Cây Giảo Cổ Lam Mọc Ở Đâu ? Phân Biệt Giảo Cổ Lam Thật Giả

Trích bài viết "Trả lời thắc mắc độc giả" trên tạp chí Y-Dược học cổ truyền số 6: Các số tạp chí trước chúng tôi có giới thiệu với bạn đọc cây thuốc quý Giảo cổ lam, một cây thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp người dùng ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Sau khi phát hành tạp chí, có rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về hòm thư của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đa số các phản hồi đều cho biết sản phẩm Giảo cổ lam sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau khi dùng Giảo cổ lam một tháng thì mỡ máu và đường máu đều giảm, huyết áp ổn định, ăn ngủ tốt. Cá biệt có khách hàng giảm 10kg sau 40 ngày sử dụng Giảo cổ lam. Điều này càng khẳng định dược liệu Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên còn nhiều đọc giả băn khoăn về tác dụng phụ của cây khi sử dụng lâu dài, cách trồng trọt, địa chỉ mua giống cây. Nhiều bạn đọc đã gửi mẫu về cho Học viện để được giám định. Tuy nhiên, các mẫu gửi về hầu hết đều bị nhầm lẫn sang loài khác. Nhất là các độc giả miền xuôi thì đều nhầm sang cây Ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều. Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Ngoài ra Giảo cổ lam còn hay bị nhầm với các loài khác trong chi Gynostemma như loài G. pubescens (còn gọi là Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá). Nhóm phóng viên chúng tôi đã xin phép được gặp và phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, Viện trưởng viện NC Y dược Tuệ Tĩnh để góp phần tìm hiểu rõ hơn về cây này

PV: Thưa Phó Giáo sư, nhiều bạn đọc rất mong muốn được tư vấn cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy ông có thể chia sẻ cho bạn đọc biết làm cách nào để phân biệt cây Giảo cổ lam với các loài khác dễ nhầm lẫn?

*

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần:Sự đa dạng thực vật trong tự nhiên khiến nhiều loại cây có hình thái rất giống nhau, nên để giám định được cây thuốc thì cần có chuyên môn của các nhà khoa học.

Bạn đang xem: Cây giảo cổ lam mọc ở đâu

Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới). Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng.Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát.Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi.Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi không thể nào phân biệt được.Ngoài ra, hàm lượng các hoạt chất trong cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, cây Giảo cổ lam cho hàm lượng hoạt chất tốt nhất phải ở độ cao trên 1000m, không khí và nguồn nước phải sạch. Do vậy, Giảo cổ lam 5 lá chất lượnghiện nay rất hiếm.

PV: Phó Giáo sư có nói đến Giảo cổ lam 5 lá, 3 lá và 7 lá. Vậy các loại Giảo cổ lam này có khác nhau không và Giảo cổ lam nào là tốt nhất?

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần:Đúng là trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Giảo cổ lam khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn nên dùng loại nào là tốt nhất cho sức khỏe. Việt Nam phổ biến có 3 loại là 3 lá, 5 lá, 7 lá. Trong đó, Giảo cổ lam 3 lá khi tươi nhấm có vị ngọt, không đắng, khi phơi khô có vị nhạt, không có mùi thơm, không có vị đắng, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu. Giảo cổ lam 5 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi phơi khô dậy mùi thơm rất đặc trưng, khi hãm với nước sôi có vị đắng trước ngọt sau và rất thơm ngon. Đây là loại Giảo cổ lam đã có hàng trăm công trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu nhất, được cả thế giới sử dụng bởi nó rất tốt cho sức khỏe (ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dùng Giảo cổ lam 5 lá). Còn Giảo cổ lam 7 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi pha uống có vị rất đắng, khó uống, không có mùi thơm, còn đang được nghiên cứu và hiện nay trên thế giới chưa thấy nơi nào dùng Giảo cổ lam 7 lá để làm trà. Qua đây có thể khẳng định rằng Giảo cổ lam 5 lá là loại tốt nhất trong các loại Giảo cổ lam ở nước ta hiện nay.

*

PV: Phó Giáo sư đã chỉ cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy liệu người dân dùng lâu dài cây này có hại gì không?

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:Giảo cổ lam đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước tại rất nhiều quốc gia ở Châu Á. Cácbộ lạc ở vùng núi cao Nhật bản thường hãm uống hàng ngày cho cả gia đình và họ có tuổi thọ rất cao (họ gọi Giảo cổ lam là cây Trường thọ hoặc Cỏ thần kỳ). Năm 1970, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc cũng tiến hành nghiên cứu các ngôi làng người dân có tuổi thọ đều trên 100 tuổi và phát hiện ra rằng họ đều uống trà Giảo cổ lam hàng ngày. Từ đó, các nhà khoa học Trung Quốc luôn khuyên người dân duy trì thói quen uống trà Giảo cổ lam hàng ngày để nâng cao tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật.

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Giảo cổ lam cũng chỉ ra rằng cây này không có độc, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể khi sử dụng lâu dài. Ngược lại Giảo cổ lam giải độc mạnh và thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, hoạt huyết, chứa hoạt chất phanosidegiúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, cùng với đó là hơn 100 loại saponin có cấu trúc tương tự nhóm damaran trong nhân sâm giúpgiảm mỡ máu mạnh,chống xơ vữa mạch. Hoạt chất adenosin chỉ có duy nhất trong Giảo cổ lam 5 lá còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, ổn định huyết áp cho người huyết áp cao rất tốt, giúp làm giảm các cơn đau tim, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, phòng ngừa biến chứng bệnh tim mạch, giúp ngủ ngon. Các flavonoid trong Giảo cổ lamđặc biệt giúp sửa chữa các tổn thương ở tế bào nhờ bẫy các gốc tự do. Do có nhiều hoạt chất rất giống Nhân sâm nên có tác dụng tăng lực, uống vào thấy nhẹ nhõm sảng khoái (Trung quốc gọi là Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm (Sâm năm lá). Nhóm nghiên cứu của chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Thụy điển đã tìm ra một chất mới trong cây này có tác dụng hạ đường huyết mạnh và kích thích tụy tiết insulin. GS.TS. Phạm Thanh kỳ cùng các cộng sự Hàn quốc đã tìm được bảy hoạt chất mới có tác dụng kháng u mạnh, nhất là u vú, tử cung, đại tràng và phổi.Có thể nói rằng hiếm có loại trà thảo dược nào mang đến nhiều công năng nhiều như trà giảo cổ lam.

PV: Vâng, qua lời Giáo sư nói thì Giảo cổ lamlà một cây thuốc rất quý. Vậy chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?. Có nên khuyến khích mọi người dân trồng cây này không.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần:Giảo cổ lam được nghiên cứu từ rất lâu và sử dụng rộng rãi tại Trung quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu hơn chục năm nay. Tôi được biết tại Việt Nam cũng đã có công ty phát triển sản phẩm từ cây Giảo cổ lam. Công ty này được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam và GS Kỳ trực tiếp kiểm định nguyên liệu. Trước đây và cho đến bây giờ họ vẫn chỉ thu mua cây Giảo cổ lam hoang dã trên những vùng núi cao của Việt Nam để chế biến. Việc làm này có thể sẽ gây cạn kiệt nguồn gen. Hiện nay Viện nghiên cứu của chúng tôi đang phối hợp với công ty để nghiên cứu trồng theo tiêu chuẩn G.A.P nhằm mục đích cho xuất khẩu. Nhu cầu về Giảo cổ lam tại Châu Âu và Mỹ theo tôi là rất lớn vì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, béo phì rất cao. Một điểm khác biệt là người Việt Nam rất thích sản phẩm thiên nhiên hoang dã vì cho là an toàn, hàm lượng hoạt chất cao, nhưng tại các quốc gia phát triển họ lại chỉ coi trọng việc tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, thậm chí cấm khai thác hoang dã. Bước đầu chúng tôi hợp tác với Công ty nàyđã chuẩn hóa được cây giống,trồng được một vài hecta thử nghiệm theo tiêu chuẩn G.A.P mẫu thu hái này gửi sang CHLB Đức, là nước có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khắt khe nhất của châu Âu để đánh giá và đã được chấp nhận. Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn hoặc mua Giảo cổ lam khô về dùng. Tuy nhiên, việc đó dễ ảnh hưởng đến chất lượng của Giảo cổ lam. Để Giảo cổ lam giữ được trọn vẹn thành phần hoạt chất thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát về quy trình chế biến, đóng gói. Từ đó, các hoạt chất trong Giảo cổ lam mới được bảo vệ tối ưu, phát huy được công dụng tốt nhất, khi sử dụng mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao cũng như tăng cường sức khỏe.

PV: Vâng, xin cảm ơn Phó Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc. Chúc Phó Giáo sư và gia đình luôn mạnh khỏe!

Giảo cổ lam là cây thuốc quý được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, thảo dược Giảo cổ lam hiện nay đã không còn dễ tìm thấy trong tự nhiên. Vậy, chúng ta có thể tìm thấy cây Giảo cổ lam mọc ở đâu và nhận diện nó bằng cách nào? Bài viết hôm nay sẽ thông tin chi tiết đến bạn về loại thảo dược này.


Tổng quan về cây Giảo cổ lam

Tại nhiều nước trên thế giới, Giảo cổ lam được biết đến như một vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ. Đây cũng là lý do người dân Trung Quốc gọi Giảo cổ lam là “cỏ trường thọ”. Y học Nhật Bản cũng công nhận hiệu quả của thảo dược này và đặt cho tên gọi khác là “phúc ẩm thảo”.


Tên gọi của Giảo cổ lam

Giảo cổ lam chỉ là cách gọi phổ biến nhất được sử dụng trong các tài liệu tra cứu tại Việt Nam. Trên thế giới hoặc các vùng địa phương khác, Giảo cổ lam sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau:

Tên khoa học của Giảo cổ lam: Gynostemma Pentaphyllum
Tên gọi khác tại Việt Nam: Trường sinh thảo, cỏ trường thọ, cỏ thần kỳ, cây trường sinh.Giảo cổ lam thuộc họ: Bầu bí ( tên khoa học là Cucurbitaceae)
*
Gynostemma Pentaphyllum là tên khoa học của Giảo cổ lam.

Thành phần hóa học

Dựa trên các thành của cây thuốc, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và đưa ra tổng kết về tác dụng, công dụng. Các phân tích cho thấy, cây Giảo cổ lam chứa các thành phần chính gồm:

Saponin: Saponin trong Giảo cổ lam nhiều hơn 3 – 4 lần so với nhân sâm. Trong số đó, một số saponin có cấu trúc tương tự như trong nhân sâm (ginsenozit)Flavonoid.Vitamin và khoáng chất: Selen, sắt, kẽm, mangan, phospho,…Các chất gốc Sterol.Chlorophyll

Bộ phận dùng và dạng bào chế

Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta sẽ lựa chọn bộ phận của cây Giảo cổ lam và chế biến thành các dạng thuốc khác nhau.

Các bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Giảo cổ lam bao gồm: thân, lá và cành.Sau khi thu hái, Giảo cổ lam có thể được chế biến thành thuốc dưới các dạng như: dược liệu khô, chiết xuất cao dược liệu, bột dược liệu, rượu thuốc.
*
Thân, lá và cành của Giảo cổ lam đều được dùng để làm thuốc.

Thu hái và bảo quản

Giảo cổ lam được thu hái sau khoảng 4 – 6 tháng kể từ khi gieo trồng vào những ngày nắng to. Dược liệu được thu hái toàn bộ chỉ để lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30cm. Sau khi thu hoạch, Giảo cổ lam được rửa sạch bằng nước và cắt thành đoạn ngắn khoảng 2 – 3cm. Tiếp đó, đem dược liệu rải mỏng trên bạt, phơi dưới nắng to hoặc sấy khô đến khi độ ẩm dưới 12%.

Dược liệu khô cần được bảo quản trong bao bì kín trong điều kiện thoáng mát hoặc trong kho lạnh. Tránh đề dược liệu ngoài không khí, nơi ẩm ướt sẽ bị ẩm mốc, mối mọt.

Xem thêm: Top +10 Cửa Hàng Vật Tư Điện Lạnh Gần Đây, Vật Tư Điện Lạnh

 ☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Cây thuốc Giảo Cổ Lam

Cây Giảo cổ lam mọc ở đâu?

Giảo cổ lam là vị thuốc được sử dụng trong y học Trung Quốc từ thời xưa. Người dân Trung Quốc xem loại thảo dược này như cây thuốc trường sinh vì những người sống ở vùng trồng Giảo cổ lam thường sống rất thọ. Cũng có nhiều nơi gọi Giảo cổ lam là nhân sâm 5 lá hay nhân sâm phương nam bởi những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe. Giảo cổ lam cũng được tìm thấy ở các nước khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,…

Điều kiện sống lý tưởng của Giảo cổ lam là khu rừng nguyên sinh, ít cây, độ ẩm cao nằm ở độ cao từ 300 – 2000m.

Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được tìm thấy lần đầu tại đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai với tên gọi là cây Thất diệp đảm. Sau đó, Giảo cổ lam cũng được tìm thấy ở một số địa phương khác thuộc vùng núi phía Bắc.

Ngày nay, số lượng Giảo cổ lam tự nhiên không còn nhiều. Giảo cổ lam trên thị trường chủ yếu là loại được trồng tại các vùng dược liệu. Một trong những vùng trồng Giảo cổ lam nổi tiếng nhất phải kể đến là vùng trồng Giảo cổ lam Tuệ Linh của công ty Dược phẩm Tuệ Linh. Đây là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và tiến hành trồng Giảo cổ lam theo tiêu chuẩn GACP. Theo tiêu chuẩn này, Giảo cổ lam Tuệ Linh đảm bảo được các tiêu chí: Không thuốc diệt cỏ, không phân bón, không dùng nước ô nhiễm, không thuốc trừ sâu và không tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Nhờ những yếu tố này, Giảo cổ lam Tuệ Linh cũng là loại dược liệu duy nhất đạt đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

*
Điều kiện sống lý tưởng của Giảo cổ lam nằm ở độ cao từ 300 – 2000m.

Đặc điểm nhận diện của cây Giảo cổ lam

Để nhận biết cây Giảo cổ lam trong tự nhiên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

Tổng quan: Cây thảo, dạng mảnh, nách lá có các tua cuốn để giúp cây leo lên.Lá: Giảo cổ lam là cây lá kép, xẻ sâu và có hình dạng giống với lá kép hình chân vịt. Trên các mép lá có răng cưa. Chiều dài mỗi lá đơn khoảng 3 – 9 cm.Hoa: Hoa Giảo cổ lam là hoa đơn tính, khác gốc. Mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu trắng, cánh hoa tách rời tạo thành hình sao. Bao phân dính thành đĩa và có ba vòi nhụy. Hoa Giảo cổ lam bắt đầu nở vào khoảng tháng 7 – 8.Quả: Quả có hình cầu, khi chín chuyển màu đen, đường kính quả khoảng 5 – 9 mm. Giảo cổ lam thường kết trái vào khoảng tháng 9 – 10.

Sau khi thu hái và chế biến, một số đặc điểm của cây Giảo cổ lam sẽ thay đổi. Bạn có thể nhận biết Giảo cổ lam đã được làm khô dựa trên những đặc điểm dưới đây:

Hình dạng: Cây Giảo cổ lam khi phơi khô vẫn giữ được các tua cuốn ở nách lá.Màu sắc: Giảo cổ lam không bị mất đi màu xanh dù đã được phơi khô. Ngược lại, các loại giảo cổ lam giả thường có màu thâm đen hoặc vàng héo.Mùi vị: Giảo cổ lam khô có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Khi nếm thử, bạn sẽ thấy vị đắng ngay đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng. Điều này dược liệu giả sẽ không thể có được.
*
Đặc điểm nhận dạng của Giảo cổ lam.

 ☛ Có thể bạn cần: Phân biệt giảo cổ lam thật giả qua hình ảnh!

Tác dụng của cây Giảo cổ lam

Dựa trên các phân tích về thành phần hóa học, nhiều tác dụng của cây Giảo cổ lam ngày càng được làm sáng tỏ:

Thu dọn gốc tự do: Tác dụng này có được nhờ các hoạt chất Flavonoid trong cây Giảo cổ lam. Nhờ tác dụng này, người sử dụng sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, ung thư,…Hạ mỡ máu: Hơn 100 loại saponin có trong Giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng Cholesterol tốt (HDL). Hiệu quả của tác động này được ghi nhận lên đến 67 – 93%.Ổn định huyết áp: Nghiên cứu tại Trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt và GS.TSKH. Trần Văn Sung cho thấy, trong Giảo cổ lam có chứa hoạt chất Adenosine. Đây là hoạt chất giúp làm tăng sức chịu đựng của cơ tim và giảm các cơn đau tim hiệu quả.Ổn định đường huyết: Một hoạt chất độc đáo được phát hiện trong cây Giảo cổ lam là Phanosid. Hoạt chất này giúp điều hòa đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để cơ thể dung nạp glucose tốt hơn. Nhờ đó, chỉ số đường huyết được kiểm soát hiệu quả. Điều đặc biệt là Phanosid không làm ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết ở người bình thường.Bảo vệ gan: Giảo cổ lam có tác dụng tăng cường chức năng gan, hạ men gan và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ rất tốt.Tác dụng khác: Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt và tăng cường miễn dịch,…
*
Giảo cổ lam có nhiều tác dụng tốt đôi với sức khỏe.

 ☛ Chi tiết nhất trong bài viết: Tác dụng kỳ diệu của Giảo cổ lam đối với sức khỏe con người

Mua Giảo cổ lam ở đâu uy tín?

Với những tác động tuyệt vời cho sức khỏe, Giảo cổ lam trở thành loại dược liệu dược rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được đặc điểm của loại dược liệu này. Điều này tạo điều kiện cho những đơn vị kinh doanh bất chính trà trộn dược liệu kém chất lượng, dược liệu giả để thu lợi nhuận.

Việc mua phải dược liệu giả không chỉ khiến người bệnh mất tiền oan mà còn có thể tạo ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vậy nên, để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về thảo dược này. Hoặc, một cách đơn giản hơn là hãy tìm mua tại các địa điểm uy tín, có công bố tiêu chuẩn và kiểm định rõ ràng từ phía cơ quan chức năng.

*
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh

Tuệ Linh là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ cây Giảo cổ lam. Hai sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay là: Sản phẩm túi lọc trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sau một thời gian ra mắt, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ linh đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: giải Hàng Việt Nam chất lượng cao vào năm 2014 và giải Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng.

Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Vùng đất trồng Giảo Cổ Lam sạch Tuệ Linh

Lời kết

Giảo cổ lam là cây thuốc quý của nền y học. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà lạm dụng quá mức. Khi quyết định sử dụng thảo dược này, bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến chuyên gia. Hy vọng bài viết hôm nay không chỉ giúp bạn giải đáp được vấn đề cây giảo cổ lam mọc ở đâu mà còn cho bạn thêm thật nhiều thông tin hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.