7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG ÁP DỤNG TRONG TÌM NHÂN TÀI CHO DOANH NGHIỆP

Trải qua cả ngàn năm, những cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh vẫn khiến hậu thế không khỏi tấm tắc vì quá đúng!

 Trong cuốn "Tri nhân", mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc là Gia Cát Lượng từng để lại 7 cách nhìn người của mình:

"Một là hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương,

Hai là đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương,

Ba là dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương,

Bốn là đặt tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương,

Năm là dùng rượu để xem tính tình của đối phương,

Sáu là dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương,

Bảy là giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ".

Bạn đang xem: 7 cách nhìn người của gia cát lượng

Những tiêu chí nhìn người của Gia Cát Lượng vốn xuất phát từ 7 phương diện: "Chí – biến – thức – dũng – tính – liêm – tín" để có thể đưa ra đánh giá toàn diện nhất về đối phương.

Hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương

Để đánh giá phẩm chất của một người, trước tiên phải xem nhận định của người đó trước các vấn đề đúng – sai, từ đó đánh giá các nhìn và xem xét chí hướng của người đó.

Hễ là người không phân rõ đúng – sai, mang thái độ ba phải, "gió chiều này che chiều nấy" thì đều có khả năng làm tổn hại đến lợi ích chung trong thời khắc then chốt.

Vì vậy, tuyệt đối không thể giao phó trọng trách cho những người như vậy. Kiểu người ấy không có quan niệm rõ ràng về đúng sai, phẩm chất và đức tính cũng khó xác định.

Chỉ có người chí hướng cao, lập trường vững chắc, tấm lòng rộng lượng thì mới là người có thể cộng tác.

Đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương

Muốn hiểu được một người, nhất định phải giao tiếp nhiều với người đó, dùng lý lẽ dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ ứng phó ra sao.

Dùng tiêu chuẩn này để nhìn người, bởi Gia Cát Lượng tin rằng người có khả năng sử dụng ngôn từ nhanh nhạy, nhất định là người có đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén.

Tiêu chí này cũng hoàn toàn có thể áp dụng trên chốn quan trường để đánh giá vị quan đó là tốt hay xấu.

Bởi lẽ, không chỉ tham quan, mà những quan lại tư chất tầm thường cũng sẽ hại dân hại nước, làm hỏng đại sự. Thứ họ thiếu chính là năng lực đánh giá và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.

Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương

Phương thức này có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào. Ví dụ, một quan lại nếu không có mưu lược, gặp phải tình huống bất ngờ ắt chỉ có thể bó tay chịu trói.

Khi ấy dù cho người này có lòng tốt, muốn cống hiến vì nước vì dân thì vẫn chỉ đành lực bất tòng tâm, làm ảnh hưởng đến đại cục.

Vốn dĩ, những người muốn cống hiến nhất định phải là người có thể đưa ra những phương pháp để cải thiện xã hội của họ.

Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương:

Để có thể đánh giá sự can đảm của một người, hãy xem cách họ ứng phó trước tình huống nguy khốn. 

Cổ nhân có câu: "Tuế bất hàn vô dĩ tri tùng bách, sự bất nan vô dĩ tri quân tử" (Đại ý: Nếu sự việc không có khó khăn thì làm sao để biết được người quân tử).

Giống như câu nói "lửa thử vàng, gian nan thử sức", khó khăn chính là "ngọn lửa" tốt nhất để thử thách dũng khí của đối phương.

Muốn nhìn nhận dũng khí của một người, trước tiên hãy nói cho người đó biết một số khó khăn và nguy hiểm cần xử lý để xem họ trả lời ra sao.

Nếu đó là một người thiếu dũng khí, vậy đừng nói xả thân vì đại nghĩa, trừ gian diệt ác, chỉ e rằng người đó ngay đến bản thân còn khó lòng bảo vệ, sao có thể trông chờ gì được đây?

Dùng rượu để xem tính tình của đối phương

Rượu là một trong những "thước đo" tốt nhất đối với lòng người. 

Dân gian thường lưu truyền câu nói "rượu vào lời ra". Bản tính thực sự của một người thường được cất giấu rất sâu, mà dùng rượu sẽ khiến họ mở lòng, để người đó bộc lộ ra bản chất thật của mình.

Điều này cũng có nghĩa là, khi một người say rượu, ta có thể biết được phẩm hạnh và nhân cách của người đó ra sao.

Chớ vội coi nhẹ cách nhìn người này. Thực tế trong lịch sử Trung Hoa đã có bao văn thần, võ tướng vì say rượu phạm pháp mà bị chém đầu. Bản thân Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận năm xưa cũng đã từng áp dụng thành công mưu kế "dùng rượu tước binh quyền".

Dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương

*

 Lợi ích vốn là thứ mà ai cũng yêu thích. Quan sát thái độ của một người khi đứng trước những lợi ích ắt sẽ nhìn ra phẩm hạnh của người đó.

Người có phẩm hạnh cao thượng tuyệt đối sẽ không làm việc phi nghĩa dù cho món lời mang ra dụ dỗ họ có lớn đến đâu.

Nhân tính vốn có một phần "tham dục", nhưng "quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo" (người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý).

Từ xưa đến nay, lịch sử không thiếu những câu chuyện dùng tiền tài để đo tấm lòng. Mà số quan lại bại bởi một chữ "lợi" (lợi ích) cũng nhiều không kể xiết.

Người không kháng cự được sự mê hoặc của tiền tài ắt không thể trở thành quan thanh liêm. Trong khi đó, nhân tài mà bách tính trông đợi dĩ nhiên là thanh quan chứ không phải tham quan.

Giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ

Cần phải xem xét lời nói và hành động của đối phương có nhất quán hay không, người nói mà không giữ lời ắt là kẻ không thủ tín, sẽ dễ dàng đánh mất sự tin tưởng của người khác dành cho họ.

Thủ tín vốn là "cái gốc" làm người. "Nhân vô tín bất lập", người không có giữ tín ắt sẽ không có chỗ đứng ở đời.

Bảy cách chọn người của Gia Cát Lượng dựa trên 7 chữ: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”. Cho tới nay, cách chọn hiền tài này vẫn còn nguyên giá trị.
 Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị. Ông là nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự thiên tài. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thù cũng phải kính nể. Những mưu lược của ông như “Khẩu chiến thuyết quần nho”, “Mượn gió Đông”, “Hỏa công Xích Bích”, “Ba lần chọc tức Chu Du”, “Mưu trí bày trận Hoa Dung”… khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục. Trong số những tư tưởng vượt trội của Khổng Minh, 7 tiêu chuẩn chọn hiền tài của ông vẫn còn nguyên giá trị.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc hội thảo phân tích về 7 cách chọn hiền tài của Gia Cát Lượng. Cụ thể, vị quân sư kiệt xuất này đã dựa trên 7 tiêu chí lớn: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”.

Xem thêm: Hình Nền Mã Đáo Thành Công Cho Iphone Hay Nhất, Hình Nền Ngựa Chuẩn Hd Đẹp, Cute


“Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí”. Nghĩa là hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng của họ. Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.
Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Người không có chí hướng chẳng khác gì người đi đêm không có trăng sao, người đi biển không có ngọn hải đăng. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.
*

2. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”. Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ. “Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, Gia Cát Lượng thường dồn dập đưa ra những lý lẽ, những tình huống để dồn họ vào thế đường cùng, thế bí nhằm xem xét khả năng đối phó, ứng biến của đối phương.
Người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống. Người xưa có câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu âm hoa minh hựu nhất thôn”. Nghĩa là trong thế đường cùng bốn bề sông núi tưởng không lối thoát, nhưng người biết ứng biến, năng động vẫn có thể mở ra lối thoát tới nơi rực rỡ đầy hoa.
3 – “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức”. Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.
4 – “Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng”. Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương, nhất là đối với những tướng cầm quân ngoài mặt trận. Thời cổ đại, hai tiêu chuẩn rất quan trọng đối với tướng lĩnh là “Trung, Dũng”, tức là trung thành và dũng cảm. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng.
*

Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song. Một nhà triết học người Đức từng nói: “Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.
5 – “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”. Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.
6 – “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm”. Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.

*

Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài, như Vận Tưởng Uyển, Đổng Hòa, Lưu Ba, Đổng Doãn, Dương Hồng. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.

*

Các doanh nhân là một trong những đối tượng hưởng lợi nhiều khi có thể hiện thực hóa những lý thuyết này.
“Nếu bạn không thể giải thích cho đứa trẻ 6 tuổi hiểu được, thì chính bạn cũng không hiểu gì cả”.
Cố làm cho mọi thứ phức tạp đồng nghĩa với việc bạn không hiểu bản chất của vấn đề. Hãy nhớ đến những thầy cô giáo đã từng dạy bạn. Họ đã giải thích tất cả những trang sách đầy chữ cho bạn bằng những lời lẽ giản dị và dễ hiểu nhất. Bạn cũng nên ghi nhớ điều này khi giao tiếp hoặc huấn luyện nhân viên.
Hãy khơi nguồn cảm hứng cho mọi người làm điều mà họ yêu thích. Hãy sử dụng khả năng sáng tạo để tạo ra những công việc và niềm vui. Đã đến lúc bạn dành tâm trí cho các ý tưởng và tạo ra hiệu ứng domino đến mọi người xung quanh.
Sai lầm là thứ xảy ra hằng ngày hằng giờ với bất kỳ ai. Và thứ thực sự làm thay đổi thế giới, không phải là một quy trình hoàn hảo mà là những ý tưởng mới. Do đó, học cách chấp nhận sai lầm và mạo hiểm với sáng tạo là điều cần thiết để tạo ra sự thay đổi tích cực trong bất kỳ tổ chức nào.
Einstein dành cả đời để nghiên cứu các lý thuyết vật lý và nhiều nghiên cứu trong số đó không đi đến kết quả nào. Chúng ta không thể chắc chắn về kết quả của mọi việc chúng ta làm, nhưng kiên trì chính là chìa khóa. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chăm chỉ theo đuổi mục tiêu. Thất bại chỉ tồn tại khi ta dừng lại ở ngay đó mà không cố gắng bước tiếp đến thành công.
Bạn chỉ có thể chắc chắn về những gì đang diễn ra trong hiện tại. Bạn có quyền lo lắng cho tương lai và xây dựng một kế hoạch, nhưng hầu như mọi thứ sẽ không diễn ra như bạn dự tính. Vấn đề quan trọng nhất là sống hết mình ngày hôm nay. Làm mọi thứ tốt nhất trong khả năng và sẽ không phải lo lắng gì về ngày mai.
Những thứ tuyệt vời nhất đến luôn đến từ việc nghĩ “ngoài chiếc hộp” và làm những việc khác thường. Mọi người thường khó chịu với những kẻ nghĩ khác, nhưng đó cũng là lý do vì sao chỉ có rất ít người kiệt xuất. Khi gặp vấn đề nan giải, hãy cố gắng nghĩ theo hướng khác, biết đâu bạn sẽ có câu trả lời.
“Tôi có khả năng để vẽ thoải mái như một hoạ sĩ chỉ nhờ vào trí tưởng tượng của mình. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức thì có giới hạn. Trí tưởng tượng bao trùm thế giới”.
Sau khi tưởng tượng về một điều gì đó khác, bạn bắt đầu chia sẻ nó với mọi người. Sau đó, mọi người sẽ có thể nhìn thấy thế giới mà bạn tưởng tượng và họ sẽ liên kết và hỗ trợ bạn. Hãy dành thời gian để mơ mộng, tưởng tượng và nhớ chia sẻ ý tưởng của bạn với những người xung quanh.
“Chỉ những ai nỗ lực hết mình mới có thể đạt được những điều tưởng chừng không thể”.
Nếu bạn sẵn sàng đối mặt với khó khăn thì bạn mới tiến gần hơn đến điều không thể. “Điều không thể” cũng chỉ là một khái niệm tương đối. Bạn sẽ ngạc nhiên khi dám vượt qua những điều hợp lý mà mọi người vẫn nghĩ.
“Từ cuộc sống thường ngày, chúng ta biết rằng sống – trước hết là cho những người xung quanh, cho những người luôn nở nụ cười và khiến ta hạnh phúc”.
Hãy quan tâm đến mọi người trước tiên. Dành ít nhất một vài phút mỗi ngày để tập trung kết nối, trò chuyện với người khác. Hãy cho họ biết rằng bạn trân trọng họ. Cảm ơn và gửi tặng họ những lời khen mà họ xứng đáng được nhận. Điều này không chỉ giúp tâm trạng của họ tốt hơn mà cả tâm trạng của bạn nữa.
Học là một hành trình chứ không phải là việc đắm mình trong tất cả các thông tin. Hãy “lặn tìm kho báu” và luôn ghi nhớ rằng chỉ có một số điều hữu ích cho bạn, còn số khác thì không. Việc học không phải là thứ có thể phù hợp với tất cả mọi người, hãy tìm ra cách riêng của bạn.
“Luôn làm điều đúng. Việc này sẽ làm hài lòng một số người và làm những người còn lại ngạc nhiên”.
Khi bạn đứng giữa một ngã ba đường, hãy chọn việc đúng đắn mà làm. Các lựa chọn khác có thể dễ dàng thực hiện hơn hoặc mang đến cho bạn nhiều tiền hơn. Nhưng nếu bạn nghĩ lựa chọn còn lại tuy khó khăn sẽ cho bạn nhiều cơ hội trong tương lai, hoặc chỉ đơn giản đó là điều đúng đắn cần làm thì bạn hãy chọn nó.
Đôi khi những con đường khó khăn gập ghềnh sẽ tốt hơn con đường mòn nhiều người đã đi. Hãy dành thời gian để theo dõi những giá trị đạt được và làm những điều đúng đắn để giúp bạn nổi trội trong đám đông.
Thư cảm ơn – BV Quân dân y Miền Đông Thư cảm ơn – Báo Tuổi Trẻ Thư cảm ơn – CLB Hoa Hướng Dương
Về Hạnh Bố Thí Kiểm soát được cái miệng là một loại mỹ đức Tại Sao Phải Hét To Khi Tức Giận?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.