CÔNG DỤNG CỦA CÂY THUỐC DÒI CÓ TÁC DỤNG GÌ, CHỮA HO LAO, VIÊM ĐAU HỌNG VỚI LÁ THUỐC DÒI

Cây thuốc dòi theo đông y có tính lạnh, vị ngọt nhạt, tác dụng giúp trừ thấp nhiệt, bài nung, giải độc, tiêu thũng. Hỗ trợ viêm nhiễm đường hô hấp, đau răng do phong hỏi, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ.

Bạn đang xem: Cây thuốc dòi có tác dụng gì


*

Cây thuốc dòi còn có tên khác là cây Bọ mắm, tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, là loại cỏ thân mềm, thân cây có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới; lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5- 2,5cm có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa tự đơn tính mọc thành tim co. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.

Tác dụng Cây Thuốc Dòi?

Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa, dạ dày, viêm ruột, viêm đường tiết niệu.


*
Cây thuốc dòi – Bọ mắm

Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g(Khô), sắc uống. Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai. Vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này.

Cây Thuốc Dòi còn gọi là Cây Bỏ Mắm vì người dân địa phương thường dùng cây này để giã cho vào mắm tôm để không có giòi bọ. Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu để chữa sâu răng. Riêng về công dụng kháng viêm, trừ đờm mủ của cây bọ mắm, Theo lương y cho rằng bọ mắm là loại thuốc có tính năng bài nung (trừ mủ) rất mạnh.

Nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, làm cho mát, hạ sốt, thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng.

Tính vị Cây Thuốc Dòi:

Theo Đông y: Bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, bài nung (trừ mủ), trừ thấp nhiệt. Dùng chữa các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ, đau răng do phong hỏi.

Bọ mắm là loại thuốc có tính năng “bài nung” (trừ mủ) rất mạnh, nên một số địa phương ở Trung Quốc, còn đặt cho cây những tên như “nung kiến tiêu” (mủ nhìn thấy là tiêu), “bạt nung cao” (cao trừ mủ), … Tuy nhiên đối với những loại mụn nhọt không mưng mủ, thì không nên dùng, vì sẽ gây đau hơn.

Cách sử dụng Cây Thuốc Dòi:


Để sử dụng Cây thuốc dòi tươi, bạn có thể tự tìm cây thuốc dòi (bọ mắm) ngoài tự nhiên hoặcđến xin cây giống ởcác tạm y tế, bệnh viện đông y về trồng, hoặc đặt mua ở các cơ sở uy tín về dùng. Lấy 100g thuốc dòi tươi cho một lần uống. Đây là liều do tôi chọn cho vừa dung lượng một lần uống, bạn có thể tùy chỉnh nhiều ít theo ý mình vì cây thuốc dòi không có tác dụng phụ.


Bước 2: Rửa sạch và cắt nhỏ cây thuốc dòi (bọ mắm)

Vì là dùng tươi nên bạn cần phải rửa sạch Cây Thuốc Dòi trước khi dùng, sau đó dùng dao hoặc kéo cắt nhỏ cây thuốc dòi ra để thuận tiện cho việc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

*
Xay nhuyễn cây thuốc dòi rồi dùng khăn lọc lấy nước!

Bước 3: Xay nhuyễn thuốc dòi tươi cùng với nước lọc và vắt lấy nước.

Cho 100g Cây thuốc dòi đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 250ml nước lọc vào và xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp vào túi vải để vắt lấy nước uống. Vì thuốc dòi có tính nhớt nên bạn cần dùng túi vải mỏng, thưa để dễ vắt.

Sau khi vắt, bạn có thể uống ngay hoặc cho thêm tí muối vào cho dễ uống. Còn vấn dề sợ đau bụng thì bạn cứ yên tâm, cây thuốc dòi tươi sạch uống vào sẽ không lạnh bụng – đau bụng, chỉ có tiêu cơm nhanh hơn ăn hao hơn mà thôi. Mùi vị thì cũng không có gì đặc biệt, xem như rất dễ uống so với nhiều loại lá tươi khác.

Tất nhiên phương pháp dùng cây thuốc dòi tươi để chữa HP dạ dày cũng có ưu – nhược điểm:

Ưu điểm là dược tính mạnh, diệt vi khuẩn Hp dạ dày mau chóng

Nhược điểm là có vẻ không được vệ sinh cho lắm, cùng với là khó uống đối với những người quá nhạy cảm với mùi lá tươi.

Cách 2: Dùng cây thuốc dòi khô nấu uống

Bước 1: Thu về cây thuốc dòi tươi như mô tả ở cách 1

Bước 2: Băm nhỏ cây thuốc dòi và phơi khô

Bước 3: Nấu thuốc dòi

Sau khi phơi khô và sao sơ qua, bạn cho cây thuốc dòi khô vào xoong, cho thêm nước vào nấu, một lần nấu 50 gam nếu là dạng đoạn ngắn, nếu đã tán bột thì dùng 30 gam.

50 gam – nếu là cây khô 30 gam – nếu là bột khô

*
Cây thuốc dòi có 2 loại nhưng công dụng đều như nhau!

Ở nhà tôi hầu hết các loại thuốc đều được tán nhỏ thành bột để giảm thể tích và tận dụng tối đa lượng thuốc nên tạm thời không có cây thuốc dòi khô, tôi sẽ làm demo bằng thuốc dòi bột vậy. Khi nào phần thuốc dòi băm phơi khô rồi tôi sẽ cập nhật phần demo bằng cây thuốc dòi khô.

Nấu lửa nhỏ sao cho sôi nhẹ, tránh lửa lớn làm thuốc trào – vì thuốc dòi rất nhớt nên sôi mạnh rất dễ trào ra ngoài. Sau khi thuốc sôi 15 phút là có thể lọc lấy nước thuốc để uống. Có thể dùng rá hoặc túi vải mỏng để lọc. Tốt nhất là dùng túi vải.

Cây thuốc dòi khô nấu uống có các ưu điểm sau:

Dễ uống – mùi thơm của thảo dược khô, không còn mùi lá tươi.

An toàn – vì đã tiệt khuẩn qua nhiều khâu sao, nấu.

Thuận tiện – vì là dược liệu khô nên dễ vận chuyển và cất trữ.

Ngược lại cũng có nhược điểm là có thể dược tính không mạnh bằng cách dùng cây thuốc dòi tươi xay sinh tố uống.

Cây thuốc dòi nấu nước mát


*

Cây thuốc dòi có thể dùng tươi xay nhuyễn vắt lấy nước uống để mát phổi, nếu nấu chín có vị thơm uống rất ngon.

Xem thêm: Mắt Trái Giật Là Điềm Gì? 6 Nguyên Nhân Nháy Mắt Trái Liên Tục

La thuốc dòi có tốt cho phổi không

thuốc dòi và cây thuốc dòi dùng tốt cho phổi, vì vậy quý vị có thể sử dụng bằng cách sắc nước uống. Tuy nhiên phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em nên tham khảo thầy thuốc đông y trước khi dùng.

Cây thuốc dòi mua ở đâu

Địa chỉ mua bán cây thuốc dòi ở đâu được rất nhiều quý vị hỏi và gọi điện cho nhà thuốc đặt mua. Tuy nhiên hiện nay nhà thuốc chưa có bán, quý vị có thể tìm kiếm ở các vườn dược liệu hoặc nhà thuốc đông y xem sao.

Tổng kết

Trước khi dùng thuốc dòi chữa HP bạn nên xét nghiệm vi khuẩn HP để biết mức độ bệnh. Nên chọn loại xét nghiệm chính xác nhất mà bệnh viện địa phương bạn có. Không nên dùng xét nghiệm test nhanh bằng hơi thở, vì sau khi điều trị, mật độ vi khuẩn HP rất thấp, dùng test nhanh sẽ không phát hiện, lúc này lại phải dùng xét nghiệm khác, thành ra 2 kết quả trước và sau không liên quan gì đến nhau để có thể so sánh.

Sau khi dùng thuốc dòi để điều trị 30 ngày, bạn hãy đi xét nghiệm lại theo đúng phương pháp mà trước đó đã dùng, đúng bệnh viện nơi trước đó đã xét nghiệm. Sau đó so sánh kết quả, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.

Miễn trừ trách nhiệm: Nội dung chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không được tự ý áp dụng, nhà thuốc hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

Cây thuốc dòi hay còn được gọi là cây bọ mắm là một loại dược liệu được sử dụng tương đối rộng rãi trong y học dân gian. Chúng thường được dùng để điều trị các bệnh lý như: Bệnh phổi, ho, lao, mụn nhọt,... Dưới đây chính là cách dùng cây thuốc dòi trị bệnh phổi hiệu quả.


Cây thuốc dòi là loại cây thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền đểđiều trị nhiều bệnh, có thể kể đến là bệnh phổi, ho, lao, viêm dạ dày, viêm đường tiết niệu. Vậy hãy cùng tìm hiểu về việc dùngcây thuốc dòi trị bệnh phổitrong bài viết dưới đây nhé!

Vài nét về cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi, hay còn gọi là cây bọ mắm, cây bơ nước tương, đại kích biển. Ngoài ra, loại cây này còn có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, thuộc họ tầm ma.

Cây thuốc dòi thường được sử dụng để tiêu diệt dòi trong mắm. Ngoài ra còn là một loại dược liệu quý với tác dụng tiêu viêm, chỉ khái và tiêu đờm. Do đó, chúng được dùng để chữa trị những triệu chứng như: Ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm, ho do lao, giảm đau dạ dày, viêm đường tiết niệu và đặc biệt là các bệnh phổi.


*
Cây dòi là loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến

Đặc điểm của cây dòi

Cây thuốc dòi có một số đặc điểm sau:

Cây dòi thuộc loại cây thân thảo, mọc sát dưới nền đất. Thân cây có lông bao phủ và chia thành nhiều nhánh.Lá cây có màu xanh lục, hình trứng, phía đầu của lá thon nhỏ, thường mọc theo kiểu so le.Hoa thuốc dòi tương đối nhỏ, mọc thành từng chùm, nở quanh năm.Quả cây dòi có hình trứng, có khía dọc thân quả.Đặc điểm phân bố: Cây thuốc dòi thường mọc hoang, phát triển mạnh mẽ ở những vùng đất ẩm ướt. Chúng có nguồn gốc đến từ Ấn độ, Philippin và Việt Nam.Người ta thường sử dụng phần thân, nhựa cây, hoa và lá của cây để làm thuốc.Cây thuốc dòi có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng 5 - 8 hằng năm bởi đây là khi cây phát triển mạnh. Thu hái vào thời điểm này có thể đảm bảo dược tính mạnh cũng như phẩm chất tốt nhất.

Công dụng của cây dòi

Theo như y học cổ truyền, cây thuốc dòi có vị ngọt, tính mát và thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

Điều trị những vấn đề về hô hấp, tai mũi họng như: ho có đờm, ho dai dẳng, viêm mũi, đau họng,...Chữa trị những trường hợp viêm sưng vú, hỗ trợ thông tắc tia sữa.Thông tiểu, hỗ trợ làm tiêu vết bầm cũng rất tốt.
*
Cây dòi mang lại rất nhiều công dụng hữu ích

Cách dùng cây thuốc dòi trị bệnh phổi hiệu quả

Những người bị bệnh về phổi có thể dùng cây thuốc dòi để điều trị bệnh, tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ không đáng có hãy tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụngnhé. Các bài thuốc sử dụng cây dòi để trị bệnh phổi trong dân giancó thể kể đến như sau:

Bài thuốc làm từ cây dòi khô

Người bị bệnh phổi thường xuyên gặp phải những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, thậm chí là ho ra máu. Cơn ho này có thể kéo dài dai dẳng ngay cả vào cả ban đêm, khiến cho người bệnh không thể ngủ sâu giấc. Hậu quả là khiến người bệnh ngày càng cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ban ngày. Bên cạnh đó là ảnh hưởng đến tinh thần như: Căng thẳng tâm lý, kém tập trung và suy giảm trí nhớ.

Để giải quyết tình trạng này người bệnh có thể sử dụng bài thuốc làm từ cây dòi. Chuẩn bị: Khoảng 40 gram đến 50 gram cây thuốc dòi đã sấy khô, khoảng 1ml nước lạnh và 1 đến 2 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

Rửa sạch cây dòi khô sau đó cho vào nồi đất, thêm nước lạnh và đun sôi cho đến khi thu được một dung dịch có dạng cao đặc.Pha thêm mật ong vào cao đặc rồi đợi đến khi nguội thì cho vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.Người bệnh uống khoảng 10ml cao đặc như vậy 2 đến 3 lần một ngày. Chú ý không nên nấu nhiều cao một lần bởi để quá lâu có thể khiến dược tính của thuốc suy giảm.
*
Cây dòi khô chữa bệnh phổi hiệu quả

Bài thuốc từ cây dòi và cây long thảo

Bên cạnh bài thuốc cao từ cây dòi, những người bị bệnh phổi cũng có thể áp dụng bài thuốc kết hợp giữa cây dòi và cây long thảo dơi. Theo như y học cổ truyền, cây long thảo dơi có vị chát, tính ấm, giúp điều trị chứng ho ra máu vô cùng hiệu quả, bên cạnh đó là giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng đáng kể.

Chuẩn bị: Khoảng 10 gram cây thuốc dòi, 6 gram cây long thảo dơi (loại tươi hay khô đều dùng được).

Cách thực hiện:

Dùng nước lạnh rửa sạch thuốc sau đó cho tất cả vào nồi, thêm vào khoảng 2 lít nước lạnh rồi sắc thuốc trong khoảng từ 1 đến 1 tiếng rưỡi.Để nguội rồi chia nước thuốc thành 2 lần dùng trong ngày. Áp dụng bài thuốc này đều đặn 1 tháng 1 ngày để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây thuốc dòi trị bệnh phổi

Trong quá trình điều trị bệnh phổi bằng cây dòi, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Cây thuốc dòi không thích hợp đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc là người có cơ địa mẫn cảm.Nên tìm mua cây thuốc dòi ở những nơi uy tín như nhà thuốc Đông y để có đảm bảo chất lượng.Việc sử dụng cây thuốc dòi để trị bệnh phổi chỉ có thể áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và cần sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng bài thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe.Người bệnh không nên dùng cây thuốc dòi trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây y theo đơn kê từ bác sĩ. Bởi sử dụng đồng thời quá nhiều loại thuốc có thể dẫn đến tương tác thuốc không đáng có và dẫn đến nhiều mối nguy hại cho cơ thể.

Bài thuốc trị một số bệnh khác từ cây dòi

Chữa trị mụn nhọt, bầm tím, viêm sưng vú

Giã nát lá dòi rồi đắp trực tiếp lên chỗ bị sưng đau sẽ làm giảm thiểu đáng kể tình trạng mụn nhọt, bầm tím, viêm sưng. Thực hiện liên tục như vậy mỗi ngày cho đến khi phần bị sưng giảm.

Điều trị rong kinh

Với người bị rong kinh, bạn chỉ cần lấy 30 gram cây thuốc dòi khô cho vào sắc cùng với 500ml nước. Chia nước thuốc thành 2 phần rồi uống trong ngày. Thực hiện liên tục như vậy trong 1 tuần sẽ hết triệu chứng rong kinh.

Điều trị tiểu buốt, tắc sữa

Lấy 40 gram lá cây thuốc dòi sắc cùng với 500ml nước và uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng tiểu buốt, tắc sữa hiệu quả.

Chữa trị sâu răng

Nếu bị đau răng bạn chỉ cần hái một nắm lá cây dòi rửa sạch rồi cho vào miệng nhai trực tiếp. Thực hiện như vậy mỗi ngày 5 lần, nhai trong vài ngày sẽ mang lại tác dụng rất tốt.


*

Cây thuốc dòi có thể trị một số bệnh khác như: mụn nhọt, rong kinh, sâu răng,..

Trên đây chính là những cách dùng cây thuốc dòi trị bệnh phổi hiệu quả mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Bạn có thể xem xét sử dụng phương pháp này để giảm thiểu tình trạng bệnh của mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.