Bệnh sùi mào gà ở miệng do virus HPV lây qua đường tình dục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, vì thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng kéo dài, biểu hiện lại gần giống với nhiệt miệng nên nhiều người không nhận biết mình đã mắc bệnh để điều trị. Vậy làm thế nào để biết mình mắc bệnh sùi mào gà ở miệng chứ không phải do bệnh nhiệt miệng?
Bệnh sùi mào gà hay còn có tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Tổn thương đặc trưng của bệnh là những u nhú, nốt sần xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, những tổn thương này cũng có thể mọc ở lưỡi và trong khoang miệng, khi đó, gọi là bệnh sùi mào gà ở miệng.
Bạn đang xem: Bị sùi mào gà ở miệng
Cũng do virus HPV nhưng sùi mào gà ở miệng được xác định là do hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng nhưng không thực hiện các biện pháp an toàn. Bên cạnh đó, thói quen dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh cũng làm lây truyền virus nếu có tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
Bệnh sùi mào gà ở miệng do virus HPV gây ra
2. Sùi mào gà ở môi, miệng có biểu hiện gì?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng cũng tương đối dài như bệnh sùi mào gà nói chung, từ 2 - 9 tháng, vì vậy người bệnh thường không biết rằng mình đã mắc bệnh cho đến khi triệu chứng của bệnh khởi phát.
Thời gian đầu sau khi phát bệnh, trên lưỡi, họng xuất hiện những mảng có màu trắng, gây đau rát khi nuốt rất khó chịu. Triệu chứng này thường bị bỏ qua vì lầm tưởng với bệnh nhiệt miệng hoặc viêm họng.
Ngoài những mảng trắng, trên lưỡi còn xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti có màu trắng hoặc hồng, sau đó nó lớn dần lên nhìn trông giống mào gà. Khi những triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng hoàn toàn xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy trong miệng và lưỡi, việc nuốt trở nên khó khăn hơn bình thường, dù là nuốt nước bọt hay ăn uống. Hệ quả là sụt cân do không ăn uống được.
Khi các u nhú phát triển sẽ gây sưng và tê lưỡi, trong khoang miệng phát ban và mẩn đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở xương hàm và cả amidan. Những mụn thịt, mụn cóc trong miệng bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, vì vậy đến khi thăm khám thì bệnh đã chuyển nặng.
3. Phân biệt nhiệt miệng với bệnh sùi mào gà ở miệng như thế nào?
Cần phân biệt giữa nhiệt miệng và bệnh sùi mào gà ở môi, miệng để kịp thời chữa trị. Đối với bệnh nhiệt miệng, những vết loét thường có viền đỏ, sưng đau, đặc biệt là khi ăn uống hoặc chạm vào. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra trong khoảng 7 - 10 ngày là khỏi, sau khi người bệnh uống nhiều nước, ăn rau hoặc dùng các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát. Một số trường hợp có thể tái phát vì cơ địa nóng, tuy nhiên bệnh nhanh khỏi.
Còn đối với bệnh sùi mào gà ở miệng, nếu bị nhầm lẫn với nhiệt miệng và sau khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng sẽ không thấy khỏi. Hơn nữa, các nốt sần của sùi mào gà có màu trắng hồng và li ti, chạm vào thì thấy có dịch rỉ, gây đau khi nuốt và sưng tê ở lưỡi miệng.
Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bệnh sùi mào gà ở miệng cần được chẩn đoán chính xác
4. Bệnh sùi mào gà ở miệng ảnh hưởng ra sao?
Bệnh sùi mào gà ở môi, miệng nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng và nguy cơ có thể gặp phải như:
Nhiễm trùng trong khoang miệng, ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt khó khăn.Lây truyền bệnh cho người thân trong gia đình và những người xung quanh.Bệnh sùi mào gà ở miệng làm giảm thẩm mỹ ở vùng miệng, gây mùi hôi khó chịu khi nói, ảnh hưởng đến tâm lý trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.Ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân và gia đình, làm giảm chất lượng đời sống tình dục.Bệnh sùi mào gà ở miệng cần được phát hiện sớm và phân biệt với nhiệt miệng để không gây biến chứng cho sức khỏe. Kịp thời chữa trị cũng làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng nếu không may mắc bệnh sùi mào gà ở môi, miệng.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh sùi mào gà cũng như nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Sùi mào gà ở môi miệng nguyên nhân do đâu?
Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà, thường lây truyền qua đường tiếp xúc với da và niêm mạc bị tổn thương. Tỷ lệ nhiễm HPV ở miệng khác nhau giữa nam giới và nữ giới (khoảng 10% nam giới và 3,6% nữ giới), ngoài ra nhiễm trùng ở miệng do HPV cũng phổ biến hơn khi càng lớn tuổi.(nguồn CDC)
Các nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh sùi mào gà ở môi miệng bao gồm:
Quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm HPV: Đây là con đường lây truyền HPV phổ biến nhất gây bệnh sùi mào gà ở môi miệng.Tiếp xúc thân mật với người mắc sùi mào gà ở môi miệng trước đó, đặc biệt là khi bạn đang có vết thương hở ở môi hoặc miệng.Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh sùi mào gà: HPV có trong các dịch tiết, tồn tại trên bề mặt các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng,… nên dễ dàng lây truyền cho người khác nếu dùng chung.Lây truyền từ mẹ sang con: trẻ được sinh ra theo đường âm đạo từ người mẹ mắc bệnh sùi mào gà, có nguy cơ cao bị nhiễm HPV. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở môi, miệng, họng.
HPV là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở môi miệng
Triệu chứng và biểu hiện sùi mào gà ở môi
Thời gian từ khi nhiễm HPV đến khi biểu hiện ra triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng tương đối dài, khoảng 2-9 tháng. Một số triệu chứng điển hình người bệnh có thể gặp bao gồm:
Mảng trắng hoặc đỏ xuất hiện vùng khoang miệng, ở hai bên niêm mạc má hoặc viền môi gây đau rát khi ăn uống và dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng hoặc viêm họng.Nốt mụn ở môi miệng họng là triệu chứng điển hình, ban đầu có thể là những mụn nhỏ li ti, màu hồng hoặc trắng, không đau không ngứa, sau đó các mụn này tụ lại với nhau, lớn dần lên và có bề mặt như hoa mào gà.Nóng rát, vướng khi ăn uống: các mụn sùi mào gà mọc ở vùng khoang miệng, hầu họng gây cản trở khi ăn uống, nuốt vướng và đau, thậm chí khiến người bệnh sụt cân vì không ăn uống được.Khoang miệng bị nhiễm trùng: Mụn sùi mào gà có đặc điểm dễ vỡ khi có tác động bên ngoài, khi ăn uống hoặc vô tình ma sát nhẹ có thể khiến chúng tiết mủ, chảy máu. Các tổn thương này nếu không được giữ vệ sinh đúng cách thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây viêm loét, nhiễm trùng.Lạc giọng, ho, ho ra máu: Khi các mụn sùi lây lan xuống vùng hầu họng, có thể phát triển ở cả thanh quản, gây tổn thương dây thanh âm khiến người bệnh bị lạc giọng, kích thích gây ho, thậm chí là ho ra máu do làm vỡ các mụn sùi.Lưu ý phân biệt sùi mào gà ở môi miệng với bệnh khác
Những triệu chứng của bệnh sùi mào gà như những mảng trắng hoặc đỏ, đau họng khi nuốt,… thường khiến người bệnh nhầm lẫn bị nhiệt miệng hay viêm họng, dẫn đến điều trị sai, tổn thương kéo dài. Vậy, phân biệt sùi mào gà ở môi miệng với các bệnh này như thế nào?
Phân biệt với nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc ở miệng, xảy ra ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, trên nướu hoặc dưới lưỡi,… Nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể do:
Bệnh lý gây suy giảm chức năng gan làm tích tụ độc tố và tạo các vết loét trong miệng.Các vi sinh vật tấn công làm tổn thương niêm mạc trong khoang miệng.Tổn thương miệng do đánh răng quá mạnh, bị ngã, hay thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, C, kẽm, sắt,… cũng dễ gây nhiệt miệng.Trong khi đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà là do nhiễm HPV.
Nhiệt miệng cũng biểu hiện với các vết loét trắng, nhỏ, gây đau rát, khó chịu khi ăn uống (đặc biệt là khi ăn đồ chua, cay nóng) nhưng khác với sùi mào gà là các vết loét của nhiệt miệng có viền đỏ xung quanh, không lây lan và không ăn sâu vào biểu bì nên khi khỏi không để lại sẹo.
Thông thường, nhiệt miệng chỉ kéo dài trong 1-2 tuần, sau đó tự lành và không có xuất hiện các mụn sùi như trong bệnh sùi mào gà ở môi miệng.

Nhiệt miệng có các vết loét nhỏ với viền đỏ xung quanh
Phân biệt với viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, dị ứng, không khí khô lạnh vào mùa đông, ô nhiễm không khí hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra cấp tính (thường gặp ở trẻ em) hoặc mãn tính (thường gặp ở người lớn).
Giống với bệnh sùi mào gà ở họng, người bị viêm họng cũng có triệu chứng đau họng nhiều, nhất là khi nuốt, kể cả khi uống nước.
Nhưng khác với bệnh sùi mào gà, ở đợt viêm họng cấp, người bệnh thường có biểu hiện họng đỏ xung huyết, không có sự xuất hiện của các mụn sùi như trong bệnh sùi mào gà. Bên cạnh đó người bệnh thường có biểu hiện sốt cao khoảng 38-39 độ C kèm nhức đầu, đau mỏi toàn thân, đôi khi có chảy nước mũi, ngạt mũi, khàn tiếng,…
Khi viêm họng mãn tính, người bệnh thường có triệu chứng khác đi kèm như ho có đờm hoặc ho khan, vùng ngực phía sau xương ức có cảm giác nóng rát, ợ hơi ợ chua (ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản). Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn khi được điều trị thuốc và súc miệng họng bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày.
Sùi mào gà ở môi miệng có nguy hiểm không
Bệnh sùi mào gà ở miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh, thậm chí cho cả những người xung quanh.
Các mụn sùi mào gà ở môi miệng làm giảm thẩm mỹ, gây mùi hôi khó chịu khi nói, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.Các tổn thương sùi nếu không được điều trị loại bỏ kịp thời có thể ngày càng tiến triển và dễ gây nhiễm trùng cho khoang miệng, khiến người bệnh khó khăn khi ăn uống, thậm chí không ăn uống được dẫn đến sụt cân, ảnh hưởng sức khỏe.Lây truyền cho người khác: Người mắc bệnh sùi mào gà ở môi miệng có thể lây truyền cho người khác qua các con đường như: quan hệ tình dục bằng miệng, dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác,…. Do đó, cần phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa cho những người xung quanh.Một số hình ảnh sùi mào gà ở môi miệng giai đoạn đầu phân biệt rõ với các bệnh lý khác