Tượng Đức Mẹ Ban Ơn được rất nhiều gia đình lựa chọn để đặt trên Bàn Thờ Chúa của gia đình mình, nhưng bạn đã biết nguồn gốc và ý nghĩa của bức tượng này chưa? Hãy cùng tactuongda.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của Tượng Đức Mẹ Ban Ơn
Nguồn gốc của tượng Đức mẹ Ban Ơn
Tượng Đức Mẹ Ban Ơn còn được biết đến và gọi với nhiều tên khác như tượng Đức Mẹ rảy phép lạ, Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là hình ảnh của đức mẹ trên tấm huy chương với đầy long sùng kính và biết ơn của những người con dân công giáo.
Trong nhà nguyện lúc này ngập tràn ánh sáng. Catarina nghe được tiếng Đức Mẹ nói “ Thiên Chúa muốn ban cho con một sứ mệnh, con sẽ bị người ta chống đối, nhưng chớ sợ hãi vì con sẽ được ân sủng. Hãy đến nói với cha linh hướng của con về mọi chuyện xảy ra với con, về thời buổi của quỷ dữ ở Pháp và trên Thế giới”.
Như vậy, Tượng Đức Mẹ có nguồn gốc từ việc thánh nữ Catarina Laboure báo cáo rằng đã nhìn thấy Đức Mẹ Maria và Mẹ đã vẽ mẫu hình ảnh chính mình trên một tấm huy chương. Sau này, các tín đồ công giáo đã lưu truyền lại và chuyển đổi thành tượng Mẹ Ban Ơn.
Tượng Đức Mẹ Ban Ơn
Ý nghĩa của tượng Đức mẹ Ban Ơn
Tượng Đức Mẹ ban ơn luôn được tôn kính khắp nơi trên thế giới. Nơi nào thiếu bình an, khó khăn cầu xin Mẹ Maria, Mẹ luôn phù hộ và ở cùng. Mẹ là Eva mới vâng phục thánh ý của Thiên Chúa.
Đức Mẹ như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho những đứa con lầm đường trở về. Người là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của muôn loài. Với tấm lòng nhân hậu, bao dung tất cả. Mẹ ban ơn an lành, bảo bọc cho những đứa con của mình, mẹ lắng nghe, sẻ chia những sự thương khó thế gian.
Chính vì thế, nhiều người đặt tượng Mẹ trong nhà để thờ, tưởng nhớ, thể hiện sự biết ơn, tôn kính đối với bậc từ mẫu của nhân loại với mong muốn được mẹ che chở, bảo bọc, bình an và hạnh phúc cho gia đình. Trưng bày tượng Mẹ Ban Ơn trong nhà còn giúp cho mọi thành viên trong gia đình luôn lấy Mẹ làm tấm gương để noi theo sống vị tha, bao dung, biết cảm thông, chia sẻ để nhận lại những điều tốt đẹp nhất.
Hình ảnh tượng Đức Mẹ Ban Ơn trên đầu có đội triều thiên vàng. Bên ngoài được khoác một lớp áo choàng màu thanh thiên phủ trên lớp áo trắng ngà. Đức Mẹ đứng trên chiếc bệ vững chắc thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm. Đôi mắt của Đức Mẹ Ban ơn thể hiện ánh nhìn trìu mến phủ rộng khắp nơi. Đôi tay của Đức Mẹ dang rộng ban phát tình thương, ban phát sự tốt lành. Mang đến niềm vui, may mắn cho tất cả mọi người.
Chính vì lẽ đó mà nhiều người thờ tượng Mẹ để hàng ngày hành lễ, thể hiện sự tin yêu, lòng thành kính.
Vị trí đặt tượng Đức mẹ Ban Ơn
Với những công dân theo đạo tôn giáo, tượng Đức Mẹ Ban Ơn có ý nghĩa và giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng với các con dân. Vì thế những bức tượng sẽ được đặt ở trên cao, nơi tôn nghiêm và trang trọng nhất của không gian ngôi nhà.
Với những không gian bên ngoài như sân vườn thì tượng cũng sẽ được đặt trong một cấu trúc tổng thể được bao quanh bởi non nước, hang đá,… và một số vật dụng đạo công giáo khác.
Tượng cũng thường được đặt trong xe với mong muốn được Mẹ cầu phúc, bình an trong những chặng đường.
Nhiều người còn trưng bày trong phòng làm việc, phòng khách để mang may mắn và được Đức Mẹ bảo vệ trong cuộc sống.
Cuối cùng không thể thiếu được những bức tượng Mẹ trong những nhà thờ trang nghiêm và tinh xảo.
Tượng Đức Mẹ Ban Ơn thường được trưng bày cùng với tượng Chúa Giêsu và thánh Giuse, khi trưng bày như thế thì cần chú ý tượng Chúa phải được đặt ở trung tâm, sau đó tượng Mẹ và tượng thánh Giuse được đặt ở hai bên, trường hợp trưng bày cùng với tượng các thánh khác thì tượng các thánh được xếp xung quanh.
Nơi hành hương Đức Mẹ Ban Ơn
Tại Việt Nam, giáo dân đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ: nhiều Thánh đường dâng kính Đức Mẹ, nhiều hội đoàn nhận Đức Mẹ là Quan Thày, nhiều địa điển hành hương với những Đại hội mừng kính Mẹ long trọng và hân hoan…
Dưới đây là một vài địa điểm Hành Hương nổi tiếng kính Đức Mẹ tại Việt Nam:
Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang
– Địa điểm: La Vang thuộc làng Cổ Vưu, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Tổng Giáo Phận Huế.
Biểu tượng Đức Mẹ La Vang: bồng Chúa Hài Đồng, mặc áo dài truyền thống Việt Nam.
La Vang trở thành Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc và cứ 3 năm một lần Đại Hội Hành hương thường tổ chức vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời.
– Địa điểm: Nhà thờ kính Đức Mẹ xây trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Giáo phận Đà Nẵng. Trà Kiệu là cố đô của người Chiêm Thành xưa.
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao
– Địa điểm: Tà Pao thuộc xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, Giáo Phận Phan Thiết.
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao
Từ xa xưa, con người đã thờ phượng Đức Mẹ Ban Ơn bằng rất nhiều ảnh tượng với các chất liệu khác nhau như bằng tranh, giấy, gỗ,… tuy nhiên đó đều là những chất liệu rất dễ ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu. Hiểu được vấn đề đó, tactuongda.com mang đến cho quý khách hàng các sản phẩm từ đá tuyệt vời nhất.
Cuối đệ nhị thế chiến (1939-1945) Ba Lan bị hồng quân Nga chiếm đóng. Sau khi thủ đô Varsava thất thủ, hồng quân Nga tiến chiếm thành phố Plock nằm cạnh dòng sông Wisla. Chỉ trong vòng ba ngày đầu, có không biết bao nhiêu nạn nhân thuộc cả hai phía. Bệnh viện chật ních những người bị thương. Dụng cụ y tế và thuốc men trong thời chiến đã khan hiếm giờ đây càng khan hiếm hơn. Tình cảnh đau thương đặt các bác sĩ và y tá Ba Lan trước một chọn lựa xé lòng: “Trường hợp thiếu thuốc, giữa một người Nga và một người Ba Lan, ai sẽ là kẻ bị hy sinh??”Sau đây là câu chuyện của cô y tá Hania phục vụ hai người cùng bị bệnh phong đòn gánh. Yanek, thanh niên trẻ tuổi Ba Lan và Piotr Ivanovitch, binh sĩ Nga trạc tứ tuần.Cả hai được đưa vào phòng nhỏ ở cuối hành lang. Cứ mỗi lần lên cơn, trông hai con bệnh vô cùng thảm hại. Buổi chiều hôm trước, bác sĩ trưởng phòng Chmiel dõng dạc tuyên bố với đoàn y tá: “Kho thuốc của nhà thương gần như bị cạn. Các cô hãy tự xoay xở lấy. Đôi khi để nâng cao tinh thần người bệnh, chỉ cần tiêm nước biển cũng đủ!” Cô Hania giật nẩy mình khi nghe bác sĩ nói thế. Cô kéo riêng bác sĩ Chmiel ra và hỏi: “Thưa bác sĩ, còn hai người bệnh phong đòn gánh của tôi thì sao? Tôi chỉ còn duy nhất mũi chích cuối cùng! Vậy tôi phải chọn chích cho ai?” Bác sĩ Chmiel nhìn thẳng vào mắt cô y tá và nói: “Cô là một y tá phải không? Vậy chớ nên hèn nhát trốn tránh trách nhiệm!” Tức giận, cô Hania như muốn hét lớn. Người ta giao cho cô trách nhiệm tuyên án tử sao? Chọn một người để cho họ sống, còn người kia, bỏ cho họ chết! Thông cảm với nổi đau đớn của cô y tá, bác sĩ Chmiel hiền từ nói: “Tôi biết rõ trong thời gian học tập, người ta không giải thích cho cô biết, đứng trước vấn đề luân lý, phải xử sự ra sao. Riêng tôi, tôi không có quyền đưa ra một chỉ thị mơ hồ. Vậy tốt hơn hết là cô phải tự giải quyết khi chạm trán với thực tế. Rồi phó thác mọi sự trong bàn tay của Chúa Quan Phòng”..Còn lại một mình, cô Hania thầm thì cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đừng để con phải giết chết bất cứ ai! Chúa đã dựng nên con làm người nữ, và một người nữ là để trao ban sự sống chứ không phải để tiêu diệt sự sống!”Dầu cầu nguyện như thế Hania vẫn đau đớn đắng cay với thực tế phũ phàng: mũi thuốc duy nhất cho hai bệnh nhân: một trẻ, một già, một Ba Lan và một lính Nga ..Hania nhớ lại câu chuyện của Piotr Ivanovitch, binh sĩ Nga, khi mới được đưa vào nhà thương.
Thành thật mà nói, tôi không nhớ rõ khuôn mặt bác gái Beppa ra sao và tính tình bác như thế nào. Nhưng phần bác Beppa, bác lại nhớ rất rõ về tôi. Bởi lẽ, khi còn nhỏ, tôi thường đến chơi nơi cửa hàng của bác và bác thường ôm hôn đầu tôi. Bác là bạn học của mẹ tôi và hai người rất thân nhau, vẫn liên lạc với nhau, mặc dầu sau khi hai người đều có gia đình và con cái. Vì thế, khi hay tin bác Beppa nằm nhà thương vì bị ung thư chuyển-di (métastase), mẹ tôi năng lui tới viếng thăm an ủi bác.Một ngày mẹ tôi nói với tôi: “Thiệt tội nghiệp! Bác Beppa không tin tưởng gì ráo trọi! Bác không muốn nghe nói đến Chúa, cũng không muốn đọc kinh cầu nguyện gì hết! Mấy lần mẹ tìm cách tặng bác bức ảnh Chúa hoặc ảnh Đức Mẹ, nhưng bác nhất định không nhận .. Tuy nhiên, bác rất đổi ngạc nhiên khi nghe mẹ nói con là một đan sĩ! Từ đó, mỗi lần có ai đến thăm, bác thường đưa tin vui: “Anh chị biết không? Maurizio, con trai của Margarita, đi tu làm Linh Mục đó! Phúc thay cho Maurizio là người có lòng tin”!Nghe xong tôi nói: “Có lẽ chúng ta nên lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi để làm việc thiện? Xin mẹ mang cho bác Beppa ảnh vảy phép lạ này và nói là của con gửi tặng bác. Con cũng xin bác đặt trong gối ngủ của bác!” Mẹ tôi nhận lời đề nghị của tôi, tuy không phấn khởi cho lắm!Ngày hôm sau, mẹ tôi vào nhà thương thăm bác Beppa. Vừa vào phòng và chào hỏi người bệnh, mẹ tôi liền đưa tay vào túi áo để lấy ảnh Đức Mẹ. Chưa kịp lấy ảnh ra thì mẹ tôi đã nghe bác Beppa vui vẻ nói: “Mình đang mong đợi bạn đây! Bạn phải trao cho mình món quà do con trai bạn gửi tặng phải không?” Vừa nói bác Beppa vừa giơ tay lãnh nhận ảnh vảy phép lạ.Và ảnh Đức Mẹ ban ơn đã làm phép lạ! Một thời gian ngắn sau đó, bác Beppa dọn mình xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và sẵn sàng chuẩn bị ra đi về Nhà Chúa. Bác vui mừng mỗi khi Cha Tuyên Úy ghé thăm.Sau cùng, tôi đến thăm bác. Bác Beppa vô cùng xúc động khi trông thấy tôi trong chiếc áo Linh Mục bước vào phòng. Trước khi từ biệt, bác xin ôm hôn tôi như ngày xưa tôi còn bé!
Anna là ái nữ duy nhất của gia đình giàu có người Ý. Giàu có tiền của nhưng thiếu thốn niềm tin và tình thương trong cuộc sống. Vì thế Anna rơi vào cạm bẫy của thế gian và lăn xả vào những cuộc chơi bời nhảy nhót. May mắn thay, trong số các bạn trai có một thanh niên Công Giáo đứng đắn và quảng đại bao la. Chàng tên Giovanni. Giovanni đoán thấy tất cả thảm họa cuộc đời của cô thiếu nữ không Đức Tin và tình thương. Chàng đến nói chuyện và xin tôi (với tư cách nữ tu) hãy giúp chàng kéo Anna ra khỏi vũng lầy tội lỗi.Qua lời giới thiệu, Anna vui vẻ đến gặp tôi. Tôi bắt đầu dạy giáo lý và hướng dẫn Anna trong việc đọc Phúc Âm. Tôi trao cho Anna ảnh vảy phép lạ Đức Mẹ và bảo cô luôn mang trong mình.. Thế nhưng, cuộc chiến chống lại ma quỷ, xác thịt và thế gian là cuộc chiến khốc liệt cam go, đòi hỏi niềm tin tưởng cậy trông phó thác nơi sự trợ giúp vô biên của Thiên Chúa và Đức Mẹ.. Một buổi tối, Anna điện thoại cho tôi và nói: “Dì biết không, đêm nay em chạm đến quyền lực của Đức Mẹ! Các cơn cám dỗ dồn dập kéo đến và em ngã thua. Em trang điểm để ra đi theo tiếng gọi của con tim và của xác thịt. Nhưng trong lúc mặc áo, ảnh vảy phép lạ Đức Mẹ em mang trên người bỗng đập vào mắt em. Cùng lúc, em nghe tiếng nói vừa cương quyết vừa dịu ngọt trìu mến: “Không, không, con không thể làm và cũng không được phép làm thế!” Một sức mạnh xâm chiếm em. Em cảm thấy Đức Mẹ thật gần gũi .. Em cảm động quỳ gối khóc ròng. Rồi em cầm hôn đi hôn lại ảnh vảy phép lạ Đức Mẹ nhiều lần”.Với ơn lành trợ giúp của Đức Mẹ, Anna dứt khoát lìa bỏ con đường tội lỗi. Anna sống hạnh phúc và hành nghề y tá như sứ mệnh và công tác phục vụ.(Padre Luigi M. Faccenda, “La Medaglia Miracolosa”, Edizioni dell"Immacolata, 1996, trang 65-68).
Tôi là nữ tu người Ý thuộc Dòng Nữ Thừa Sai Vô Nhiễm. Chúng tôi có nhiều cứ điểm truyền giáo tại Argentina (Nam Mỹ). Năm 1973, tôi được gửi đến làm việc ở Olavarria, nằm trong thủ đô Buenos Aires. Hàng năm vào mùa hè, chúng tôi di chuyển đến Chubut, cách thủ đô 36 giờ xe lửa. Chubut là vùng núi đồi trùng điệp, khung cảnh thơ mộng, nhưng vì xa xôi hẻo lánh, ít ai bén mảng tới. Chỉ có các thừa sai Công Giáo mới lần mò đến đây để chia sẻ bánh Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến cho dân nghèo.Năm đó, tôi đến làng Hoyo de Epuyen. Tôi leo đèo trèo núi, vất vả ngược xuôi mang Lời Chúa đến các gia đình. Vừa thăm vài gia đình đầu tiên, tức khắc họ hỏi tôi: “Dì có đến thăm gia đình Salamin không?” hoặc nhắc: “Dì đừng quên ghé thăm gia đình Salamin nhé!” Cứ nghe mãi tên Salamin như thế, làm sao tôi không đến thăm họ được, mặc dầu chưa biết họ là ai!Sau cùng tôi cũng đến được nhà ông bà Salamin. Đây là quán cà phê do chính ông bà điều khiển. Vừa trông thấy quán, tôi bỗng cảm thấy ghê tởm, muốn lui gót ngay. Tuy nhiên có người nào đó thúc đẩy tôi phải bước vào. Bên trong quán diễn ra cảnh tượng khó tả: đàn ông say bí tỉ, đàn bà ăn mặc hở hang và căn nhà nực mùi khói thuốc nghẹt thở!Tôi định trở ra ngay thì chạm phải đôi mắt khẩn khoản của người đàn bà ngồi cuối phòng. Bà ra hiệu cho tôi đến gần. Tôi siết chặt tràng chuỗi Mân Côi trong tay và lách qua các ông mặt mày đỏ gay vì rượu. Thì ra đó là vợ ông Salamin. Bà đưa tay buồn bã chỉ ông Salamin say mèm đang ngồi ở bàn. Bà mời tôi sang phòng bên cạnh.Giữa những giọt nước mắt đầm đìa chen lẫn tiếng nấc nghẹn ngào, bà kể cho tôi nghe cuộc đời làm vợ ông Salamin. Ông liên miên say sưa. Ông công khai ngoại tình. Ông khuyến khích phụ nữ làm điếm, gây nguy hiểm và gương mù cho mấy đứa con gái của ông bà còn nhỏ tuổi.Lắng nghe bà Salamin kể chuyện, tôi nhận ra tình trạng sống đau thương của gia đình bà. 30 năm qua, cả gia đình không hề trông thấy bóng Linh Mục Công Giáo, không được nghe Lời Chúa, Lời của Sự Thật và Sự Sống. Cả gia đình cũng không bao giờ nhận lãnh các Bí Tích cần thiết như Thánh Thể và Giải Tội. Tôi liền nói với bà về Thiên Chúa Từ Bi Nhân Hậu, về Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ loài người. Tôi nói với bà về Đức MARIA, Người Mẹ Thiên Quốc luôn chăm sóc và theo dõi từng người con. Tôi cũng nói về Thánh Cả GIUSE, Vị Bảo Trợ cách riêng các gia đình, đặc biệt những gia đình gặp khó khăn. Sau cùng, tôi trao cho bà ảnh vảy phép lạ tức ảnh Đức Mẹ ban ơn, để bà đưa cho chồng đeo.Ngày hôm sau, có dịp đi ngang nhà lúc sáng sớm, tôi vội ghé vào thăm ông bà, vì nghĩ rằng hẳn ông Salamin chưa say sưa. Nhưng thực tế không phải vậy. Vừa trông thấy tôi, ông lên tiếng chửi rủa và nhục mạ tôi. Cách tốt nhất nên rời khỏi nhà ông ngay. Tôi ra đi tiếp tục công tác truyền giáo và giao phó ông cùng trọn gia đình ông trong vòng tay che chở của Nữ Trinh Rất Thánh MARIA.Suốt một tháng làm việc truyền giáo tại Chubut, tôi thử đến thăm ông bà Salamin vài lần nữa, nhưng lần nào cũng thất bại.
Một năm trôi qua .. Chúng tôi trở lại Chubut. Tư tưởng đầu tiên tôi hướng về gia đình ông bà Salamin. Dĩ nhiên cuộc viếng thăm đầu tiên tôi cũng dành cho ông bà. Nhưng tình cảm ông Salamin đối với tôi vẫn trước sau như một. Ông không tiếc lời chửi rủa và xua tôi như đuổi ruồi. Ra đến cửa tôi chạm phải khuôn mặt sầu khổ của bà Salamin. Bà đau đớn cho biết ông chồng nhất định không nhận ảnh Đức Mẹ ban ơn .. Tôi khuyên bà bỏ ảnh vảy phép lạ vào trong gối ngủ của ông và đặt tin tưởng nơi sự phù giúp của Đức Mẹ.Rồi cũng đến ngày chúng tôi phải rời Chubut. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi làm một vòng đi thăm một số gia đình. Vừa bước qua khỏi cầu tôi nghe tiếng gọi: “Dì ơi, Dì ơi, xin Dì đến thăm ông Salamin đang đau nặng!” Tôi thầm nghĩ: “Biết rồi. Nhưng tôi không trở lui đâu. Tôi sẽ thăm ông trên đường về”. Dầu nghĩ thế tôi không cảm thấy an tâm. Tôi quay trở lại cầu và đến thăm ông Salamin. Bà Salamin vui mừng khi trông thấy tôi. Bà đưa tôi vào ngay phòng ông Salamin. Tôi thấy rõ giờ cuối cùng đang đến. Tôi nói với ông về giờ sau hết. Không bao lâu nữa ông sẽ ra trước mặt Chúa. Lạ lùng thay, ông bỗng nhận ra mọi lỗi lầm và thật lòng ăn năn thống hối. Vì không đủ giờ mời Linh Mục ở cách đó tới 20 cây số, tôi giúp ông xét mình và xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi xúc phạm đến Ngài. Sau đó tôi trao ông cây Thánh Giá. Ông cầm lấy và đưa lên hôn với trọn lòng thống hối ăn năn và yêu mến Chúa.Khoảng mười lăm phút sau, ông Salamin trút hơi thở cuối cùng. Và chiếc ảnh Đức Mẹ ban ơn vẫn kín đáo nằm trong chiếc gối của ông. Chính Đức Mẹ đã làm phép lạ đưa ông trở về với Chúa.(Luigi Faccenda, “Ho trovato MARIA”, Edizioni dell"Immacolata, 1992, trang 9-12). Bấm vào đây trở về “Tin YÊU Và Hy Vọng Của Kitô Giáo”