NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, TOP 20 TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT CHO TRẺ EM 2023

Trò chơi dân gian ngày Tết không chỉ đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó còn mang đậm nét đẹp văn hóa và giá trị truyền thống dân tộc. Cùng theo dõi bài viết để khám phá 23 trò chơi hay nhất cho những ngày đầu xuân.


*
Mục lục
*

Các trò chơi dân gian giúp không khí ngày Tết càng thêm sôi động (Ảnh: Sưu tầm)


Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những trò chơi dân gian ngày Tết mang đến sức hút đặc biệt. Không chỉ góp phần làm nên không khí rộn ràng cho ngày xuân mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, mang đậm giá trị truyền thống dân tộc. Để ngày Tết càng thêm thú vị, đừng bỏ qua gợi ý 23 trò dân gian dưới đây.

Bạn đang xem: Những trò chơi dân gian ngày tết

1. Trò chơi dân gian ngày Tết – Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Không chỉ mang lại những giây phút thư giãn mà chơi ô ăn quan còn giúp tăng khả năng ghi nhớ và sự kiên trì.

Cách chơi vô cùng đơn giản, mỗi người lần lượt rải mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất bên mình. Bạn có thể rải cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ tùy theo ý thích. Sau khi rải hết quân cuối cùng, nếu liền sau là ô vuông có chứa quân, bạn tiếp tục dùng tất cả số quân đó rải tiếp theo chiều đã chọn.

Tuy nhiên, nếu liền sau đó là ô trống rồi mới đến một ô chứa quân thì bạn sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Người giành chiến thắng trong trò ô ăn quan là người ăn được tổng số quân nhiều nhất.


*

Ô ăn quan là trò chơi dân gian được nhiều trẻ em yêu thích (Ảnh: Sưu tầm)


2. Kéo co

Kéo co cũng là một trong các trò chơi dân gian vào ngày Tết được nhiều người yêu thích. Không chỉ rèn luyện sức bền mà trò chơi này còn tôn vinh sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết.

Để chơi trò kéo co cần chuẩn bị sợi dây thừng dài có buộc cái khăn đỏ ở giữa. Toàn bộ người chơi sẽ được chia thành 2 phe, mỗi phe phải dùng hết sức mạnh của mình để kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước để giành chiến thắng.

3. Chơi cờ người

Vào dịp đầu xuân năm mới tại các thôn xóm, đình làng thường tổ chức chơi cờ người. Đây là một trong các trò chơi dân gian ngày Tết vui, thú vị và thu hút sự đông đảo người tham gia, cổ vũ.

Cách chơi của trò này dựa trên luật của bộ môn cờ tướng, điều khác biệt duy nhất là sử dụng người thật để thay thế cho các quân cờ. Bàn chơi cờ người sẽ là khu đất phẳng, rộng, ở trên có vẽ các ô cờ tướng.

Sau khi sắp xếp quân cờ theo đúng vị trí, hai đấu thủ cờ mặc áo dài và khăn xếp sẽ xuất hiện, cầm theo cây cờ đuôi nheo ngũ sắc để giới thiệu danh tính và chỉ huy trận đánh. Đấu thủ quân đỏ được đi trước, sau đó đến quân đen. Cứ lần lượt luân phiên cho đến khi trận đánh kết thúc.


*

Trò chơi cờ người được tổ chức dựa trên luật chơi của trò cờ tướng (Ảnh: Sưu tầm)


4. Đấu vật

Đấu vật là trò chơi dân gian trong ngày Tết Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời và phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Vào tháng Giêng Âm lịch, hội vật sẽ được diễn ra, đây cũng là nét đẹp trong đời sống văn hóa người dân Việt.

Khi tham gia đấu vật, các đô vật sẽ phải ở trần, trên người chỉ đóng chiếc khố. Sàn đấu quy định là vòng tròn ở khu đất trống. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, cả hai đô vật phải dùng sức và tay để thi đấu với nhau. Nếu vật ngã đối phương hoặc đẩy người kia ra khỏi vòng tròn quy định thì đô vật sẽ giành chiến thắng.

5. Đi cầu kiều – trò chơi dân gian ngày Tết miền Bắc siêu hay

Đi cầu kiều là trò chơi dân gian ngày Tết vô cùng thú vị, thu hút nhiều người tham gia. Để tổ chức trò chơi này cần chọn một nơi có bờ đất cao trên chiếc hố rộng, hoặc khu vực ao, hồ có độ sâu vừa phải. Sau đó bắc một đoạn tre ngang qua để làm cầu.

Cầu kiều có điểm bắt đầu trên bờ đất, đầu còn lại buộc giải thưởng hoặc cờ. Nhiệm vụ của người chơi là phải thật khéo léo di chuyển qua cầu để lấy cờ hoặc giải thưởng. Trong quá trình di chuyển nếu không bị rơi xuống nước sẽ thắng cuộc. Ngược lại, nếu bị rơi xuống sẽ bị cho là thất bại.


*

Đi cầu kiều là trò chơi dân gian ngày Tết mang đến nhiều tiếng cười thú vị (Ảnh: Sưu tầm)


6. Bịt mắt đập niêu

Không khí ngày Tết sẽ càng vui nhộn và sôi động hơn với trò chơi bịt mắt đập niêu. Để tổ chức trò chơi cần chuẩn bị hai cây cột đặt cách nhau khoảng 5m. Ở hai đầu thân cột sẽ được nối bằng dây thừng để làm giá treo niêu. Khu vực tổ chức trò bịt mắt đập niêu là khoảng đất trống rộng.

Trước khi bắt đầu, đấu thủ sẽ được phát cho cây gậy dài khoảng 50cm. Sau đó bị bịt mắt và đứng ở vạch xuất phát (cách giá treo niêu khoảng 3 – 5m). Đấu thủ tự ước lượng khoảng cách sau đó tiến lên phía trước để đập vỡ chiếc niêu được treo trên dây.

7. Trò chơi dân gian ngày Tết – Ném còn

Trò chơi dân gian ngày Tết ném còn hay còn được biết đến với tên gọi khác là ném tung. Đây là trò chơi gắn liền với đời sống, sinh hoạt và lao động của đồng bào các dân tộc Mường, Thái. Ném còn được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, tạo không khí ngày Tết sôi động và giúp mọi người có thể vui chơi, giao lưu kết bạn.

Sân chơi còn là bãi đất rộng, ở giữa có chôn một cây tre cao, trên đỉnh cò vòng hình tròn được gọi là khung còn. Quả còn to bằng nắm tay trẻ con, được khâu bằng vải màu, bên trong nhồi hạt bông và thóc. Xung quanh gồm có các tua vải nhiều màu giúp định hướng quả còn khi bay.

Với trò chơi ném còn, người chơi phải đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Ai ném được quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột sẽ trở thành người thắng cuộc.


*

Trò chơi ném còn gắn với đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mường, Thái (Ảnh: Sưu tầm)


8. Nhảy bao bố

Nếu nhắc đến các trò chơi dân gian ngày Tết thì không thể bỏ qua trò nhảy bao bố. Không chỉ rèn luyện sự khéo léo, thể lực mà nhảy bao bố còn mang lại sự đoàn kết và không khí vui vẻ.

Người chơi tham gia sẽ được trọng tài chia thành các đội, sau đó lấy một vạch làm điểm xuất phát và một vạch làm điểm kết thúc. Các đội lần lượt bước vào bao, tay cầm bao. Khi thấy hiệu lệnh bắt đầu người chơi phải nhanh chóng nhảy từng bước về vạch kết thúc, sau đó quay trở về vạch xuất phát và chuyền bao cho người thứ hai. Lần lượt thực hiện cho đến người cuối cùng. Đội nào về đích đầu tiên sẽ chiến thắng.

9. Đi cà kheo

Cà kheo cũng là một trong những trò chơi dân gian ngày Tết thu hút nhiều khán giả cổ vũ cùng những tiếng cười sảng khoái bởi sự kịch tính và hấp dẫn. Cà kheo được làm bằng cây tre cao và to, trên có 2 cái khấc bằng tre để làm bàn đạp.

Luật chơi của trò này vô cùng đơn giản. Mỗi người chơi lần lượt đứng trên 2 cây cà kheo và di chuyển về vạch đích. Người giữ được thăng bằng và cán đích đầu tiên sẽ trở thành người chiến thắng.


*

Trò chơi đi cà kheo thường được tổ chức vào dịp lễ Tết (Ảnh: Sưu tầm)


10. Chọi gà – trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền độc đáo

Ngày Tết cổ truyền mà thiếu đi trò chơi chọi gà thì không khí sẽ kém phần sôi động. Đây là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông.

Những chú gà nòi được tuyển chọn kỹ và nuôi công phu. Sau đó được luyện tập thường xuyên với các chú gà chọi khác để làm quen dần với những trận chiến. Vào những ngày Tết, các trận chọi gà luôn thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả.

Những chú gà gọi sẽ được đưa vào sàn đấu. Khi gặp đối thủ, chúng sẽ lần lượt tung ra những đòn đánh mạnh nhất để hạ gục đối phương. Có những trận chiến ngang tài ngang sức, kéo dài hàng giờ mà không phân biệt thắng thua. Điều này lại càng làm cho không khí Tết thêm phần sôi động, rộn rã.

Nếu thấy gà đuối sức, người chơi có thể xin dừng cuộc để tránh gây thương tích cho gà. Người giành chiến thắng là người có chú gà chọi mạnh nhất, cừ nhất và đánh bại những chú gà khác. Sau khi kết thúc trận đấu, người dành phần thắng sẽ được bên thua đã một bữa ăn thịnh soạn.

11. Thi thổi cơm

Thi thổi cơm là trò chơi dân gian lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cũng như dịp Tết. Trò chơi này phản ánh đời sống lao động của cư dân trồng lúa nước ở Việt Nam, đây cũng là một hình thức để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Trò chơi dân gian ngày Tết thi thổi cơm được tổ chức ở những bãi đất trống trước sân đình hoặc sân vận động. Mỗi đội cần chuẩn bị cây gậy dài tầm 3m để làm đòn gánh niêu cơm, một đoạn dây thép làm giá đỡ. Ngoài ra còn có niêu đất, gạo, 4 – 5 cây củi, dụng cụ đánh lửa.

Khi có hiệu lệnh của trọng tài, các đội chơi vừa đi vừa thực hiện các thao tác nhóm lửa, vo gạo, treo nồi cơm. Mỗi đội phân công 2 người gánh niêu cơm, một người cầm củ và một người nấu cơm.

Kết thúc trò chơi, đội nào được giám khảo đánh giá có cơm dẻo, ngon và nấu nhanh nhất là đội giành chiến thắng.


*

Thi thổi cơm là trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các lễ hội cũng như dịp Tết (Ảnh: Sưu tầm)


12. Bịt mắt bắt lợn – trò chơi dân gian trong ngày Tết Việt Nam

Vào những ngày Tết, các vùng quê ở Việt Nam thường tổ chức trò chơi bịt mắt bắt lợn. Sự hấp dẫn, thú vị của trò chơi này mang đến những tràng cười thú vị cho khán giả.

Để tổ chức trò chơi bắt lợn cần chuẩn bị một vòng tròn rộng bằng nan tre hoặc nứa, sau đó đổ đầy cát bên trọng. Mỗi lượt gồm một người chơi bị bịt mắt, sau đó nghe theo lời chỉ dẫn của khán giả để bắt được chú lợn đã được thả trong vòng tròn. Ai bắt được lợn trong thời gian ngắn nhất sẽ giành được chiến thắng.

13. Chơi đánh đu

Đánh đu cũng là một trong những trò chơi dân gian ngày Tết thú vị và thường dành cho các cặp trai gái trong hội làng. Trò chơi này đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo và có sự phối hợp ăn ý giữa hai người chơi.

Có nhiều cách chơi đu, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là đu đơn 1 người và đu đôi 2 người. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, tay vịn vào thân đu, dùng sức nhún từ đôi chân để đẩy cho đu bay cao để giật giải treo trên ngọn đu.

14. Đua thuyền – trò chơi dân gian ngày Tết đặc sắc

Đua thuyền là trò chơi xuất hiện đã từ rất lâu tại Việt Nam. Không chỉ là trò chơi dân gian mà đây còn được xem là một hình thức thực hiện nghi lễ với thủy thần.

Theo đó, mỗi chiếc thuyền đua được treo cờ và trang trí với các màu sắc khác nhau. Khi có hiệu lệnh, các đội thi đấu dùng hết sức mình để chèo thuyền, làm sao cho thuyền về đích đầu tiên để giành được chiến thắng.


*

Đua thuyền không chỉ là trò chơi dân gian ngày Tết thú vị mà còn được xem là hình thức thực hiện nghi lễ với thủy thần (Ảnh: Sưu tầm)


15. Chơi đánh đáo

Chơi đánh đáo là một trong các trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em cực kỳ phổ biến tại các vùng nông thôn. Trò này đòi hỏi sự nhanh nhạy và khéo léo của người chơi.

Trên bãi đất phẳng sẽ được khoét một lỗ đáo để ném tiền xu vào. Người chơi sẽ đứng ở vạch quy định, sau đó lần lượt ném đồng xu. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Chơi lần lượt như vậy đến khi nào không còn xu thì hết ván.

16 – 23. Các trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền thú vị khác

Ngoài ra, không khí ngày Tết cổ truyền của dân tộc còn sôi động và náo nhiệt hơn với một số trò chơi dưới đây.

Rồng rắn lên mây Nhảy lò cò Cá sấu lên bờ Trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em – Mèo đuổi chuột Bắt trạch trong chum Bịt mắt bắt dê Chơi đánh phết Bịt mắt bắt vịt

Không cần phải đợi đến ngày Tết cổ truyền mà giờ đây chỉ cần đến với Vin
Wonders Nam Hội An
là bạn đã có thể khám phá và trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian thú vị, độc đáo. Là tổ hợp vui chơi, giải trí kết hợp trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật, Vin
Wonders Nam Hội An là điểm đến hấp dẫn bậc nhất miền Trung, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Trong đó, phân khu Đảo văn hóa dân gian được xem là trái tim của Vin
Wonders Nam Hội An, nơi bạn có thể trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian và tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với nhiều trò chơi như: bài chòi, nhảy bao bố, nhảy sạp, kéo co… giúp bạn có những giây phút thư giãn thoải mái nhất.

Xem thêm: Phôi Xà Phòng Glycerin Trong Suốt Mua Phôi Xà Phòng Ở Đâu ? Phôi Xà Phòng Organic (Omp)

Ngoài ra, tại phân khu này, du khách cũng có thể tham quan không gian nhà ở 3 miền cũng như tìm hiểu thêm về các làng nghề thủ công truyền thống. Cùng với đó là thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như: hát then, hát chầu văn, quan họ…


*

Trải nghiệm trò chơi nhảy sạp tại phân khu Đảo văn hóa dân gian


*

Tìm hiểu về các làng nghề thủ công truyền thống


Bên cạnh Đảo văn hóa dân gian, bạn cũng đừng quên khám phá thêm nhiều hoạt động thú vị khác tại các phân khu của Vin
Wonders Nam Hội An như:

Lênh đênh trên thuyền và khám phá thiên nhiên hoang dã hai bên bờ sông tại River Safari.Thử thách bản thân với các trò chơi cảm giác mạnh như: Thế giới ngược, Cú rơi thế kỷ, Cơn lốc sa mạc… tại Vùng đất phiêu lưu.Trải nghiệm sự giao thoa văn hóa Đông – Tây tại Bến cảng giao thoa.Chinh phục hệ thống đường trượt khổng lồ tại Thế giới nước.
*

Khám phá thế giới động vật tại River Safari


Wonders Nam Hội An ngay để trải nghiệm những trò chơi dân gian thú vị và độc đáo!

Như vậy có thể thấy rằng, các trò chơi dân gian ngày Tết không chỉ đơn thuần là thú vui tiêu khiển mà còn góp phần duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Việc tổ chức những trò chơi dân gian trong dịp Tết cổ truyền sẽ góp phần giúp bầu không khí ngày xuân càng thêm sôi động.

Wonders Nam Hội An để có hành trình khám phá các trò chơi dân gian hấp dẫn và ý nghĩa!

Để những ngày Xuân năm mới diễn ra thật sôi nổi, náo nhiệt thì chắc chắn không thể thiếu những trò chơi dân gian. Vì thế hãy cùng thibanglai.edu.vn tìm hiểu các trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam để thấy được sự thú vị và vui nhộn ở mỗi trò chơi nhé!


Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đây còn là dịp để tất cả người thân họ hàng đoàn tụ, sum họp lại sau một năm bận rộn công việc. Vì thế Coolblogsẽ gợi ý cho bạn và gia đình những trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền, những hoạt động tập thể nhằm mang lại tiếng cười sảng khoái nhân dịp Tết đến xuân về nhé!

*

1. Giá trị văn hóa của những trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền

Giá trị văn hoá của những trò chơi dân gian ngày Tết được đánh giá rất lớn, chúng không chỉ là một phần không thể thiếu trong văn hoá dân tộc ta mà còn được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến những giá trị văn hoá tuyệt vời như đối với từng cá nhân và gia đình như:

*

Giá trị văn hóa của những trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền

Gắn kết tình cảm gia đình và bạn bè nhờ những trò chơi dân gian được thực hiện trong gia đình, giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều này giúp mang lại tình cảm, gắn kết giữa nhiều người với nhauGiáo dục phẩm chất và đạo đức con người: các trò chơi dân gian ngày Tết thường sẽ mang tính giáo dục cao cho trẻ em và người lớn rèn luyện tính kiên nhẫn, chính trực, trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo và sự tôn trọng.Kết nối truyền thống: Những trò chơi dân gian ngày Tết thường được truyền từ đời này sang đời khác, có liên quan đến lịch sử, văn hoá, truyền thống của một dân tộc, một khu vực cụ thể, giúp gắn kết thế hệ, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống.Khám phá và tìm hiểu nền văn hoá mới: Trò chơi dân gian sẽ giúp cho người chơi được khám phá và tìm hiểu những nét đặc trưng của văn hoá dân tộc, giúp nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về văn hoá dân tộc được tốt hơn.Giá trị và giảm stress khá tốt: Khi cuộc sống và công việc đầy sự căng thẳng và áp lực, các trò chơi dân gian sẽ là món quà tinh thần, giải trí bổ ích giúp bạn giảm stress hiệu quả, giúp con người có thêm năng lượng và sự sáng tạo để tiếp tục công việc hàng ngày.

2. Những trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền dành cho trẻ em

2.1. Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi dân gian giúp mọi người, đặc biệt là trẻ em luyện khả năng suy nghĩ logic, tính toán nhanh và đoàn kết tập thể. Vì vậy, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, hãy tổ chức chơi trò chơi này cho các bé nhé.

*

Luật chơi vô cùng đơn giản: Mỗi người ngồi một bên của hình chữ nhật và được sở hữu 5 ô nhỏ trước mặt của mình, chỉ được quyền di chuyển những quân trong ô của mình, không được bốc quân ở ô cái để đi, mỗi lần đạt vào ô 1 quân. Ván chơi kết thúc khi 2 ông quan bị ăn hết (không còn ô cái). Ai ăn được nhiều quân là thắng. Ai ít quân hơn là thua. Hãy khéo léo tính toán thật kỹ từng bước đi các bạn nhé!

2.2. Cờ cá ngựa

Cờ cá ngựa là một trò chơi giải trí khá phổ biến mà chắc hẳn bạn đã một hoặc nhiều lần thấy và trải nghiệm ở những dịp lễ Tết, hội hè. Trò chơi này được ưa chuộng bởi lối chơi khá đơn giản, với mục tiêu là cố gắng đưa hết ngựa của mình về chuồng càng nhanh càng tốt.

*

Để thắng được trò chơi này, người chơi phải đưa đủ 4 quân cờ của mình về chuồng có màu tương ứng với quân cờ của mình, nghĩa là 4 quân cờ được xếp đúng theo ô 6,3,4,3 sẽ dành được chiến thắng. Hãy tính thật khéo léo để thắng trong trò chơi này nhé!

2.3. Nhảy lò cò - Trò chơi dân gian ngày Tết Nguyên Đán 2022

“Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe

Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân”

Trước những năm 2010, trò chơi này rất được phổ biến, được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích. Nhưng do thời đại công nghệ hiện nay, những trò chơi dân gian này đang dần được chơi ít lại. Vì thế, bạn hãy bày trò này cho những đứa trẻ nhà bạn để chúng có được những khoảnh khắc vui vẻ bên bạn bè làng xóm nhé!

*

Để chuẩn bị cho trò chơi, chỉ cần dùng phấn vẽ lên khoảng sân một hình chữ nhật, sau đó chia hình chữ nhật thành 7-10 ô tùy sở thích của bạn. Ô dưới cùng là đánh số từ 1, 2... lần lượt vào những ô đó.

Người chơi đầu tiên sẽ ném một miếng gạch mỏng hoặc hòn đá phẳng vào những ô hình vuông, bắt đầu từ ô số 1. Vật được ném phải nằm gọn trong ô và không được chạm vào đường viền. Nếu trẻ ném trượt sẽ tới lượt người chơi tiếp theo. Nếu trẻ ném trúng, sẽ nhảy vào các ô còn lại, phải bỏ qua ô số mình vừa ném và nhảy vào các ô tiếp theo.

Lúc nhảy lượt về nhớ nhặt miếng gạch của mình. Khi nhảy đến sát ô vừa ném gạch trúng, trẻ phải cúi người xuống (vẫn đứng một chân) và nhặt miếng gạch lên. Nhảy qua ô đó đến ô tiếp theo và kết thúc vòng. Tiếp đến trẻ sẽ ném gạch vào ô số 2 và cứ đi như thế đến ô số 7 thì chiến thắng.

2.4. Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian Tết Nguyên Đán gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt là đối với những đứa bé sinh ra và lớn lên tại những vùng nông thôn có nhiều ruộng lúa. Trò chơi dân gian này đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo, cũng như tinh thần đoàn kết, khả năng đối đáp của các bạn trẻ.

“ Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà điểm binh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”

*

Trò chơi rồng rắn lên mây càng đông bạn tham gia sẽ càng sôi động và vui hơn. Một bạn sẽ đóng vai thầy thuốc, các bạn còn lại xếp thành một hàng dọc đứng nối với nhau và đối diện người thầy thuốc.

Để bắt đầu trò chơi, đoàn “rồng rắn” sẽ đi vòng quanh và đọc bài đồng dao. Khi đọc xong, đoàn người sẽ đến đứng đối diện với thầy thuốc, hỏi mua thuốc và để thầy thuốc chọn khúc đuôi hoặc khúc giữa. Khi thầy thuốc chọn xong sẽ bắt đầu đuổi bắt khúc mà thầy thuốc chọn.

Người đứng đầu hàng có nhiệm vụ dang tay che chắn và ngăn cản không cho thầy thuốc bắt được khúc được chọn. Nếu người được chọn bị bắt thì trò chơi sẽ kết thúc và đó sẽ phải làm thầy thuốc thay thế.

2.5. Kéo co

Kéo co là trò chơi đối kháng giữa hai đội, trong đó một đội sẽ cố gắng kéo và giành lấy cờ, hoặc điểm số từ phía đối phương. Kéo co thực chất được bắt nguồn từ Châu Âu, sau đó chúng được phổ biến trên toàn thế giới và trở thành trò chơi dân gian ngày tết cổ truyền. Thông thường trò chơi này sẽ được chia làm hai đội với số lượng người chơi bằng nhau, mang lại đội hình cân đối.

*

Kéo co

Trò chơi kéo co cần người chơi phải có được sức mạnh, sự kết hợp và phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội. Đây cũng là một trò chơi rèn luyện tinh thần đoàn kết và sự cạnh tranh lành mạnh rất tốt.

2.6. Cá sấu lên bờ

Cá sấu lên bờ là một trò chơi dân gian ngày Tết, chúng được chơi bởi một nhóm người và trong đó có một người phải làm “cá sấu". Ban đầu, các người chơi sẽ xếp thành hai hàng đối diện nhau tạo thành một con đường giữa hai bờ, sau đó khi “cá sấu" cố gắng chạy về phía đầu bờ thì người chơi sẽ cố gắng bắt tay nhau, tạo thành một “cái vây" để chặn đường “cá sấu".

*

Cá sấu lên bờ

Cuối cùng, nếu “cá sấu" vượt qua hàng rào và chạm tay vào bờ thì “cá sấu" sẽ giành chiến thắng, ngược lại người cuối cùng nắm giữ khăn sẽ bị chọn làm “cá sấu" tiếp theo. Tuy nhiên theo năm tháng, trò chơi này bị biến tấu theo nhiều cách khác nhau trở nên đơn giản và phù hợp với từng vùng miền hơn.

Trò chơi cá sấu lên bờ tuy quen thuộc nhưng lại là một trò chơi tập thể, chúng giúp bạn rèn luyện tinh thần đoàn kết và phối hợp giữa người chơi để giành được thắng lợi.

2.7. Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là trò chơi dân gian ngày tết cổ truyền được phát triển đầu tiên tại Châu Âu và Mỹ, chúng thường được chơi bởi một nhóm người, trong đó sẽ có một người bị chọn ra là “mèo” và những người còn lại là “chuột”. Trò chơi sẽ để “chuột” đứng vòng tròn và “mèo" sẽ đứng bên ngoài. Khi bắt đầu, “mèo” sẽ chạy xung quanh vòng tròn và “mèo" sẽ cpps gắng đuổi bắt được những người chơi. Nếu bắt được thì hai người sẽ đổi chỗ thay cho nhau và tiếp tục.

*

Mèo đuổi chuột

Đây là trò chơi chỉ đơn thuần là đuổi bắt dành cho những trẻ em , nhưng chúng lại mang đến những quy tắc, thỏa thuận, cùng với đó là tăng cường sức khoẻ, sự nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết, sự cạnh tranh lành mạnh khi chơi.

3. Những trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền dành cho người lớn

3.1. Chơi đánh đu

Trong những ngày Tết diễn ra, trò chơi đánh đu được người dân vô cùng thích thú. Đây là trò chơi mang tính chất giải trí cao. Thời điểm này cũng là lúc các đôi trai gái thỏa sức thể hiện tài năng của mình, có khi họ còn được se duyên với nhau từ việc chơi cùng một cặp.

*

Ban tổ chức chọn những cây tre khỏe, to để đáp ứng cho trò chơi diễn ra. Cây đu được cấu tạo gồm 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối 2 phần trụ đu với nhau. Khi bắt đầu có thể đu một cặp hoặc một người đu. Tuy nhiên đẹp nhất hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ, bởi giữa đất trời mùa Xuân vạn vật, hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn.

*

3.2. Đi cà kheo

Một trò chơi dân gian Tết Nguyên Đán mang đậm truyền thống dân tộc đó là trò đi cà kheo. Tuy khó chơi và đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe tốt cùng sự khéo léo nhịp nhàng toàn bộ cơ thể, nhưng trò chơi này luôn thu hút đông đảo người chơi.

*

Cà Kheo được làm bằng loại hóp đặc hoặc tre nhỏ, chắc và cứng. Tùy theo từng thể trạng, hình dáng của mỗi người mà làm một đôi cà kheo thích hợp, mỗi chiếc cà kheo kéo dài từ 2m- 3m có đóng một thanh ngang để làm chỗ đặt chân, đóng then cao hay thấp tùy thuộc vào khả năng và ý thích của người chơi.

*

Nhiệm vụ của người chơi là điều khiển và di chuyển cà kheo thật nhanh nhạy, khéo léo mới về được đích. Tuy nhiên trò chơi này cũng cực kỳ nguy hiểm đấy nhé, những bạn không giữ được thăng bằng rất dễ bị ngã đấy nhé.

3.3. Đấu vật

Trò chơi dân gian ngày Tết không thể thiếu màn đấu vật cực đỉnh. Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết, lễ hội.

*

Trò chơi này khuyến khích những trai tráng trong làng, vùng đến tham gia để thể hiện sức khỏe của mình. Tuy nhiên để giành được thắng lợi, ngoài sức mạnh ra, bạn cần phải kết hợp cả sự mưu trí và sự nhanh nhẹn.

*

Môn đấu vật còn đem lại niềm tự hào cho nhiều vùng miền ở Việt Nam. Thể lệ chơi của môn đấu vật là người thắng cuộc phải thể hiện bản lĩnh, sức mạnh của mình bằng cách nhấc bổng hoặc khiến đối phương ngã ngửa ra đất. Do đó để khích lệ tinh thần người chơi, các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã.

3.4. Bịt mắt bắt vịt - Trò chơi dân gian ngày Tết

Vốn là trò chơi thân thuộc từ lâu đời của người dân miền quê để dân làng cùng chơi lấy may, lấy phước, vì vậy không khó khăn gì để người chơi có thể hiểu rõ quy luật chơi trò này. Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn.

*

Những con vịt to, khỏe, chạy nhanh sẽ được chọn. Các người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn. Ban tổ chức thả vào vòng tròn một con vịt. Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc.

3.5. Đập niêu đất

Đập niêu đất không con là trò chơi xa lạ đối với người Việt chúng ta. Đây là trò chơi dân gian khá phổ biến vào dịp hội làng lớn, đặc biệt là Tết nguyên đán cổ truyền.

*

Trò chơi đập niêu thường được tổ chức ở các sân lớn. Ban tổ chức sẽ thiết kế hai cây sào cố định dài tầm 5m, sau đó lấy dây thừng nối 2 cột lại với nhau tạo thành giá treo niêu lủng lẳng. Điểm xuất phát cách giá treo niêu khoảng 3 - 5 mét.

Trước khi tham gia trò chơi, người chơi được trọng tài trao cho người chơi một gậy dài khoảng 50cm để đập vỡ những chiếc niêu đang treo trên sào. Người chơi sẽ bị bịt mắt và đứng ở vạch kẻ đã định sẵn và lấy gậy đập vào niêu. Người nào đập trúng niêu sẽ có một phần thưởng vì bên trong niêu chứa một mảnh giấy nhỏ ghi giá trị món quà. Chúc người chơi may mắn nhé!

3.6. Cờ người

Cờ người là một trò chơi dân gian phổ biến ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là những đất nước thuộc Châu Á. Trò chơi này sẽ cần một bàn cờ với 64 ô và được chia làm màu đen và trắng. Khi bạn đã kiếm được sân chơi thì bạn cần sử dụng những quân cờ là người để thực hiện di chuyển các chiến lược đánh cờ của mình với đối thủ.

*

Cờ người

Trò cờ người có thể khá dễ với bạn, nhưng chúng lại mang một ý nghĩa khá tuyệt vời như:

Bạn cần phải có chiến thuộc khi bắt đầu chơi cờ ngườiTrò chơi không cần bạn có chiến thuật tốt mà cần một kỹ năng và sáng tạo để đánh bại đối thủ.Đồng thời trò chơi cũng giúp phát triển trí tuệ, sự tập trung và khả năng tăng cường kiên nhẫn.

3.7. Đi cầu kiều

Đây là một trong những trò chơi dân gian ngày Tết khá phổ biến, chúng thường khá quen thuộc với dân miền trung, miền sông nước. Trò chơi này được chơi bởi 2 người lớn trở lên, để thực hiện trò chơi bạn cần vẽ một bàn cờ ra sàn hoặc bề mặt thẳng, sau đó chúng được sử dụng một cây gỗ, hai đầu cắm hai hạt chướng ngại vật đan sen sỏi đen, mang tới một trò chơi có tính thông minh, nhanh nhẹn và rèn luyện kỹ năng khéo léo. Đặc biệt trò chơi này được chơi trong các dịp đặc biệt hoặc lễ hội.

*

Đi cầu kiều

3.8. Chọi gà

Một trong những các trò chơi dân gian ngày Tết được yêu thích nhất hiện nay ở nhiều quốc gia Đông Nam Á chính là chọi gà, đây là một trò chơi được thực hiện thường niên, đặc biệt diễn ra vào dịp đầu năm, lễ hội hoặc ngày lễ đặc biệt.

*

Chọi gà

Với trò chơi này thì bạn chỉ cần một con gà chọi và mang chúng đi đấu với con gà chọi của đối thủ khác. Trò chơi này thường được người xem cá cược, nếu thắng cuộc thì người cược sẽ được tiền và ngược lại. Đây là một trò chơi được thực hiện bởi nhiều nền văn hoá, một phần lễ hội ở nhiều quốc gia, mang đến sự phấn khích cho người xem.

Lời kết

Những trò chơi dân gian ngày Tết trên khá hấp dẫn đúng không nào, hãy bày trò cùng với người thân, gia đình, bạn bè để Xuân thêm vui và trọn vẹn nhé. Đừng quên theo dõi thibanglai.edu.vn để cập nhật những sản phẩm mới và bài viết hay nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.