TRẺ BIẾT NÓI TRƯỚC BIẾT ĐI ? TRẺ BIẾT NÓI SỚM CÓ THÔNG MINH KHÔNG

Trẻ biết nói khi nào luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Có những trẻ biết nói rất sớm, nhưng ngược lại có những bé chưa biết nói. Vậy trẻ chậm nói có kém thông minh hay đang gặp vấn đề sức khỏe gì? Bài viết sau đây chuyên giasẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này nhé!

Tham khảo:Các giai đoạn phát triển của trẻ

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Để biết trẻ chậm nói có kém thông minh, trước hết cần biết nguyên nhân trẻ chậm nói. Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói. Bé có thể gặp vấn đề do lưỡi hoặc hàm ếch, dây hãm ngắn làm ảnh hưởng đến cử động lưỡi. Ngoài ra, trẻ có vấn đề về thính giác thường cũng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ.

Hội chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ chậm nói hơn bình thường. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử sớm cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Bạn đang xem: Trẻ biết nói trước biết đi

Tham khảo:Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

*

Không có thời gian trò chuyện với ba mẹ cũng là nguyên nhân làm trẻ chậm nói

Mỗi đứa trẻ có một cột mốc phát triển khác nhau, nhưng quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Trẻ nói được các nguyên âm đơn giản khi được 3-6 tháng tuổi Trẻ nói được 2 âm khác nhau như “mama, dada” khi được 6-9 tháng tuổi Từ 9-12 tháng, bé có thể phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Từ 12-15 tháng, bé có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục. Trẻ từ 15-18 tháng có thể nói được 4 từ, thường là tên con vật Bé từ 18 -24 tháng có thể biết khoảng 25 từ, biết chào hỏi, từ chối Bé từ 2-3 tuổi đã có thể tự nói chuyện khi chơi đùa

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh đưa ra lời khuyên như sau:

Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, vì vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng cách:

Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ nói. Tập theo phương pháp đa giác quan: giới thiệu về 1 vật có trước mặt, cho trẻ nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, chơi với nó, nếm nó...để trẻ phát triển toàn diện, dể ghi nhớ Không ép trẻ nói, nhưng khen ngợi khi trẻ nói Cho trẻ cơ hội để nói, không quá nuông chiều trẻ: ví dụ khi trẻ đòi đồ chơi, trẻ chỉ vào đồ chơi, là ba mẹ đưa liền thì trẻ sẽ mất cơ hội diễn tả món đồ chơi đó. Hãy để trẻ tập diễn tả món đồ chơi trước khi nhận được nó. Tập cho trẻ từ dễ đến khó, khi tập, nên lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ, tốt nhất chọn những vật và tình huống quen thuộc hàng ngày Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chọn lọc chương trình ti vi phù hợp với thiếu nhi. Ba mẹ nên cùng xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc với trẻ, khi xem có thể bình luận, nhận xét với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.

Tóm lại, bé tuổi này đang học tập và bắt chước, ba mẹ cần theo sát và làm gương mẫu cho bé.

Tham khảo: Bé 9 tháng chưa biết ngồi

Trẻ chậm nói có kém thông minh?

Trẻ nói nhanh hay chậm không phải là dấu hiệu bé thông minh hay không. Mẹ cần phân biệt giữa việc chậm nói và chậm phát triển. Những bé chậm phát triển có thể chậm nói và chậm biết đi. Tuy nhiên, bé chậm nói không có nghĩa trẻ bị chậm phát triển.

*

Thời gian trẻ nói nhanh hay chậm không phải là thước đo sự thông minh của trẻ

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến. Trung bình cứ 10 bé sẽ có một bé chậm nói hơn bình thường. Và trong phần lớn các trường hợp bé chậm nói không phải do chậm phát triển. Bé con chỉ có cách thể hiện khác các bé khác, hoặc bé cảm thấy hứng thú với điều khác hơn là ngôn ngữnên ba mẹ đừng quá lo lắng nha.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Trẻ chậm nói: Khi nào cần lo?

Mặc dù hầu hết các trường hợp chậm nói ở trẻ em đều không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện sau, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám ngay.

- Bé không có phản ứng khi được gọi tên. Đồng thời, bé cũng không có hành động cụ thể, thậm chí là vẫy tay.

- Bé 18 tháng không thích nói chuyện. Phần lớn giao tiếp bằng cử chỉ. Thỉnh thoảng, bé cũng gặp khó khăn trong việc lặp lại từ.

- Bé 2 tuổi chỉ bắt chước lời nói và hành động. Bé không thể tự tạo ra câu hoặc cụm từ cùng mộtlúc.

- Không thể nghe những chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ hoặc người lớn.

- Bé có giọng nói bất thường.

Những trường hợp trẻ chậm nói trên đây, một khi cha mẹ phát hiện được việc điều trị nên tiến hành càng sớm càng tốt. Từ 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Càng lớn, việc điều trị trẻ chậm nói càng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Tham khảo:Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần tham khảo ý kiến chuyên gia Huggies, mẹ có thể đặt câu hỏi tại chuyên mục Góc chuyên gia để được tư vấn và trả lời ngay.

Khả năng ngôn ngữ tự nhiên của trẻ được hình thành ngay từ khi mới sinh ra. Ở những tháng đầu đời bé thể hiện khả năng này qua tiếng khóc, tiếng bập bẹ. Càng lớn càng tiếp xúc và bắt chước nhiều từ thế giới xung quanh thì khả năng nói của trẻ càng thuần thục hơn. Tuy nhiên mỗi trẻ lại có một tốc độ phát triển riêng, có bé biết nói nhanh và cũng có bé biết nói chậm, có trẻ nói nhiều và có trẻ nói ít. Cha mẹ có thể cân nhắc dạy bé tập nói sớm nếu cảm thấy cần thiết.


Thường trẻ tập nói trong khoảng 2 năm đầu tiên sau khi chào đời.

Xem thêm: Xem tướng trán thấp có thông minh không ? trán thấp có thông minh không

Từ khi mới sinh đến tháng thứ 18: Trẻ sẽ dựa vào cách người lớn giao tiếp với nhau mà học được quy tắc về ngôn ngữ. Trẻ sẽ bắt đầu dùng lưỡi, môi, vòm miệng và cả những chiếc răng sữa để tạo ra âm thanh, khởi đầu có thể là tiếng khóc, sau đó là những âm bi bô, bập bẹ bắt chước từ những người xung quanh.Từ tháng thứ 18 đến 2 tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu chuyển những từ đơn lẻ, riêng biệt thành những câu 2 hay 4 từ, sau đó trẻ sẽ tập sử dụng từ ngữ để mô tả những gì mình nghe, thấy, cảm nhận, suy nghĩ và mong muốn.
Trẻ tập nói
Giai đoạn 2-6 tuổi là thời điểm trẻ học cách phát âm giống như người lớn

2. Cha mẹ cần làm gì nếu trẻ chậm nói?


Bố mẹ chính là những người đầu tiên giúp trẻ hình thành khả năng phát triển ngôn ngữ. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện gì khiến bạn lo lắng, ví dụ như đến tuổi nhưng bé vẫn chưa chịu nói chuyện, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia, thực hiện kiểm tra về khả năng nghe nói, đánh giá về khả năng ngôn ngữ, cân nhắc một số phương pháp dạy bé tập nói sớm.


3. Phương pháp dạy trẻ tập nói


3.1. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Cha mẹ hãy tranh thủ nói chuyện với bé những khi ở cạnh bé và mô tả cho bé thấy những điều bạn đang làm, kết hợp chỉ dẫn, hỏi và dạy bé hát. Cha mẹ có thể dùng những câu đơn giản, dễ nghe và ngắn gọn để bé dễ dàng học cách nói từ bạn hơn. Mặt khác, bạn cũng cần đóng vai lắng nghe, nhìn bé và hồi đáp lại với những gì bé đang nói. Việc thường xuyên trò chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não bộ của bé. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ được nghe âm thanh bi bô từ cha mẹ có khả năng cao sẽ biết nói bập bẹ khi 1 tuổi.


Trẻ tập nói
Thường xuyên trò chuyện cùng con

3.2. Đặt câu hỏi cho trẻ

Khoảng từ 6 tuần tuổi trở đi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Do vậy cha mẹ hãy học cách đặt các câu hỏi đơn giản cho bé như: “Con có đói không?”, “Con có muốn ăn không?”. Cùng lúc hãy chỉ cho bé một vài thứ như : “Con nhìn kìa, một bông hoa”, “Bà ngoại kia kìa”... Khi trẻ lớn hơn chút thì hãy nói thêm một vài chi tiết như : “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ à?”, “Ngôi nhà kia nhỏ nhỉ?”...

3.3. Sao chép âm thanh của trẻ

Từ 3 - 4 tháng tuổi, những âm thanh “ô”, “a” ban đầu sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ, đây cũng là lúc bé bắt đầu luyện nói với những tiếng như “bababa”, “dadada”...Cha mẹ có thể sao chép, bắt chước lại những thanh âm mà bé phát ra, với mục đích khuyến khích bé nói nhiều hơn.


Trẻ tập nói mama
Trẻ tập nói từ đơn giản khi học nói

3.4. Thể hiện cảm xúc của bản thân

Khi trẻ đang luyện nói bập bẹ, bi bô các câu, trẻ sẽ tự thêm các giai điệu khác nhau vào giọng nói của mình. Đến tầm 6 tháng trẻ sẽ nhạy cảm nhận ra sự tức giận hoặc vui vẻ trong giọng nói của bạn và sẽ bắt chước phát ra nhiều âm thanh thể hiện cảm xúc hơn để thu hút sự chú ý. Cha mẹ hãy nhận ra cảm xúc của trẻ thông qua âm thanh và hồi đáp để giúp bé cảm thấy vui hơn, thích thú với giọng nói của bản thân hơn.

3.5. Tận dụng giai điệu và các bài hát

Một cách rất hay để dạy bé tập nói sớm là thông qua những giai điệu, bài hát dành cho thiếu nhi. Trẻ em thường rất thích nghe giọng hát của cha mẹ. Việc lắng nghe giai điệu sẽ khiến bé hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh, từ đó giúp ích cho bé trong việc học cách phát âm luyến láy sau này.


Trẻ nghe nhạc
Tận dụng giai điệu nhạc thiếu nhi khi dạy trẻ tập nói

3.6. Kết hợp giữa nói và sử dụng cử chỉ minh họa

Trước khi 1 tuổi, nhiều bé sẽ chỉ phản ứng với những điều mình thích hoặc quan tâm. Do vậy việc thu hút sự chú ý của bé bằng những cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay có thể hữu ích trong quá trình dạy bé tập nói sớm. Từ những cử chỉ này, bé có thể học được cách lắc đầu khi biểu hiện ý không muốn, gật đầu khi biểu hiện ý muốn. Một số phụ huynh còn dạy con một số ngôn ngữ ký hiệu đơn giản để khuyến khích bé giao tiếp trước khi biết nói.

3.7. Xây dựng vốn từ vựng cho bé

Khi được 1 tuổi, thường bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây cũng là thời điểm để thúc đẩy bé tập nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai hoặc phát âm sai, bạn hãy sửa lại cho bé. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể giúp bé xây dựng thêm vốn từ bằng cách đưa ra cho bé nhiều mẫu về sự lựa chọn và khuyến khích bé sử dụng nhiều từ hơn.


Trẻ ghép từ vốn từ vựng
Trẻ chơi trò ghép từ giúp gia tăng vốn từ vựng

3.8. Sử dụng sách để dạy trẻ tập nói

Trẻ nhỏ thường rất thích những hình vẽ sinh động, tươi sáng, rực rỡ trong sách. Cha mẹ có thể mua sách và hướng dẫn trẻ cách đọc hoặc nhìn tranh ảnh trong đó. Việc đọc truyện là cách hữu hiệu để trẻ tiếp xúc được với nhiều từ vựng hơn, hiểu được cách gắn kết các câu đơn giản thành một câu chuyện. Khi bé thấy thích thú với âm điệu kể chuyện của bạn, thích nội dung câu chuyện và thích hình ảnh, bé sẽ hào hứng kể lại cho cha mẹ về những gì bé đã biết.

3.8. Kiên nhẫn khi trò chuyện với bé

Đến 2 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết ghép các từ lại với nhau để hình thành nên những câu đơn giản. Việc dạy trẻ tập nói sớm thường tốn rất nhiều thời gian nên hãy kiên nhẫn, chậm rãi cho bé thời gian để nói chuyện. Ví dụ nếu bạn đặt một câu hỏi, hãy kiên nhẫn khi chờ đợi câu trả lời của bé.

Dạy trẻ tập nói là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập nói và sử dụng nhiều từ vựng hơn, từ đó kiên nhẫn giúp bé hoàn thiện khả năng ngôn ngữ nhé.


Cha mẹ trò chuyện với bé để giúp bé nhanh biết nói

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế thibanglai.edu.vn, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế thibanglai.edu.vn trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.