Top 10 Thành Phố Nào Đông Dân Nhất Thế Giới ? Top 11 Thành Phố Đông Dân Nhất Thế Giới Hiện Nay

Dân số trên thế giới hiện nay phân bố không đồng đều và bất hợp lý. Các thành phố lớn trở nên quá tải trong khi đó ở những vùng thôn lại rất ít cư dân sinh sống. Trong bài viết này hãy cùng Vua Nệm điểm qua top 11 thành phố đông dân nhất thế giới hiện nay để có thêm những thông tin hữu ích về thế giới xung quanh chúng ta các bạn nhé!


1. Top 11 thành phố đông dân nhất

1.1. Tokyo, Nhật Bản

Dân số thành phố Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2022 được ước tính là 37.274.000 người, tăng gấp hơn 3 lần so với số dân vào năm 1950 là 11.274.641 người. Không quá bất ngờ khi Tokyo lọt top những thành phố đông dân nhất. Nơi đây là một trong những thành phố có sức phát triển bậc nhất Châu Á, thu hút nhiều người đến định cư và sinh sống.

Bạn đang xem: Thành phố nào đông dân nhất thế giới

Từng chỉ là một làng chài nhỏ với tên gọi Edo cho đến khi Thiên Hoàng Minh Trị chọn nơi đây làm kinh đô, Tokyo đã phát triển rất nhanh chóng cả kinh tế lẫn dân số. Số dân tăng đáng kể một phần đến từ quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị, cùng với đó là hoạt động nhập cảnh và định cư của người nước ngoài.

*
Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu top 11 thành phố đông dân nhất thế giới

1.2. Delhi, Ấn Độ


Delhi là một đô thị lớn ở Ấn Độ. Theo ước tính, dân số năm 2022 của Delhi là 32.065.760 người. Đáng nói, vào năm 1950, con số này chỉ là 1.369.369, điều này phản ánh sự bùng nổ dân số đến chóng mặt tại thành phố này. Những ước tính cho thấy, mức thay đổi dân số hàng năm của Delhi là 2,94%. Nghĩa là trong tương lai, số dân tại đây sẽ có tăng lên rất nhiều.

Theo các nghiên cứu, Delhi đã có người sinh từ thế kỷ thứ VI. Trong suốt chiều dài lịch sử, nơi đây từng là thủ đô của nhiều đế chế và vương quốc. Với việc gia tăng dân số một cách thiếu kiểm soát, Delhi hiện phải đối mặt với nhiều thách thức như cung cấp điện nước, phương tiện giao thông và ô nhiễm môi trường.

Delhi là một đô thị lớn ở Ấn Độ với dân số là 31.181.376 người (năm 2022)

1.3. Thượng Hải, Trung Quốc

Dân số tại Thượng Hải ước tính đến năm 2022 là 28.516.904 người. Diện tích thành phố lớn, lên đến hơn 6.340 km vuông, cho phép Thượng Hải quy tụ người dân khắp nơi đổ về sinh sống, định cư.

Không chỉ là thành phố đông dân nhất, Thượng Hải cũng lọt top những thành phố giàu nhất thế giới. Điều này tác động không nhỏ đến chất lượng đời sống người dân trong thành phố. Theo các chuyên gia dự đoán, đến năm 2050, dân số Thượng Hải có thể đạt tới 50 triệu người.

*
Dân số tại Thượng Hải ước tính đến năm 2022 là 27.795.702 người

1.4. Sao Paulo, Brazil

Năm 2022, dân số tại Sao Paulo ước tính là 22.429.800 người, tăng gần 20 triệu người so với năm 1950. Mức thay đổi dân số hàng năm tại Sao Paulo là 0,88%. Đáng nói tại Sao Paulo đón một lượng lớn những người nhập cư, trong một cuộc khảo sát tại một trường đại học ở Sao Paulo, 81% sinh viên cho biết họ là con cháu cũng những người nhập cư nước ngoài.

Nhắc đến Sao Paulo người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí, tài chính và thương mại. Đây cũng là thành phố của những cuộc diễu hành tự hào về người đồng tính lớn nhất thế giới. 

*
Dân số tại Sao Paulo ước tính là 22.237.472 người (năm 2021)

1.5. Mexico City, Mexico

Dân số của Mexico City vào năm 2022 được ước tính là 22.085.140 người, chiếm tới 20% dân số Mexico. Sự tăng trưởng về dân số khiến Mexico City phải đối mặt với các thách thức về nhà ở và các dịch vụ cần thiết cho người dân.

Một trong những nguyên nhân khiến Mexico có sự gia tăng đáng kể đến từ lượng lớn người nhập cư khắp nơi trên thế giới. Thành phố này hiện là nơi sinh sống của nhiều người nước ngoài đến từ Canada, Mỹ, Colombia, Argentina, Cuba, Haiti, Tây Ban Nha, Đức… Gần đây nhất còn phải đón nhận làn sóng nhập cư đến từ các quốc gia Châu Á là Hàn Quốc và Trung Quốc.

*
Dân số của Mexico City vào năm 2021 được ước tính là 21.918.936 người

1.6. Dhaka, Bangladesh

Dhaka là một thành phố nằm ở trung tâm Bangladesh, dọc theo sông Buriganga. Năm 2022, dân số ước tính tại Dhaka là 22.478.116 người. Trước đó vào năm 1950, con số này chỉ là 335.760 người.

Dân số đông trong khi đời sống người dân thấp, ước tính có đến 3 triệu người sống trong các khu ổ chuột ở Dhaka. Mật độ dân số tại Dhaka lên tới 23.000 người/ km vuông. Đông đúc là vậy, thế nhưng mỗi ngày Dhaka phải đón thêm khoảng 2000 người di chuyển đến từ các vùng quê, làng mạc lân cận.

*
Năm 2021, dân số ước tính tại Dhaka là 21.741.090 người

1.7. Cairo, Ai Cập

Cairo được biết đến là thủ đô của Ai Cập, là nơi có nền văn minh lâu đời. Theo các nghiên cứu, thành phố này đã có người định cư ít nhất từ thế kỷ thứ IV bởi có được vị trí quan trọng trên sông Nile. Năm 2021, dân số tại Cairo ước tính khoảng 21.322.700 người và mật độ dân số cũng rất cao, lên tới 19.376 người/ km vuông.

Thuộc top 11 thành phố đông dân nhất thế giới nhưng Cairo không đi kèm với sự phát triển kinh tế. Nơi đây là một đô thị nghèo với mức sống người dân thấp và các vấn đề nghiêm trọng khác như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, tắc đường…

*
Năm 2021, dân số tại Cairo ước tính khoảng 21.322.700 người

1.8. Bắc Kinh, Trung Quốc

Ngoài Thượng Hải, đất nước tỷ dân Trung Quốc cũng góp thêm một cái tên khác vào danh sách, đó là thành phố Bắc Kinh. Ước tính đến năm 2022, dân số tại Bắc Kinh đạt khoảng 21.333.332 người, gần như bằng toàn số dân số nước Úc.

Vào năm 1950, dân số tại Bắc Kinh chỉ là 1.671.365 người. Điều này có thể thấy dân số Bắc Kinh có mức gia tăng đáng kể và được dự báo sẽ còn tăng cao cho đến 2035. Mặc dù không phải là một đô thị nghèo, tuy nhiên, dân số đông khiến Bắc Kinh đối mặt với vấn đề lớn chính là ô nhiễm môi trường do khí thải từ nhà máy than và lượng ô tô quá lớn.

*
Năm 2022, Bắc Kinh có khoảng 21.333.332 người gần như bằng toàn số dân số nước Úc

1.9. Mumbai, Ấn Độ

Một thành phố khác của Ấn Độ góp tên vào danh sách các thành phố đông dân, đó là Mumbai (hay còn gọi là Bombay) với khoảng 20.961.472 người được ước tính vào năm 2022.

Mumbai có sự gia tăng dân số đáng kể, thống kê cho thấy tăng gấp đôi so với năm 1991. Đây là thời điểm Mumbai đón một lượng lớn người di cư từ các vùng nông thôn lên thị trấn tìm việc làm. Không khác người anh em Delhi là mấy, Mumbai cũng là đô thị nghèo khi có đến 41% người dân sống trong các khu ổ chuột. Vấn đề về sức khỏe chính là thứ mà người dân phải đối mặt hàng ngay khi cuộc sống không được đảm bảo.

*
Mumbai, Ấn Độ với khoảng 20.961.472 người (ước tính vào năm 2022)

1.10. Osaka, Nhật Bản

Thành phố Osaka hiện có dân số ước tính khoảng 19.110.600 người (năm 2021). Đáng nói, số dân Osaka vào đầu năm 2022 không hề tăng so với năm trước đó mà thậm chí còn giảm còn 19.059.856. Nguyên nhân sự thụt giảm dân số đến từ các nguyên nhân như tỷ lệ sinh thấp trong khi số người tử vong cao hơn, do cư dân chuyển đi nơi khác sinh sống…

Như vậy có thể thấy, mặc dù thuộc top thành phố đông dân nhất thế giới nhưng Osaka đang phải đối mặt với sự sụt giảm dân số, một vấn đề chung mà đất nước Nhật Bản đang gặp phải.

*
Thành phố Osaka hiện có dân số ước tính khoảng 19.059.856 người

1.11. Trùng Khánh, Trung Quốc

Trong top 11 thành phố đông dân nhất, Trung Quốc có đến 3 cái tên tham dự. Trong đó Trung Khánh chính là cái tên “chốt sổ” danh sách này. Trùng Khánh là một thành phố nằm ở phía tây nam Trung Quốc, tính đến năm 2022 thì có khoảng 32 triệu người sinh sống, mức tăng là 7,5% trong thập kỷ qua.

Thành phố Trùng Khánh nói riêng và Trung Quốc nói chung hiện đang phải đối mặt với vấn đề cơ cấu dân số khi mà dân số gia tiếp tục tăng trong khi lực lượng lao động giảm. Đến năm 2050, gần ⅓ dân số Trung Quốc và Trùng Khánh sẽ trên 60 tuổi.

*
Trùng Khánh là một thành phố nằm ở phía tây nam Trung Quốc có khoảng 16.874.740 người sinh sống (2022)

2. Phân bố dân cư không hợp lý gây ra nhiều tác hại

Việc phân bố dân cư không không hợp lý là vấn đề lớn đối với mỗi thành phố. Dân số tập trung quá đông tại một nơi làm mất cân bằng về lao động, nơi thừa, nơi thiếu; gây ra nhiều vấn nạn xã hội như ùn tắc giao thông, trộm cắp, chênh lệch giàu nghèo…

Không những thế các vấn đề về an sinh xã hội, sức khỏe y tế… cũng không được đảm bảo. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng là vấn đề thường xảy đến tại những thành phố quá đông dân cư. Chính vì vậy, phân bổ dân cư là bài toán khó mà các nhà lãnh đạo mỗi quốc gia phải giải quyết.

Xem thêm: Cách sử dụng máy may mini - cách sử dụng máy khâu mini

Trên đây Vua Nệm vừa giới thiệu đến bạn danh sách 11 thành phố đông dân nhất thế giới. Nếu đông dân đi đôi với diện tích và chất lượng đời sống người dân thì sẽ là một điều rất tuyệt vời đối với mỗi thành phố.

Dinh dưỡng - món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
*

thibanglai.edu.vn -Theo bảng xếp hạng này, trong 5 thành phố đông dân nhất thế giới, Châu Á có 4 đại diện là Tokyo, Delhi, Thượng Hải và Mumbai.
*
Rio de Janeiro, Brazil. Dân số năm 2016 là 12.981.000 người. Khí hậu của Rio de Janeiro dễ chịu quanh năm. Ảnh: Bãi biển Copacabana là một trong những địa điểm đông đúc nhất thành phố, nơi thường tập trung rất đông người dân địa phương và khách du lịch.

*
Quảng Châu là thành phố lớn thứ ba ở Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 13.070.000 người. Thành phố cảng nhộn nhịp này là một trong những trung tâm thương mại và sản xuất lớn nhất Trung Quốc, có hàng triệu công nhân từ khắp đất nước làm việc tại đây. Ảnh: Hành khách chờ đợi để vào ga đường sắt sau khi những chuyến tàu hoả bị hoãn do thời tiết xấu. 

*
Manila, Philippines. Người dân đi trên xe tải để vượt qua một con đường bị ngập nước sau mưa lớn. Dân số năm 2016 là 13.131.000 người. 

*
Lagos, Nigeria. Dân số năm 2016 là 13.661.000 người. Lagos là thủ đô thương mại của Nigeria và cũng là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở châu Phi. LHQ dự báo rằng dân số của Lagos sẽ tăng lên 24.239.000 người vào năm 2030.

*
Trùng Khánh, Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 13.744.000 người. Với vị trí gần sông Dương Tử, Trùng Khánh là một thành phố cảng nổi tiếng và là trung tâm công nghiệp ở Tây Nam Trung Quốc.

*
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số năm 2016 là 14.365.000 người. Đây là một trung tâm du lịch thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Istanbul còn là trung tâm của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, sân bay Istanbul mới hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ có thể đón 150 triệu hành khách một năm khi được khai trương vào năm 2018.

*
Kolkata (Calcutta), Ấn Độ. Dân số năm 2016 là 14.980.000 người. Kolkata nằm ở phía Đông Ấn Độ, gần biên giới Bangladesh. Đây cũng là thủ phủ của bang Tây Bengal.

*
Buenos Aires, Argentina. Dân số năm 2016 là 15.334.000 người. Là thủ đô của Argentina, Buenos Aires là một thành phố quan trọng của nhiều ngành công nghiệp chính của đất nước, bao gồm du lịch, tài chính và sản xuất.

*
Karachi, Pakistan. Dân số năm 2016 là 17.121.000 người. Là thủ đô kinh tế và công nghiệp của Pakistan, Karachi là một thành phố đang phát triển. Cảng Karachi và cảng Bin Qasim đều nằm ở đây, phục vụ ngành công nghiệp vận tải và thương mại của Karachi. Dự đoán dân số của thành phố sẽ tăng lên vào năm 2030 với khoảng 24.838.000 người.

*
Dhaka, Bangladesh. Dân số năm 2016 là 18.237.000 người. Dhaka là đô thị đang phát triển ở Bangladesh với dân số dày đặc. Với 44.500 người trên mỗi kilômét vuông , thành phố này là thành phố đông dân nhất thế giới vào năm 2015.

*
New York, Mỹ. Dân số năm 2016 là 18.604.000 người. Hơn 2/5 toàn bộ dân số của bang New York sống ở thành phố New York.

*
Al-Qahirah (Cairo), Ai Cập. Dân số năm 2016 là 19.128.000 người. Cairo được coi là thành phố gắn liền với lịch sử Ai Cập cổ đại, đặc biệt là do vị trí của Kim tự tháp Giza và là một thành phố đông dân tầm cỡ quốc tế. Ngoài ngành công nghiệp du lịch, Cairo còn là nơi có nhiều bệnh viện và trường đại học hiện đại.

*
Osaka, Nhật Bản. Dân số năm 2016 là 20.337.000 người. Osaka đang dự kiến sẽ giảm dân số xuống còn 19.976.000 vào năm 2030. Dân số thành phố đã giảm trong vài năm qua, một phần là do tỷ lệ sinh thấp. Tuy nhiên, số người nước ngoài ở Osaka đang gia tăng.

*
Thành phố Mexico. Dân số năm 2016 là 21.157.000 người. Thành phố Mexico và đô thị lân cận có sự kết hợp độc đáo của văn hóa cổ đại và ngành công nghiệp hiện đại. Thành phố còn là một trung tâm tài chính của Mỹ Latinh.

*
 Bắc Kinh, Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 21.240.000 người. Trung Quốc là nơi có 4 thành phố đông dân nhất thế giới và Bắc Kinh đứng thứ hai. Dân số dự kiến sẽ tăng đến 27.706.000 người vào năm 2030.

*
Sao Paulo, Brazil. Dân số năm 2016 là 21.297.000 người. Với dân số gần 22 triệu người, Sao Paulo, Brazil, là thành phố đông dân nhất ở Nam bán cầu. Sao Paulo là một thành phố đa văn hoá với nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

*
Mumbai (Bombay), Ấn Độ. Dân số năm 2016 là 21.357.000 người. Nhìn các bức ảnh người dân di chuyển trên các phương tiện công cộng của thành phố sẽ biết thành phố đông đúc thế nào. Ngoài việc là một trong những thành phố đông dân nhất Ấn Độ và trên thế giới, Mumbai cũng là thành phố giàu nhất ở Ấn Độ với tổng tài sản lên đến 280 tỷ USD.

*
Thượng Hải, Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 24.484.000 người. Là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, ngoài việc trở thành một điểm du lịch phổ biến, Thượng Hải cũng là một trung tâm tài chính và là nơi có cảng container đông đúc nhất trên thế giới .

*
Delhi, Ấn Độ. Dân số năm 2016 là 26.454.000 người. Delhi là thành phố ở miền Bắc Ấn Độ, đông dân thứ hai trên thế giới. Trên thực tế, vào năm 2030, LHQ dự đoán dân số của Delhi sẽ tăng gần 10 triệu người.

*
Tokyo, Nhật Bản. Dân số năm 2016 là 38.140.000 người. Đến năm 2016, Tokyo là thành phố đông dân nhất trên thế giới. Tokyo từ lâu đã có tiếng là có mật độ dân cư cao. LHQ vẫn hy vọng Tokyo sẽ giữ vị trí số 1 về dân số trong năm 2030. Dân số của thành phố dự kiến sẽ giảm xuống còn 37.190.000 người trong 13 năm tới.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.