XUẤT HIỆN CỤC U NỔI HẠCH Ở CỔ TAY HIỆU QUẢ NHẤT, NỔI HẠCH Ở TAY (SƯNG HẠCH) BÁO HIỆU BỆNH GÌ

U bao hoạt dịch khớp cổ tay thường không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Có thể điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay bằng thuốc, không dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy tình trạng bệnh nhân.

Bạn đang xem: Nổi hạch ở cổ tay


U bao hoạt dịch khớp cổ tay là gì?

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là tình trạng tiết dịch khớp bất thường lâu ngày tạo thành khối u. Ban đầu là những cục u nhỏ xuất hiện ở cổ tay, sưng tấy, màu đỏ sẫm ngoài da. Bề mặt khối u tròn, nhẵn, trơn, có thể sờ nắn được.

Người bệnh cảm thấy đau như có vật nặng đè lên cổ tay, đau khi xoay cổ tay, vận động khớp tay thiếu linh hoạt. Lâu dần, khối u tiến triển to hơn, đau tăng lên, thậm chí đau dữ dội khi cầm nắm hoặc nâng vác đồ vật.

U bao hoạt dịch khớp cổ tay thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể xảy ra ở tất cả mọi người do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, bong gân, chấn động khớp lặp đi lặp lại, tuổi tác, tính chất nghề nghiệp, bệnh viêm khớp…


*

U bao hoạt dịch khớp cổ tay xảy ra khi tình trạng tiết dịch khớp bất thường lâu ngày.


U bao hoạt dịch là khối u lành tính, không thể trở thành ung thư và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay vẫn là việc cần thiết để người bệnh không phải đối mặt với các cơn đau do khối u chèn ép dây thần kinh, nguy cơ u vỡ do va đập hay nhiễm khuẩn có thể lan vào khớp.

Các phương pháp điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Tốc độ gia tăng kích thước của u bao hoạt dịch khá chậm. Trong một số trường hợp, khối u có thể tự tiêu biến mà không cần điều trị. Hoặc nếu u bao hoạt dịch không gây ảnh hưởng gì thì có thể không cần phải điều trị mà chỉ cần theo dõi.

Tuy nhiên, khi kích thước khối u đã rõ rệt và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy vào tình trạng khối u để điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay.

Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay không dùng thuốc thường được áp dụng trong trường hợp khối u mỏng, chưa gây đau hoặc đau ít, chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Nẹp cổ tay: Cử động khớp cổ tay nhiều khiến kích thước u bao hoạt dịch tăng. Có thể dùng băng thun, băng keo thể thao, nẹp… để cố định lại khớp cổ tay, giảm khả năng phát triển của u bao hoạt dịch. Phương pháp này không nên thực hiện trong trong thời gian dài vì có thể khiến các cơ quanh cổ tay suy yếu.Vật lý trị liệu: Chườm đá kết hợp cố định khớp giúp giảm tình trạng sưng đau khối u. Người bệnh cũng có thể thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng cho vùng khớp cổ tay nhằm thư giãn khớp, giảm triệu chứng sưng đau và phục hồi chức năng của khớp.
*

Nẹp cổ tay có thể điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay khi bệnh nhẹ, chưa gây đau.


Điều trị dùng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid thường được chỉ định trong điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ đến dạ dày, gan, thận. Vì vậy, liều lượng và cách sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được tiêm Corticosteroid vào vị trí bao hoạt dịch để giảm đau nhức nhanh, giảm mức độ chèn ép của khối u.

Phẫu thuật chọc hút dịch

Phẫu thuật chọc hút dịch trong bao hoạt dịch giúp loại bỏ dịch khớp dư thừa, làm giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì vùng quanh khớp cổ tay, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa và hư tổn sụn khớp. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát bệnh khá cao.

Phẫu thuật cắt bỏ u bao hoạt dịch

Phẫu thuật cắt bỏ u bao hoạt dịch có thể được chỉ định trong trường hợp kích thước khối u lớn gây chèn ép thần kinh khiến bệnh nhân tê mỏi, đau nhiều; khối u gây mất thẩm mỹ, cản trở vận động. Nên phẫu thuật cắt bỏ u bao hoạt dịch khi khối u còn nhỏ, u càng lớn thì phẫu thuật càng khó khăn và để lại sẹo mổ lớn hơn.

Dù vậy, ngay cả khi đã phẫu thuật thì u bao hoạt dịch vẫn có thể tái phát vì một số lý do như cổ bao đóng không kín, phẫu thuật chưa lấy hết chân u, cố định vết khâu chưa đủ thời gian… Sau phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng thuốc đề phòng nhiễm khuẩn theo chỉ định, tránh vận động khớp quá sớm, hạn chế làm việc nặng tác động lên khớp cổ tay…


*

Phẫu thuật cắt bỏ khối u bao hoạt dịch khớp cổ tay thường áp dụng khi khối u lớn, đau nhức và mất thẩm mỹ.


Điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay ở đâu an toàn?

Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.

– Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…

TS. BS. Đỗ Chí Hùng (Nguyên trưởng khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện E Trung ương) với gần 40 năm kinh nghiệm điều trị phục hồi chức năng trước/sau chấn thương, phẫu thuật khớp.TS.BS Phạm Văn Cường với hơn 35 năm kinh nghiệm làm Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, phẫu thuật thành công nhiều ca thay khớp phức tạp và chấn thương chỉnh hình.

– Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức: Máy MRI SIGNA Prime, máy chụp X-quang, siêu âm… giúp phát hiện sớm vị trí và kích thước u bao nhỏ và khó nhìn thấy, giúp chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

– Kết hợp kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi” các cơn đau nhức, tê bì do u bao hoạt dịch khớp cổ tay gây ra, cải thiện vận động khớp.

– Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian khách sạn bệnh viện 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.


*

U bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể điều trị dứt điểm.


Có thể điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng giải quyết. Đồng thời, nên khám định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý về xương khớp.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về phương pháp điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Benhvien
Hong
Ngoc

“Nổi hạch” được hiểu đúng là tình trạng hạch bạch huyết tăng kích thước, có liên quan đến các bất thường của cơ thể. Thông thường mọi người hay gọi nổi hạch ở tay và chân chỉ tình trạng khối u hoặc sưng bất thường. Trong bài viết sau đây, Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ đề cập đến cụm từ này trên phương diện tình trạng khối u bất thường ở tất cả các vị trí tay và chân, không chỉ riêng vị trí hạch.

Xem thêm: Báo Giá Yến Sào Cao Cấp Nha Trang Nguyên Tổ Hộp 100G, Yến Sào Khánh Hòa, Tổ Yến Nha Trang Giá Bao Nhiêu


Nổi hạch ở tay và chân là gì?

Tình trạng nổi hạch ở tay và chân dùng để mô tả một khối sưng, u, nốt hoặc vùng sưng tấy cục bộ trên cánh tay và chân. Các cục u này có thể do bất kỳ tình trạng nào gây ra như: nhiễm trùng, viêm, ung thư hoặc chấn thương. Bên cạnh lòng bàn tay, nhiều người cũng có thể gặp tình trạng nổi hạch ở bắp tay, bắp chân.


*
Nổi hạch ở tay chân được dùng để mô tả khối sưng bất thường

Triệu chứng nổi hạch ở tay và chân

Khối u/ sưng bất thường này có thể:

Đơn lẻ hoặc nhiều khối tập hợp.Sờ mềm hoặc chắc.Đau hoặc không đau.Chúng cũng có thể phát triển nhanh chóng hoặc có thể không thay đổi về kích thước.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng đi kèm với khối sưng bất thường này có thể là:

Chảy máu hoặc bầm tím.Biến dạng các vùng khớp.Có mủ hoặc không.Sốt.Xuất hiện kèm các cục u khác trên cơ thể.Yếu cơ.Sưng đau ở khớp khác.Giảm cân.

Nguyên nhân nổi hạch ở tay và chân

Hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch ở tay và chân như mọi người mô tả là không quá nghiêm trọng. Một số trường hợp hiếm hoi là do các khối u gây nên.

Do chấn thương

Các chấn thương nặng hoặc nhẹ tại chỗ hoặc chấn thương các cơ quan khác cũng có thể dẫn đến hình thành khối sưng trên tay chân như:

Tụ máu.Chấn thương mô mềm.Vết thương do vết đốt/ cắn.

Do bệnh lý viêm nhiễm

Nhiễm trùng có thể gây ra các áp xe khu trú hay các nhọt. Những nguyên nhân viêm nhiễm dẫn đến tình trạng nổi hạch ở tay và chân là:

Áp xe.Nhọt.Viêm tủy xương (Nhiễm trùng xương).

Một số tình trạng viêm trong cơ thể có thể gây ra các cục u ở tay chân, đặc biệt xung quanh các khớp gồm:

Hồng ban nút: Đây là rối loạn gây ra các khối đỏ mềm bên dưới bề mặt da.

*
Gout gây viêm sưng ở các khớp, tạo các cục u sưng đỏ đau
Viêm xương khớp: Tình trạng thoái hóa khớp khi sụn đệm bắt đầu mòn; gây sưng đau khớp.

Do khối u lành tính

U nang bao hoạt dịch
Đây là khối u lành tính xảy ra xung quanh khớp. Thường ở vị trí mặt sau cổ tay hoặc trên bàn tay. U có hình tròn hoặc bầu dục. Các nang phát triển ra khỏi bao gân, bên trong chứa đầy dịch.

Nang xuất hiện và biến mất nhanh chóng; kích thước thay đổi; thường không đau và tự biến mất. Nếu u nang đè lên dây thần kinh, có thể gây tê, đau hoặc yếu cơ ở vùng đó. Hạn chế vận động cổ tay để tránh nang tăng kích thước.

U tế bào khổng lồ của bao gân (GCTTS)

Đây là u lành tính, không lây lan đến các vị trí khác. GCTTS chậm phát triển, thường tạo những cục u không đau. Chúng phát triển trong lớp bao gân (lớp màng bao quanh gân tay).

Nang biểu bì

Chúng là những cục u lành tính dưới da. Nang chứa dịch vàng keratin. Nó được hình thành do sự kích ứng hoặc gây tổn thương da/ nang lông. Thường u nang biểu bì giữ nguyên kích thước; nhưng cũng có thể tăng kích thước theo thời gian. Trường hợp nang bị viêm hay nhiễm trùng có thể gây sưng đau.

Các khối u ác tính

Khối u ác tính thường phát triển nhanh chóng và có hình dạng bất thường. Chúng có thể gây đau đớn. Có nhiều loại ung thư khác nhau ảnh hưởng đến bề mặt hoặc dưới da như: Ung thư da, ung thư tế bào hắc tố, ung thư biểu mô tế bào vảy; các loại sarcom (liposarcoma, rhadomyosarcoma).

Thậm chí có thể gặp một số ung thư đe dọa tính mạng như: ung thư xương hoặc mô mềm; ung thư hệ bạch huyết.

Một số loại u nang hoặc bướu khác ít gặp hơn gồm:

U thần kinh (khối u thần kinh).U xơ (khối u của mô liên kết).U mỡ (Lipomas).Khối u glomus.

Một số nguyên nhân khác

Cổ tay Boss

Đây là tình trạng trong đó xương cổ tay phát triển quá mức. Bạn có thể sờ thấy vết sưng cứng ở mặt sau của cổ tay. Đôi khi có thể bị nhầm với u nang bao hoạt dịch.

Cổ tay Boss có thể gây đau đớn như viêm khớp; đặc biệt lúc tăng hoạt động. Bạn có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế cử động cổ tay.


*
Cổ tay Boss là bất thường xương ở cổ tay, tạo khối u giống nổi hạch ở cổ tay
Hội chứng ngón tay bật
Hội chứng này ảnh hưởng đến các gân cơ gấp của bàn tay, gây sưng tấy. Trong hội chứng này, gân ở phía lòng bàn tay của ngón tay có thể bị mắc vào vỏ bao gân, cản trở cử động. Đôi khi có thể xuất hiện cục u nhỏ ở gốc của ngón tay bị ảnh hưởng. Sự hiện diện của cục u càng khiến ngón tay của bạn bị kẹt ở vị trí uốn cong và trầm trọng hơn.

Chứng co cứng Dupuytren

Chứng co cứng này xảy ra khi mô lòng bàn tay dày lên; ảnh hưởng đến các ngón tay. Lúc này bạn có thể nhận thấy các vết rỗ và cục xơ cứng ở lòng bàn tay. Dù không gây đau đớn nhưng chúng thường khiến ta khó chịu. Khi các sợi mô càng dày hơn có thể khiến ngón tay bị cong vào trong.

Tình trạng này có nguy hiểm không?

Đa phần nguyên nhân gây ra các khối u này là lành tính và ít gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan. Nếu để lâu, một số bệnh lý nguyên nhân sẽ trở nên trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp cục u nổi lên này là ác tính thì có thể đe dọa đến tính mạng.

Cách phòng ngừa nổi hạch ở tay và chân

Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, tốt nhất chúng ta nên:

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các bất thường cơ thể.Duy trì lối sống khỏe mạnh và chế độ sinh hoạt cân bằng.Hạn chế các hoạt động gây va đập, chấn thương tay chân.Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào bạn phát hiện thấy tình trạng khối u lạ, bất thường trên tay chân, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều này sẽ giúp bạn được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nếu bạn gặp các triệu chứng sau, phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra:

Khối sưng hay cục u lớn nhanh.Đi kèm với sưng đau nhiều.Tê, ngứa ran, yếu cơ.Xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng.Khối sưng/u nằm ở vị trí dễ bị kích thích.Tay chân lạnh.Gãy hoặc biến dạng chi rõ ràng.Đau không kiểm soát.

Đa số các trường hợp nổi hạch ở tay và chân mà chúng ta thường thấy đều là triệu chứng của các tình trạng đơn giản. Điều này có nghĩa là vẫn có thể có khả năng xảy ra các tình trạng trầm trọng hơn. Tốt nhất chúng ta nên đi khám và kiểm tra kỹ những cục u bất thường này. Việc thăm khám cũng sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng và được điều trị, chăm sóc thích hợp cho tình trạng của mình.


Trang tin y tế You
Med chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.