Bạn có nhận ra 7 dấu hiệu phỏng vấn thất bại bạn nên biết!, dấu hiệu thất bại khi tìm việc

Rất hiếm khi nhà tuyển dụng đưa ra phản hồi trực tiếp sau mỗi lần phỏng vấn, bạn phải dò xét thái độ của họ từ đó dự đoán xem bản thân nằm ở thang điểm số mấy, liệu có may mắn vượt “vũ môn quan” để trở thành nhân viên chính thức hay không.Cho đến khi nhận được thông báo cuối cùng từ nhà tuyển dụng, vẫn có những dấu hiệu cho thấy bạn chưa làm tốt 100% năng lực, dẫn đến buổi phỏng vấn không thành công như mong đợi. Hãy kiểm tra xem bạn đã nhận được bao nhiêu trong số 10 dấu hiệu dưới đây – những biểu hiện của một cuộc phỏng vấn thất bại.

Bạn đang xem: Dấu hiệu phỏng vấn thất bại

1. Nhà tuyển dụng hỏi xem liệu bạn có muốn đặt câu hỏi nào cho họ không và bạn nhanh chóng trả lời “Không”

Những câu hỏi phỏng vấn ngược luôn được xem là “cú hích” tấn công mạnh mẽ đến sự lựa chọn của hội đồng tuyển dụng. Liên tục đặt câu hỏi sẽ chứng minh được bạn thực sự quan tâm đến công việc và mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về nơi mình sẽ cống hiến (nếu may mắn được chọn). Nếu bạn không có một trí nhớ tốt, bạn có thể liệt kê trước những câu cần hỏi ra giấy trước buổi phỏng vấn và rà lại khi cần thiết.

Khi trả lời “Em không có câu nào để hỏi” nghĩa là bạn đang tự mình dập tắt đi hi vọng vốn dĩ đã mong manh. Dù bạn là người rất có năng lực nhưng chắc chắn, ấn tượng mà nhà tuyển dụng dành cho bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Bạn không thể đạt được kết quả đúng như mình mong đợi.

2. Buổi phỏng vấn kết thúc chỉ sau 15 phút

Thông thường, đối với các vị trí làm việc part-time, thời gian phỏng vấn kéo dài khoảng 10 – 15 phút là chuyện khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu như vị trí mà bạn đang ứng tuyển là vị trí cấp cao (Manager) với mức lương ngất ngưỡng thì việc nhà tuyển dụng chủ động kết thúc buổi phỏng vấn sớm có thể xem là dấu hiệu thông báo bạn chưa phải là ứng viên thích hợp nhất. Vì nếu họ thực sự hứng thú với bạn, với các kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có, họ sẽ không ngần ngại dành thêm thời gian để khai thác thông tin và cố gắng “chiêu dụ” bạn về cho tổ chức.

3. Khi bạn kể chuyện cười nhưng không một ai cười với bạn

Cố gắng phá vỡ bầu không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn bằng những câu chuyện cười là một ý tưởng không tồi nhưng bạn chỉ nên làm điều đó khi nắm bắt được tính cách của nhà tuyển dụng và tự tin với năng khiếu kể chuyện của mình. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn kể chuyện cười mà không có ai cười, không khí lúc đó sẽ gượng gạo hơn gấp bội. Cách khôn ngoan nhất và cũng an toàn nhất mà bạn nên lựa chọn là đừng cố tạo ra sự khác biệt, hãy cứ để cuộc trò chuyện diễn ra một cách tự nhiên. Thường xuyên chú ý đến thái độ của nhà tuyển dụng, sự tiết kiệm nụ cười của họ có thể là dấu hiệu thất bại của một buổi phỏng vấn.

4. Nhà tuyển dụng liên tục nói, bạn chỉ ngồi lắng nghe

*

Buổi phỏng vấn thành công thường có sự tương tác qua lại của cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Bạn không thể cướp lời nhà tuyển dụng rồi nói không ngừng nghỉ nhưng cũng không thể ngồi im và chỉ lắng nghe họ nói.Nguyên nhân khiến các nhà tuyển dụng nói suốt buổi phỏng vấn chủ yếu xuất phát từ việc bạn không có câu nào để hỏi, họ buộc lòng phải tự mình chia sẻ về công ty mà không quá quan tâm đến việc bạn đã biết hay chưa thông tin này trước đó. Do đó, để không đưa buổi phỏng vấn rơi vào “ngõ cụt” và biến nhà tuyển dụng thành kẻ độc thoại đơn phương, bạn nên chủ động nói về những hiểu biết của mình về công việc, công ty và đừng quên đặt thật nhiều câu hỏi.

5. Nhà tuyển dụng ngồi dựa lưng vào ghế, hướng ánh mắt về phía khác

Ngôn ngữ cơ thể là một trong những phương tiện truyền tải cảm xúc chân thực nhất và những hành vi mất tập trung như ngồi thả lỏng, tựa lưng vào ghế và hướng mắt ra phía cửa… đích thị biểu lộ sự chán nản của nhà tuyển dụng. Có thể chủ đề bạn đang nói không phải vấn đề họ quan tâm hay họ đang bị phân tán bởi một yếu tố nào đó. Nếu cứ để mọi việc tiếp diễn như vậy, họ sẽ quên mất bạn là ai ngay khi vừa kết thúc buổi phỏng vấn. Hãy giả vờ như bạn có câu hỏi cần giải đáp, nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng và đặt câu hỏi kèm tên riêng của họ, bạn sẽ khiến họ phải nhanh chóng đưa tâm trí quay lại với buổi phỏng vấn còn đang dang dở.

6. Ánh mắt nhà tuyển dụng không rời khỏi màn hình máy tính

Trong khoảng thời gian thực hiện buổi phỏng vấn, đôi khi nhà tuyển dụng vẫn còn những công việc cần phải giải quyết nên không thể ngưng nhìn vào màn hình máy tính. Tương tự như trường hợp bên trên, bạn hãy “đánh thức” nhà tuyển dụng bằng tên của họ hoặc tế nhị hỏi rằng họ có cần tổ chức lại buổi phỏng vấn vào một ngày nào khác, khi họ rãnh rỗi hơn không.

7. Nhà tuyển dụng đảo mắt và chau mày khi nghe mức lương bạn đề nghị

Tín hiệu đảo mắt của nhà tuyển dụng khi bạn nói về mức lương cho thấy lời đề nghị của bạn có vẻ chưa phù hợp với chính sách lương của công ty bạn đang ứng tuyển. Nếu không thỏa thuận được mức lương thì cho dù bạn có là nhân tài, nhà tuyển dụng cũng không có cách gì đáp ứng được nguyện vọng của bạn, họ sẽ chọn ứng viên khác thay thế.Tốt hơn hết, bạn nên nghiên cứu kỹ con số hợp lý dành cho vị trí này ở những công ty tương tự để tránh đề xuất mức lương quá cao hoặc quá thấp.

8. Nhà tuyển dụng hỏi những kỹ năng cần thiết cho công việc nhưng bạn không có

*

Bên cạnh kinh nghiệm thì kỹ năng đa dạng và hữu ích cho công việc được xem như “giấy thông hành” giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu như bạn không có bất kì kỹ năng nào liên quan, bạn liên tục trả lời “không” một cách thành thật khi nhà tuyển dụng hỏi đến thì đừng lấy làm bất ngờ nếu bạn có nhận được email từ chối.Cũng sẽ có tình huống hy hữu xảy ra, đó là nhà tuyển dụng có chút nhầm lẫn về vị trí phỏng vấn, dẫn đến việc sai lệch trong việc đặt câu hỏi, gây lầm tưởng rằng bạn thiếu kỹ năng. Nếu bạn có cảm giác như mình đang được phỏng vấn công việc không đúng với công việc đã ứng tuyển, hãy mạnh dạn làm rõ với nhà tuyển dụng để cuộc trò chuyện đi đúng hướng.

Xem thêm: Chế Độ Vệ Sinh Máy Giặt Electrolux Hoạt Động Như Thế Nào? Cách Vệ Sinh Máy Giặt Đơn Giản Tại Nhà

9. Nhà tuyển dụng ra dấu cho bạn nói nhanh hơn

Họ đang bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn với bạn, tính cách của bạn quá nhàm chán hoặc ở bạn, họ không tìm thấy các yếu tố của một ứng viên xuất sắc. Nhà tuyển dụng có cách hành xử lịch sự sẽ không tỏ ra gấp rút và ra hiệu cho ứng viên nói nhanh hơn để mau chóng kết thúc buổi phỏng vấn. Nếu gặp phải điều này, bạn nên ngầm hiểu rằng phần trăm thắng lợi của bạn sẽ rất thấp, hãy triển khai các kế hoạch tìm việc làm mới ngay sau buổi phỏng vấn không thuận lợi nói trên.

10. Nhà tuyển dụng nói sẽ chủ động liên lạc trước

Có 2 cách lí giải cho câu nói của nhà tuyển dụng. Thứ nhất: đây là chính sách của công ty, những ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn sẽ nhận được điện thoại thông báo trực tiếp và email xác nhận. Thứ hai: nhà tuyển dụng đã có quyết định ngay tại thời điểm đó, bạn đã bị loại và họ không muốn bạn liên lạc với tâm trạng hy vọng để rồi thất vọng ngay khi nghe lời thông báo. Thử nhìn nhận lại buổi phỏng vấn vừa qua và đánh giá xem bạn rơi vào trường hợp nào. Tất nhiên, mọi thứ vẫn chỉ là dự đoán cho đến khi bạn nghe được kết quả chính thức từ phía nhà tuyển dụng.

Một cuộc phỏng vấn việc làm có thành công hay không dựa trên thái độ và lời nói của người phỏng vấn. Thông thường, các ứng viên hay chú tâm đến những sai sót đã mắc phải hơn là những “điểm” ghi được trong buổi phỏng vấn.

*

Trong quá trình phỏng vấn, các bạn hãy thử lưu tâm tới những dấu hiệu dưới đây: chúng nói lên phần nào tỷ lệ thành công của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Nói về những kỹ năng mà bạn không có

Khi phỏng vấn bạn, chắc chắn bộ phận nhân sự đã xem qua CV từ trước. Nhưng thông qua cuộc trao đổi họ thấy rằng bạn vẫn còn thiếu một số yếu tố cần thiết cho công việc. Khi nhà tuyển dụng nói công ty cần người có kỹ năng X mà bạn không có, nghĩa là họ đang ám chỉ rằng bạn không phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Mập mờ với các bước tiếp theo sau phỏng vấn

Người phỏng vấn sẽ thông báo rõ ràng về các bước cần làm tiếp theo và thời gian cụ thể cho những ứng viên tiềm năng. Còn nếu bạn không nhận được những thông tin này, cơ hội bạn được vào vòng sau là rất thấp.

*

Không cho cơ hội để bạn PR bản thân

Sẽ là rất tốt nếu vào cuối cuộc phỏng vấn bạn được khuyến khích đưa ra một vài câu hỏi. Hãy chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống này với những ý tưởng quan trọng cần được chuẩn bị trước. Nếu chỉ được hỏi một câu, hãy hỏi câu mà bạn cho là quan trọng nhất.

So sánh bạn với những ứng viên khác

Thường thì các nhà tuyển dụng thường tỏ thái độ với bạn bằng cách nói về những ứng viên ưu tú khác hay có rất nhiều ứng viên đang dự tuyển vào công ty tốt nghiệp từ những trường đại học danh giá… Điều này có nghĩa là họ đang muốn dập tắt hi vọng được nhận vào làm của bạn.

Phỏng vẫn xin việc luôn luôn là thử thách với nhiều người. Không có bí quyết nào có thể đảm bảo 100% bạn sẽ trúng tuyển ngay và ngược lại. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc thất bại.

Các dấu hiệu trên đây chỉ phần nào giúp bạn dự đoán khả năng giành được công việc mong muốn của một ứng viên. Điều quan trọng hơn cả là kinh nghiệm bạn thu được sau mỗi cuộc phỏng vấn, đó mới chính là tiền đề dẫn tới thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.