Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn · Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng

AIDS xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến hậu quả là bạn dễ bị các nhiễm trùng cơ hội. Các loại nhiễm trùng ở cơ thể bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm. Thông thường, khi bệnh HIV giai đoạn cuối, số lượng tế bào T-CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào. Một số ví dụ bệnh nhiễm trùng cơ hội là: bệnh zona, sarcome Kaposi, u lympho không Hodgkin, bệnh tưa miệng, lao và nấm candida thực quản. Các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể bao gồm:
Khó thở Mệt mỏi suốt ngày Sốt kéo dài hơn 10 ngày Sốt lặp đi lặp lại Tiêu chảy mạn tính Dễ bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân Xuất hiện những đốm trắng dai dẳng hoặc những tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng của bạn; Giảm cân không rõ nguyên nhân Phát ban da.HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?

HIV giai đoạn 4 sống được bao lâu? Các tế bào lympho T-CD4 giảm đáng kể và tải lượng virus tăng đáng kể khi bạn đang ở giai đoạn AIDS. Khi CD4 của một người giảm xuống dưới 200 tế bào trên mỗi milimét khối máu thì họ được chẩn đoán là HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, còn gọi là AIDS. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp bạn mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.
Bạn đang xem: Biểu hiện hiv giai đoạn cuối như thế nào?
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện nay cho việc điều trị và kéo dài thời gian sống thì HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Nhờ những tiến bộ mới trong thuốc, tuổi thọ của những người mắc bệnh AIDS đang gia tăng đáng kể. Sử dụng thuốc kết hợp để điều trị HIV giúp ngăn cản sự nhân lên của virus và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những loại thuốc này có thể tốn kém và khó dung nạp do có nhiều tác dụng phụ, nhưng bạn phải cố gắng tuân thủ dùng thuốc đều đặn và tuyệt đối không tự ý dừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài ra, việc uống cho đủ loại thuốc cũng rất quan trọng. Những người có tế bào T-CD4 thấp cũng có thể dùng thuốc để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân được dùng các loại thuốc phòng ngừa cho đến khi số lượng tế bào T-CD4 đã vượt qua mức an toàn. Không có lời đáp cụ thể cho câu hỏi HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu. Nguyên nhân là vì thời gian sống của người nhiễm HIV thời kỳ cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ý chí, sự hợp tác trong quá trình điều trị, thói quen sinh hoạt thường ngày…
Mặc dù cơ thể của người nhiễm HIV giai đọan cuối bị suy giảm chức năng miễn dịch nghiêm trọng. Song nếu sử dụng đúng thuốc điều trị kháng virus HIV, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ lây truyền, giảm nhiễm trùng cơ hội và các bệnh khác liên quan tới HIV, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng mang lại hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin và các loại thuốc điều trị HIV phù hợp với tình trạng bệnh.
Trong số những bệnh nhân đang chung sống với HIV/AIDS, có người lây nhiễm vì lí do bất cẩn trong sinh hoạt sống, có người vô tình là nạn nhân. Nhưng dù là lý do nào chăng nữa, họ đều phải chịu đựng sự giày vò về thể xác và sự đau đớn về tinh thần mà căn bệnh thế kỷ mang lại.
Trong phòng bệnh của mái ấm Naza, có những bệnh nhân yếu ớt nằm thoi thóp với thân thể gầy gò, vết thương lở loét đã được băng bó, cánh tay gim những mũi kim truyền dịch. Họ là những bệnh nhân đang chống chọi với những hệ lụy của HIV/AIDS.

Những bệnh HIV giai đoạn cuối đang điều trị tại Naza
HIV (Human Immuno-deficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi hàng rào phòng vệ của cơ thể bị hủy hoại, nó có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), tạo điều kiện cho một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân.
Xem thêm: Đấu Phá Thương Khung Xuyên Vào Đấu Phá Thương Khung, Xuyên Vào Đấu Phá Thương Khung !
Linh mục Đinh Trần Thanh Tú (phụ trách mái ấm Naza) cho biết: “Hầu hết các bệnh nhận khi được Naza đón nhận đều đã chuyển qua giai đoạn AIDS với nguy cơ cao mắc những bệnh cơ hội phát sinh như lao, suy thận, suy gan, xơ gan cổ trướng, khiếm thị. Cùng với việc điều trị HIV, chúng tôi phải quan sát cẩn thận những biểu hiện bất thường của người bệnh để nhanh chóng phát hiện biến chứng và chữa trị kịp thời”.

Sức khỏe suy kiệt khiến họ gắn liền với giường bệnh
Một trong những bệnh nhân nặng nhất tại mái ấm là Anh B. Anh được phát hiện mắc xơ gan cổ trướng với khả năng thải độc và hồi phục của gan gần như không còn. Căn bệnh này khiến bụng anh tích lũy tụ dịch, phình to và gây ra những cơn đau như xé gan ruột.
Không chỉ đau đớn về thể xác, những bệnh nhân này thường còn chịu tổn thương rất lớn về tâm cảm, cùng với tâm lý bị ruồng bỏ, tuyệt vọng, buông xuôi. Trước khi về với mái ấm, đa phần bệnh nhân đều đã nếm trải nhiều cay đắng do nạn kỳ thị, có thể từ chính người thân ruồng rẫy, hàng xóm xung quanh, cộng đồng xã hội loại trừ, thậm chí đi thuê phòng trọ riêng ở cũng không được khi bệnh nhân biểu lộ suy yếu không thể tự chăm sóc cho mình.

Sự chăm sóc chu đáo là điều họ mong mỏi nhất
Anh T. - một bệnh nhân từng nằm liệt giường vì viêm nang cấp tủy do HIV tâm sự: “Khi bệnh càng ngày càng nặng, tôi bắt đầu khó ăn khó ở, người nhà tỏ ra chán nản, hậu quả của những xung đột đó cuối cùng chỉ có người nằm một chỗ phải chịu đựng”.
Ngay chính người nhà đôi khi cũng không thể chăm sóc chu đáo cho người thân lúc đau bệnh. Nhưng bất chấp mọi trở ngại, suốt hơn 14 năm nay mái ấm Naza cùng với những con người phục vụ nơi đây không nề hà khó khăn vất vả, tận tâm chăm sóc cho những bệnh nhân HIV/AIDs giai đoạn cuối. Biết bao nhiêu người nhờ đó mà đã được xoa dịu, chữa lành. Từ bờ cõi chết, họ trở lại hòa nhập với xã hội trong một hình hài tốt đẹp hơn.