Chú Giải Thêm Về Thế Đất Rồng Cuộn Hổ Ngồi Là Thế Tán Gia Bại Sản

Sau khi lên ngôi, Vua Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác. Đầu năm 1010, Vua tự tay viết chiếu dời đô:

“Ngày xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn chỗ ở giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không theo việc cũ của Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam, bắc, đông, tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thật là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ sao?” (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).

Bạn đang xem: Thế đất rồng cuộn hổ ngồi

*

Ngang đây người viết muốn mở ngoặc nói đôi lời về thế ‘rồng cuộn hổ ngồi’ của đất Thăng Long mà chiếu dời đô nhắc tới. Vùng này quả có nhiều con sông lớn nhỏ uốn lượn chảy qua địa bàn. Có thể kể: Sông Lô (nay là sông Hồng, hay sông Cái), sông Nhĩ (nay là sông Nhị, hay sông Con), sông Thiên Đức (nay là sông Đuống), sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Đen…Các con sông này gợi lên hình ảnh thế đất ‘rồng cuộn’; còn hình ảnh ‘hổ ngồi’ thì sao? Đã là ‘ngồi’ thì phải có mặt tại chỗ. Nhưng nhìn bao quát cả địa bàn Thăng Long ngoài số ít gò đất thấp bé tự nhiên hoặc nhân tạo, được gọi phóng lên là ‘núi’, như ‘núi’ Nùng, ‘núi’ Khán, ‘núi’ Cung…thì chẳng thấy một ngọn núi nào đủ lớn để có thể ví bằng hình ảnh ‘hổ ngồi’, tương xứng với hình ảnh ‘rồng cuộn’ của các con sông nơi đây.

Chỉ khi mở rộng tầm nhìn phong thuỷ vĩ mô ra khắp địa bàn Bắc Bộ mới thấy vùng đất Thăng Long được các dãy núi đá hùng vĩ vây quanh, từ xa ‘chầu’ về. Đó là các dãy: Đông triều, Tam Đảo, Hoàng Liên, Ba Vì, Chi Nê, Tam Điệp… Bởi vậy vùng Thăng Long có thế đất ‘hổ chầu’, chứ không phải ‘hổ ngồi’ (!). Dưới đây người viết mạo muội dùng cụm từ ‘rồng cuộn hổ chầu’ thay cho ‘rồng cuộn hổ ngồi’. Thế đất của Thăng Long như thế thì chỉ những cuộc vận động tạo sơn cỡ hành tinh mới có thể làm đổi thay hoặc biến dạng mà thôi.

Trong chiếu dời đô Vua Lý Thái Tổ có nhắc đến Cao Vương và thành Đại La. Vậy thì Cao Vương là ai? Cao Vương là Cao Biền, người được Vua Đường Hàm Thông (Trung Quốc) cử sang Giao Châu đánh đuổi quân Nam Chiếu (ở Vân Nam, Trung Quốc ngày nay), sau đó được cử ở lại giữ chức tiết độ sứ Giao Châu từ năm 866 (thời thuộc Đường).

Gọi Cao Biền bằng danh xưng Cao Vương là không đúng với thực tế lịch sử. Các sử liệu của Trung Quốc, kể cả Tân Đường Thư quyển 224 hạ và Cao Biền Truyện, đều không thấy ghi việc Cao Biền xưng Vương. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho rằng đó chỉ là do ‘một số người Giao Châu kinh sợ Biền mà gọi Biền là Cao Vương’ (theo chú thích 2, trang 199, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – ĐVSKTT).

Trong thời gian mở rộng Thành Đại La, “Biền biết (?) đất Cổ Pháp có khí tượng đế vương bèn đào đứt sông Điềm (tức sông Tương ở Tiên Sơn, Bắc Ninh) và đầm Phù Chẩn để cắt long mạch, tất cả 19 chỗ (theo Thiền Uyển Tập Anh, trang 178, NXB Văn Học, Hà Nội, 1990).

Trong sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (LSPGVN), (NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001), học giả Lê Mạnh Thát viết rằng: “Tuy vậy các sử liệu Trung Quốc không trực tiếp nói đến chuyện này, mà chỉ xác nhận Cao Biền lập một bàn đồng giữa trời để tu luyện. Phải chăng đây là một thủ đoạn nham hiểm, dùng những thuật lạ phong thuỷ, thần bí nhằm uy hiếp và thủ tiêu ý chí giành độc lập của dân tộc ta”. Thiết nghĩ, ngay cả việc dùng thuật lạ phong thuỷ của Cao Biền có lẽ cũng chỉ là một mánh lừa bịp để hù doạ những ai nhẹ dạ cả tin mà thôi (!).

Cao Biền chỉ mở rộng cái thành luỹ đã có sẵn ở cửa sông Tô Lịch, chứ Cao Biền không phải là người đầu tiên chọn vùng đất cửa sông Tô Lịch làm trị sở. Trong khi đó văn từ Chiếu Dời Đô đã gây ra hiểu lầm đáng tiếc. Khiến cho người mặc cảm nghĩ rằng người Việt mình thiếu tinh thần sáng tạo, ngay việc chọn đất làm kinh đô phải cũng theo vết cũ của Thành Đại La do Cao Biền chọn (!). Bây giờ chúng ta hãy bàn giải vấn đề này, thử xét xem thành luỹ cũ bên cửa sông Tô Lịch đã có từ bao giờ và ai là người đầu tiên chọn vùng đất có thế ‘rồng cuộn hổ chầu’ này làm kinh đô (hoặc trị sở)?

Kỉ Nhà Tiền Lý trong ĐVSKTT I, trang 179, cho biết: “Mùa xuân, tháng Giêng Năm Giáp Tí (544 STL) Vua (Lý Bí hoặc Lý Bôn) nhân đánh thắng giặc lên ngôi xưng là Nam Việt Đế (tức Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân và đóng đô ở Long Biên”. Cuối trang ông Ngô Đức Thọ (người dịch ĐVSKTT ra tiếng Việt) chú thích: “Vị trí của Thành Long Biên đến nay vẫn chưa xác định, có thể ở vùng gần thị xã Bắc Ninh”.

Còn tác giả Keith Weller Taylor trong tác phẩm Sự Ra Đời Của Việt Nam (The Birth of Vietnam), lại cho rằng: “Kinh đô của Lý Bí không tìm thấy trong các nguồn tư liệu, nhưng chúng ta có thể phỏng đoán rằng thành trì chính của ông (Lý Bí) là Gia Ninh. Gia Ninh nằm ở ngay sát bên quê nhà ông, gần nơi gặp gỡ của sông Hồng với các phụ lưu của nó. Theo truyền thuyết thì đây là vùng đất mà các vua Hùng đã ngự trị, nó đã là một trung tâm chính trị tự nhiên nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng”.

(Ly Bi’s capital is not identified in the sources, but we can surmise that his main citadel was Gia Ninh. Gia Ninh lay close to Bi’s home estates, near the place where the Hong river is joined by its tributaries. This is the region where the Hung Kings supposedly ruled, it was a natural political center at the head of the Hong river plain).

Xem thêm: Bình dương: xe tải tông hàng loạt xe máy đang dừng đèn đỏ, 1 người tử vong

Cái ‘có thể’ của ông Ngô Đức Thọ về vị trí kinh đô của Lý Nam Đế ở gần thị xã Bắc Ninh ngày nay là không có căn cứ, bởi vì không có sử liệu nào nói thế; còn cái điều ‘không tìm thấy’ (is not identified) của ông K.W. Taylor về kimh đô (capital) của Lý Bí thì rõ ràng không giúp gì cho việc tìm ra kinh đô của Lí Nam Đế. Vả lại, nên chú ý ở trang 180 của ĐVSKTT I còn cho biết thêm sau khi bị thua trận ở thành trì bên cửa sông Tô Lịch, Lý Nam Đế mới rút quân về Gia Ninh.

Học giả Lê Mạnh Thát trích dẫn trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập II (LSPGVN II) (từ trang 375 đến 378) rằng sách Lương Thư của Trung Quốc cũng ghi nhận rằng năm 545 Lý Nam Đế đã dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch.

Tác giả Nguyễn Văn Uẩn trong tác phẩm đồ sộ Hà Nội Nửa Đầu Thế Kỉ XX (NXB Hà Nội; năm 2000; trang 187 và188), viết rằng sau khi đặt kinh đô tại Long Biên, ở cửa sông Tô Lịch, Lý Nam Đế cho mở rộng chùa Yên Trì ở bờ phải sông Hồng, đặt tên là Khai Quốc (nghĩa là Mở Nước), nay quen gọi là chùa Trấn Quốc. “Chùa Trấn Quốc vốn có từ thời Lý Nam Đế, là một ngôi chùa cổ của nước Nam, một trung tâm Phật giáo dòng Vô Ngôn Thông”; “Năm Ất Mão (1615) đời Lê Kính Tông, nền chùa bị nước xói, có nguy cơ bị lở, dân làng xin được di dời chùa vào trong đê và dựng trên gò Kim Ngư (cá vàng)”.

Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…Sau ngày dẫn quân bản bộ vượt biển vào đất Quảng Trị để gây dựng một giang sơn riêng nằm về phía Nam của dải Hoành Sơn, Chúa Nguyễn Hoàng đã mở cuộc dò tìm địa thế, đi xem xét hình thể núi sông vùng tả ngạn sông Hương và phát hiện giữa đồng bằng xã Hà Khê (cách trung tâm TP. Huế hiện nay khoảng 5-6 cây số về hướng Tây) nổi lên một gò cao (đồi Hà Khê) có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại, phía trước đồi có con sông lớn uốn khúc bọc quanh, phía sau có hồ nước lớn, tạo thành phong cảnh tốt tươi.

Đang xem: Thế đất rồng cuộn hổ ngồi

Nhân đó, chúa thượng hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền một đêm kia bỗng có một bà già mặc áo đỏ quần xanh hiện ra trên đỉnh gò nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ khí thiêng và giữ bền long mạch”.Nói xong liền biến mất, người trong vùng gọi bà là Thiên Mụ – tức bà già ở cõi trời xuống. Chúa (Nguyễn Hoàng) cho nơi ấy có linh khí, mới dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ” (theo Quốc sử quán triều NguyễnĐại Nam thực lục).Những học giả phương Tây như A. Bonhomme cũng đề cập tới việc Nguyễn Hoàng đi dò long mạch “không một hòn núi nào mà ngài không đặt chân đến, không một dòng sông nào mà ngài chẳng lưu tâm” để rồi tìm ra thế đất tốt của đồi Hà Khê và lập chùa Thiên Mụ trên ấy, dẫn đến những câu chuyện được dân gian thần bí hóa như:“Khi chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê để vào khuôn viên chùa cư trú và mỗi lần khát nước rùa lại bò về hướng hồ nước sau chùa để uống, dần dà rùa đã làm đổ hàng rào (La thành cao 2,30m) phía sau chùa.

*
Chùa Thiên Mụ.

Con rùa kỳ quặc trên đã bị sét đánh trong một cơn giông hãi hùng và bị hóa đá tại chỗ, đến nay vẫn nằm đó. Cạnh những câu chuyện dân gian tương tự như đã nêu, thực tế lịch sử cho thấy đồi Hà Khê và ngôi Quốc tự Thiên Mụ được rạng rỡ hoặc bị điêu tàn cũng tùy theo thịnh suy của từng thời.Rạng rỡ nhất là thời chúa Nguyễn Phúc Chu với hàng chục công trình kiến trúc mới, cho đúc đại hồng chung, tức quả chuông lớn nhất thời ấy (1710) nặng đến 2.052kg, cao 2,50m, đường kính ở miệng rộng 1,34m. Tiếng đại hồng chung này đã đi vào ca dao: Gió đưa cành trúc la đà/ Hồi chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương và vang vào hồn thơ của vua Thiệu Trị sau này để nhà vua viết bài thơ Thiên Mụ chung thanh (Tiếng chuông Thiên Mụ) với mấy câu mở đầu: “Thiên Mụ tự, Đình độc trừ tinh. Sơn xuyên Linh sàng. Long bàn hồ thủ đao củng kinh thành. Hổ khiếu cao tôn phủ lâm Hương phái”.Nghĩa là chùa Thiên Mụ là nơi kết tụ linh khí của trời đất và núi sông, nơi rồng uốn khúc nhìn lại chốn kinh thành (long bàn hồi thủ) và nơi cọp ngồi trên cao cất tiếng rống vang động cả dòng sông bên dưới (hổ khiếu cao tôn). Rõ ràng nhà vua đã nói đến thế đất “long bàn hổ cứ” của đồi Hà Khê.Nếu không có đồi Hà Khê chắc chắn sẽ không có chùa Thiên Mụ như ta đã thấy. Chùa được trùng tu vào năm 1665 dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Tần và vào năm 1738 – 1744 dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Các tác giả biên soạn tập Thần Kinh nhị thập cảnh – thơ Vua Thiệu Trị (NXB Thuận Hóa 1997) cho biết chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê là “một ngọn đồi chạy theo hướng Bắc Nam, có bề mặt gần như hình chữ nhật, kích thước 313m x 76m (…) địa thế của chùa đúng là “sơn triều thủy tụ” hết sức hữu tình.Từ xa nhìn lại, đồi Hà Khê tựa như hình dáng một con rùa khổng lồ, cõng trên lưng ngôi chùa cổ kính đang cúi đầu xuống để uống nước sông Hương”. Một tác giả khác ghi rõ: “Trong viễn tượng địa lý phong thủy xưa thì chùa Thiên Mụ tọa ở phương vị “Cấn” (Tây – Bắc) để hướng về phương vị “Tốn” (Đông – Nam) đúng với hướng của kinh thành Phú Xuân”.

Điêu tàn nhất là thời quân Trịnh từ phía Bắc tràn vào chiếm Phú Xuân (1774) và thời Tây Sơn tiếp đó (1786 – 1801) đã đẩy cơ nghiệp gầy dựng hơn 200 năm sụp đổ khiến Chúa Nguyễn phải chạy về phía Nam, để lại đồi Hà Khê hoang vắng và cảnh chùa Thiên Mụ tàn tạ trong binh lửa. Trọng thần của nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích khi đến đó đã ngậm ngùi ghi nhận những đổ nát, nền chùa bị san bằng để làm đàn tế lễ.Khi Vua Gia Long khôi phục Phú Xuân và lên ngôi (1802) đã cho tôn tạo lại chùa Thiên Mụ (1815) và nói với quần thần đại ý rằng: “Đây là nơi linh thiêng của tiên đế ta đã chọn”. Vua Minh Mạng tiếp tục công trình (1831) và các đời Thiệu Trị, Thành Thái, Khải Định đều có dựng bia ở chùa, nay vẫn còn.Khoa phong thủy ngày nay được hỗ trợ và soi sáng thêm bởi một số ngành khoa học như địa chất học và khảo cổ học. Về địa chất học, tài liệu của Hà Xuân Dương cho biết đồi Hà Khê là một khối đá hoa cương nằm trong dãy núi đá vôi vùng Long Thọ – Lại Bằng. Dưới chân đồi có một vực nước rất sâu với dải đá nhọn lởm chởm dưới đáy. Đó là kết quả của quá trình cấu tạo địa chất trong khu vực đồi Hà Khê.Cụ thể, dòng nước ngầm dưới đáy sông Hương chảy qua hàng thiên niên kỷ đã bào mòn lớp đá vôi để lộ ra phần đá hoa cương cứng cáp. Vì thế, khi sông Hương chảy đến đó không thể băng qua được, nên phải lượn vòng trước mặt đồi, góp nước từ xa đổ về vực sâu, tạo thành thế “thủy tụ”.Từ đỉnh đồi nhìn xuống, chỗ “thủy tụ” như một thế giới huyền ảo vào những ngày đầu thu sương giáng và long lanh ánh nguyệt vào những đêm rằm, mà có lẽ nhạc sĩ Văn Cao từng giong thuyền đến đó nên đã viết: Một đêm đàn lạnh trên sông Huế – Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh…Từ đỉnh đồi nhìn lên, thấy xa xa hiện rõ dãy núi “trấn sơn” Kim Phụng: “Dãy núi này rất cao về phía Tây Nam. Nó cùng chạy với Trường Sơn hùng vĩ, nhưng vào đến sơn phận của huyện Phong Điền thì một ngọn đồi tách khỏi dãy Trường Sơn để chạy xuyên theo hướng Đông Nam vào đến tận sơn phận của làng Cổ Bi”.Từ đó, trên đường đi, sơn mạch của dãy núi ấy có đoạn nổi lên (thành rú Lại Bằng), có đoạn lại chìm xuống dưới các cánh đồng, rồi nổi lên lần nữa thành gò, thành đồi – cứ thế kéo dài ra trông như một con rồng đang uốn lượn lên xuống qua nhiều núi, nhiều rừng (như Phụ Ô, Bồn Trì, Bồn Phổ) cho đến “xã Hà Khê thì đột khởi thành đồi Hà Khê mà người ta thường cho là “đầu rồng nhìn ngoảnh lại” tức là thế đất “long hồi cố tổ” trong khoa địa lý phong thủy” (Hà Xuân Dương – Kiến trúc chùa Thiên Mụ).Đến cuối thế kỷ 20, chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê là một trong các di tích quan trọng đã góp phần cùng thành quách, cung điện, lăng tẩm tạo nên diện mạo và giá trị của Quần thể di tích Huế – một quần thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.Đó không chỉ là danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước, mà theo nhiều nhà nghiên cứu đã ảnh hưởng sâu đậm “đến cả cuộc tồn vong của một nền văn hóa” và “đã gắn liền đời sống tâm linh của dòng họ Nguyễn từ vị chúa đầu tiên cho đến vị vua cuối cùng” (Phan Thuận An). Hoặc như nhận định của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong công trình biên soạn về Phật giáo xứ Huế:“Sở dĩ chùa Thiên Mụ càng ngày càng có ảnh hưởng lớn là vì ngọn đồi Hà Khê – nơi có sơn triều thủy tụ, có long mạch phát đế vương cho dòng họ Chúa Nguyễn và triều Nguyễn kể từ 1558 (năm Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa) cho đến 1945 (năm Vua Bảo Đại thoái vị)” – theo đó tính ra, họ Nguyễn đã có ngót 387 năm đăng quang, thăng trầm và tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam.

*

*

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Mẹo hay chống nóng mùa hè không cần điều hòa ít người biết

Xào thịt bò muốn mềm như đậu phụ cần ghi nhớ cách ướp thịt này

Luộc thịt cho 3 gia vị này, bảo sao thịt hôi, cứng, không ngon ngọt

Lệ Rơi giờ ra sao sau 8 năm ngày bất ngờ nổi tiếng?

Bí ẩn bóng đèn sợi đốt lâu nhất thế giới, dùng từ năm 1901 đến giờ

Coi thường chiếc chăn rẻ tiền mẹ chồng tặng hôm cưới và cái kết

Giật mình loại dầu càng ăn càng hại, nhà có tốt nhất bỏ đi

Mặc đồ như không, cô gái trẻ cưỡi xe máy phóng như bay

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có gì đặc biệt?

Hot girl gợi cảm “mặc như không mặc” khoe body thiêu đốt ánh nhìn

Lạ lùng hồ không chứa nước nhưng chứa thứ quốc gia nào cũng săn lùng

Xã hội
Kho tri thức
Khoa học & Công nghệ
Kinh doanh
Quân sự
Thế giới
Ô tô – Xe máy
Đời sống
Giải trí
Cộng đồng trẻ
Tin Tức Thế Giới
Tin Xa Hoi
Xem Phong Thuy
Bao Dien Tu
Tin Tuc Quan Su
Gia Xang Dau
Món Ăn Ngon
Mẹo Trị Mụn Hay 2015Chăm Sóc Bà Bầu
Trang Điểm Làm Đẹp
Máy Bay Mất Tích
Phiến Quân Is
Lãnh Đạo Kim Jong-un
Hot Girl
Hot Boy
Du Bao Thoi Tiet 2015Trương Hình Dư
Xem Tuoi Lam An
Điểm Chuẩn Đại Học 2015Thủ Tướng Lý Quang Diệu
Đề Thi Môn Toán
Đề Thi Môn Văn
Đề Thi Môn Vật LýĐề Thi Môn Hóa Học
Đề Thi Môn Sinh Học
Đề Thi Môn Tiếng Anh

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

P. Tổng biên tập phụ trách: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Đặng Mạnh Hùng, Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 53 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VPGD: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Tầng 5, 224 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.