiệu quả mà mọi người nên sử dụng để tối ưu hóa công đoạn form cá của mình.

*
Kệ nuôi cá Betta cải tiến.

Thiết kế gốc bao gồm các hàng ống dẫn với van hai đầu để khóa giữ mực nước. Phía đuôi là cột điều áp giúp nước thoát nhanh hơn khi xả. Việc cấp và thoát nước sử dụng chung một đầu ống. Hàng chai được treo ngược đầu trên thanh sắt V, bắt sát tường. Nắp chai nối với ống dẫn ф21 qua các đầu và ống nối đường kính khoảng 5 mm (“thông thủy” khoảng 3 mm). Đây là loại đầu nối gắn vào ống sục khí, dùng trong chăn nuôi thủy sản. Nghe nói có người thay đầu nối này bằng ống ф21 đầu bịt lưới để xả nước nhanh hơn (việc lắp đặt sẽ khó khăn hơn).

Xem thêm: 3 Cách Nạp Tiền Vào Sim 3G Cho Ipad Không Cần Tháo Sim 3G, Hướng Dẫn Nạp Tiền Và Kiểm Tra Tài Khoản Cho Ipad

Với mục đích tương tự, chúng tôi tìm kiếm loại đấu nối tiết diện lớn hơn, điều dẫn dắt chúng tôi tìm hiểu thiết bị tưới với khởi thủy, ron cao su và ống PE. Rồi chúng tôi phát hiện kiểu đấu nối đơn giản chỉ với ron cao su và ống PE, phù hợp với nhu cầu của mình. Nhưng ba năm trước, việc khan hiếm linh kiện khiến dự án bị đình trệ dẫu các thanh treo đã lắp đặt xong. Những bầy lai thử nghiệm gần đây làm nảy sinh nhu cầu form và theo dõi cặn kẽ từng cá thể, thúc đẩy chúng tôi hoàn thành dự án này.

Theo dự tính, ống nối PE 8 mm, ron cao su 10 mm (adapter/rubber grommet) và ống dẫn ф27 được sử dụng. Phần “thông thủy” dự kiến khoảng 6 mm, gấp đôi thiết kế cũ nhưng vẫn đủ nhỏ để cá không lọt qua. Chúng tôi cũng tách riêng các đầu cấp và thoát nước nhằm bổ sung chế độ rửa ống, loại bỏ cặn bã tồn đọng trong quá trình xả.

Hướng dẫn làm và lắp đặt kệ nuôi cá Betta cải tiến

*
*

Ngoài ra, cần chuẩn bị những dụng cụ thi công như máy khoan, bộ mũi khoan, cưa, mũi hàn, dao rọc giấy (cắt chai, ống PE), dao mũi nhọn…

Lắp đặt

Đánh dấu vị trí khoan bằng bút lông, dùng mũi hàn châm lỗ, khoan mồi bằng các mũi khoan cỡ nhỏ (2 mm, 6 mm) trước mũi cuối (10 mm). Nhớ làm sạch ba dớ trong ống dẫn sau khi khoan bằng dao mũi nhọn. Bạn cũng cần chút kỹ năng để lắp đặt dàn ống, chẳng hạn gắn thử và đánh dấu vị trí trước khi dán cố định. Sau đó dùng dây rút buộc chặt dàn ống vào thanh treo.

Đánh dấu vùng cắt đáy và vị trí châm lỗ trên chai PET bằng bút lông. Dùng dao rọc giấy để cắt phần đánh dấu, phần đáy dày dùng cưa sắt hay dao hơ nóng. Châm lỗ bằng mũi hàn. Khoan nắp theo cách tương tự như ống dẫn. Đoạn ống PE được cắt vát để dễ luồn vào ron cao su. Dùng dây rút cột hờ chai lên thanh treo và cân chỉnh ống nối. Khi đã vừa ý, siết dây để cột cố định.

*
Lắp đặt kệ Form cá.

Vấn đề khác

Ngăn lọ: Hai trống có thể sừng suốt ngày. Bạn cần bố trí các chai thiệt sát để có thể chèn tấm bìa hay nhựa cứng vào giữa, hoặc bố trí trống mái xen kẽ. Thiết kế phải cho phép xê dịch các chai ở một mức độ nhất định. Thanh treo inox và dây rút phù hợp cho mục đích này. Bằng không, sử dụng tấm ngăn có móc treo.Thức ăn: Loại chìm như bo bo đông lạnh là chống chỉ định. Cám viên nổi dành cho cá phù hợp nhất. Cần bỏ chút thời gian để tập cho cá ăn viên (bỏ đói thì thứ gì cũng ăn).
Loại cámKích cỡThành phầnQuy cáchGhi chú
Skretting Micro 800.8 mm42% đạmBịch 1 kgDành cho cá betta cỡ vừa đến lớn, cá nuôi bầy, tương đương với Inve NRD 5/8, tỷ lệ chìm khá cao, có tiệm bán lẻ từng ký
Skretting Micro 1001 mm42% đạmBịch 1 kgDành cho cá rất lớn như cá cờ
Cargill 74141 mm40% đạmBao 25 kgDành cho cá rất lớn như cá cờ, có tiệm bán lẻ từng ký
Inve NRD1/2 (0.1-0.2 mm), 2/3 (0.2-0.3 mm), 3/5 (0.3-0.5 mm) và 5/8 (0.5-0.8 mm)>55% đạmBịch 1 kgBán lẻ tùy tiệm (50-500 g), có cỡ rất nhỏ cho cá con, nhưng đắt tiền

Hàm lượng đạm 40-42% của thức ăn công nghiệp là tối ưu cho sự phát triển của cá. Cargill 7404 là bột cám chìm (tương tự Tomboy TB0), không phù hợp để nuôi cá betta. Cargill 7414 khá to và nở trong nước nên vừa miệng cá lớn như cá cờ và Giant Betta trưởng thành. Skretting Micro 80 có tỷ lệ viên chìm cao (Skretting là công ty mẹ của Tom
Boy) nhưng rất vừa miệng cá con. So sánh ở cùng kích cỡ, cá betta ăn cám tốt hơn cá cờ. Cám thường nở trong nước, theo kinh nghiệm Cargill nở mạnh nhất, sau đó đến Skretting và cuối cùng là Inve. Độ nở có thể khiến những con ăn tham bị chết dẫu trường hợp này khá hiếm. Lưu ý tập cho cá quen với thức ăn viên, cho từng ít một, hơi thiếu sẽ tốt hơn thừa, thức ăn dư sẽ làm hư nước.

Nước: Bằng việc hòa nước lá bàng với liều lượng vừa đủ, bạn có thể nuôi cá được rất lâu mà không cần phải thay nước. Tảo bùng phát do nước dơ, ánh sáng và nhiệt độ cao. Tảo dường như là dấu hiệu của bệnh tật, cá thường đổ bệnh một khi tảo xuất hiện. Nước lá bàng khắc chế tảo rất hiệu quả, cho dù xuất hiện nó cũng rất yếu ớt. Không nên thả bèo tai chuột và lá bàng trực tiếp vào chai vì cặn bã có thể làm tắc ống.

*
Bạn cần tránh nuôi cá betta trong những bể bé như trên

Nếu bể bạn định nuôi cá quá nhỏ thì bạn có lẽ cần phải chuẩn bị một bể cá mới. Nhiều người lầm tưởng họ có thể nuôi cá betta trong bể cá bé. Đúng thật là cá betta rất khỏe và có thể sống trong những môi trường bé, nghèo oxy. 

Tuy vậy, bạn cũng nên nuôi cá trong những bể cá tầm khoảng 10 lít nước trở lên, càng to thì càng tốt. 

Lý do là bởi với bể bé thì bạn cần phải thay nước liên tục để dọn dẹp phân cá và các chất độc hại tích tụ trong bể. Thường là bạn sẽ phải thay nước mỗi ngày! Khi cho cá ăn nhiều thì cá cũng thải nhiều. Lượng thức ăn thừa và phân cá tích lại dưới đáy bể lâu dần có thể làm tích tụ ammonia, nitrite,.. Lâu dần có thể khiến cho cá bị bệnh thậm chí là chết. Với bể cá to thì bạn đỡ phải thay nước nhiều và chăm sóc bể thường xuyên. 

Thứ hai là bể cá to sẽ giúp bạn có nhiều không gian hơn để trồng cây, thêm đồ trang trí,… Cá betta là loài cá có tính cách thú vị, chúng rất thích bơi khắp bể để khám phá. Nếu bạn nuôi chúng trong những bể quá bé thì cá sẽ nhanh bị chán. Khi đó cá betta có thể sẽ dành hầu hết thời gian chỉ nằm im hoặc bơi lờ đờ trong bể. Nếu nuôi trong bể bé thì ta sẽ không thể nhìn thấy cá bơi lội được. Suy cho cùng, mục đích khi nuôi cá là để ngắm đúng không?

Thêm nữa là cá betta thích nhảy và chúng có thể nhảy ra khỏi bể để bắt mồi. Vậy nên nhiều khi chúng sẽ chết nếu người nuôi không kịp để ý. Đó là lý do, nếu có thể thì bạn hãy có nắp để đậy bể. Hoặc ít nhất thì bạn hãy trồng thêm các loại cây trên mặt nước như là bèo rễ đỏ, bèo nhật,…

Cách thả cá betta khi mới mua về

Thả cá mới mua về bể luôn có thể khiến cho cá bị stress hoặc thậm chí là chết!

Khi mua cá betta về thì có lẽ cá cũng đã bị stress một ít do quá trình vận chuyển rồi. Vậy nên bạn cần phải giúp chúng cảm thấy thoải mái nhất càng tốt. 

Khi thả cá betta mới mua thì bạn cần phải cho chúng làm quen với môi trường nước bể cá trong nhà trước đã. Quá trình làm quen nước càng từ tốn, chậm rãi thì càng tốt. Cách làm khá đơn giản, bạn có thể áp dụng cho cá betta cũng như với tất cả các loài cá hoặc tép khác. Bước làm như sau:

Cách 1: Thả nổi túi

Các thả nổi túi là cách giúp cá betta không bị sốc nước đơn giản và thông dụng nhất bởi nó không yêu cầu dụng cụ hoặc kiến thức đặc biệt nào cả. Bạn chỉ cần làm theo các bước: 

Không mở túi và thả nổi trong bể trong vòng 15 phút đến nửa tiếng. Làm vậy để giúp nhiệt độ nước trong túi và nhiệt độ nước bể cân bằng.Cho nước vào trong túi – Bạn có thể cho thêm nước bể vào trong túi bằng cách cắt một lỗ nhỏ hoặc mở chun buộc ra và đổ nước bể vào bên trong. Bạn chỉ nên đổ từng chút một và lặp lại sau 5 phút cho đến khi lượng nước trong túi tăng gấp đôi.Chờ và ngâm túi trong bể thêm 15-30 phút. Làm vậy sẽ giúp cá betta thích nghi dần dần với môi trường nước trong bể. Nếu cá không có biểu hiện sốc nước thì hãy mở túi và vớt cá bằng vợt nhỏ sau đó đặt chúng từ từ xuống bể. 

Cách 2: Sử dụng xô nước

Sử dụng xô nước sẽ giúp bạn cho cá làm quen với nước bể chính xác và an toàn hơn. Tuy vậy phương pháp này sẽ tốn sức hơn một tẹo. 

Chuẩn bị một xô hoặc chậu đủ lớn.Cho cá vào bên trong xô một cách nhẹ nhàng để tránh cá bị stress. Bạn nên cho hết cả cá và nước trong túi vào xô.Bắt đầu cho nước từ bể chính vào xô. Bạn chỉ nên cho 25% nước trong xô một lần mỗi 5 phút, lặp lại quá trình cho đến khi nước trong chậu hoặc xô tăng gấp đôi.Bạn có thể đợi 30 phút đến 2 tiếng rồi sau đó dùng vợt để vớt cá và nhẹ nhàng cho vào bể chính.

Lọc cho bể nuôi cá

Bạn nên sử dụng lọc cho bể cá betta để giúp cho chất lượng nước luôn sạch. Từ đó cũng giúp bạn đỡ phải thay nước bể nuôi cá quá thường xuyên. Loại lọc tốt nhất cho bể nuôi betta là loại lọc không tạo quá nhiều dòng chảy nhưng lưu lượng đủ để lọc toàn bộ nước bể vài lần trong một tiếng. Có hai loại lọc phù hợp đó là lọc thác (link lazada) hoặc lọc vi sinh (link lazada) nếu bể của bạn từ 30 lít trở xuống. 

Trong tự nhiên, cá betta sống trong những khu vực nước nông, chảy chậm. Mặc dù cá có vây to nhưng chúng chủ yếu để trang trí, cá betta không thể bơi nhanh được. Vậy nên nếu lọc có dòng chảy quá mạnh có thể khiến cho cá bị kiệt sức. 

Cá betta ăn gì?

Cá betta có thể coi là một loài cá săn mồi ngoài tự nhiên. Thực đơn chính của chúng nên phải giàu protein như là artemia hoặc trùn chỉ, trùn huyết. Chế độ ăn tốt nhất cho cá phải là chế độ ăn mô phỏng thức ăn ngoài tự nhiên của chúng tốt nhất. Tức là bạn phải cho cá betta ăn nhiều loại đồ ăn đông lạnh và tươi sống. Nếu không có điều kiện cho cá ăn đồ ăn đông lạnh thì bạn có thể thử sử dụng artemia sấy khô (link lazada).

Bạn vẫn có thể cho chúng ăn các loại đồ ăn khô như các loại cá thủy sinh khác, tuy nhiên bạn vẫn phải cho chúng ăn đồ ăn đông lạnh, tươi sống. Làm vậy có thể giúp cá sống khỏe và lên màu đẹp. 

Mới mua cá betta về có nên cho chúng ăn không?

Mình hiểu là lúc mới mua cá về bạn sẽ rất nóng lòng để cho chúng ăn. Tuy nhiên, khi cá betta mới được thả vào bể thì có thể chúng đang bị stress. Cho cá ăn lúc này có thể khiến cá gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. 

Bạn nên tránh cho cá betta ăn khi chúng vừa mới được thả vào bể, ít nhất là vài tiếng. Đôi khi cá mới mua về sẽ không ăn. Trước khi cho cá ăn thì bạn có thể thả một tí tẹo thức ăn xuống bể để thử trước. Nếu cá không ăn thì bạn hãy đợi qua một ngày và thử lại. 

Nên bao lâu thay nước cho cá một lần

Thay quá nhiều nước một lần có thể làm cho bể bị mất cân bằng hoặc thậm chí là làm cá betta bị sốc. Bạn chỉ cần thay 10-15% lượng nước bể một tuần một lần là đủ. Đó là trong trường hợp bạn nuôi cá betta trong bể từ 10 lít trở lên và có hệ thống lọc đầy đủ. 

Cá betta có cần oxy không?

Cá betta không cần sủi oxy. Thực chất là cá betta còn không sống tốt nếu bạn sử dụng sủi oxy quá mạnh. Trong tự nhiên chúng đã quen sống trong các khu vực nghèo oxy và có nước tù. Bạn chỉ cần đảm bảo bể đủ rộng và có bộ lọc tốt là có thể cung cấp được lượng oxy cho cá cần rồi. 

Cá betta có cần ánh sáng không?

Cá betta cần nhiều ánh sáng vào ban ngày và cũng cần khoảng thời gian bể tối để chúng ngủ. Bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo nếu muốn. Tuy nhiên, ánh sáng từ mặt trời sẽ khá khó để kiểm soát và sẽ dẫn đến vấn đề về rêu hại. 

Đèn thủy sinh tốt cùng chế độ hẹn giờ có thể giúp cho cá có ánh sáng vào ban ngày. Đồng thời chu trình chiếu sáng và tắt đèn đều đặn cũng giúp cho cá có thể thoải mái và có thời gian hoạt động, nghỉ ngơi tốt hơn. Bạn có thể mua những loại đèn thủy sinh bình thường và mua thêm một ổ cắm hẹn giờ để có thể đỡ phải mất công bật và chỉnh đèn. 

Cá betta có ăn cám không?

Cá betta thường sẽ ăn cám dành cho các loại cá khác. Tuy nhiên, chúng là loài cá có tính cách thú vị, mỗi một con cá sẽ có tích cách khác nhau. Vậy đương nhiên là cũng sẽ có những con cá betta kén ăn hơn, chúng đôi khi sẽ từ chối ăn cám hay các loại thức ăn khô khác. Trường hợp này có thể xảy ra nếu bạn cho chúng ăn nhiều thức ăn chất lượng tốt như là artemia, trùn chỉ, trùn huyết,… 

Cá betta mới mua về không chịu ăn

Đầu tiên, bạn không nên cho cá ăn khi mới mua cá về. Lúc này cá nhiều khi vẫn bị stress và có thể bỏ ăn. Cá betta sẽ không ăn cho đến khi chúng cảm thấy ổn và bắt đầu quen với môi trường nước mới. Thông thường thì cách để cho cá đỡ stress bạn chỉ còn cách chờ mà thôi. Trong lúc này bạn có thêm sủi oxy nhẹ vào nước để cho cá cảm thấy thoải mái hơn. Khi cá bị stress, hệ hô hấp của chúng sẽ không hoạt động hiệu quả và cá có thể gặp khó khăn trong việc lấy oxy trong nước. 

Ngoài ra, cá có thể bị stress do chất lượng nước bể nuôi của bạn không được tốt. Có thể là do nước máy chưa được khử clo. Trong trường hợp này thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc xử lý độc trong nước như là Multi Detox hoặc API Stress Coat.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.