Earendel, ngôi sao cách chúng ta 28 tỷ năm ánh sáng vừa được kính viễn vọng James Webb ghi nhận một cách rõ nét nhất.
Bạn đang xem: Kính viễn vọng nhìn được bao xa
Ngày 2/8, nhóm nghiên cứu thiên văn Cosmic Spring đã chia sẻ hình ảnh chi tiết của Earendel, ngôi sao xa nhất từng được quan sát. Dữ liệu dùng để phân tích được thu thập bởi kính viễn vọng James Webb do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) cùng vận hành.
Earendel thuộc chòm sao Kình Ngư (Cetus), cách Trái Đất 28 tỷ năm ánh sáng, hình thành khoảng 900 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn (Big Bang). Ánh sáng từ ngôi sao phải mất 12,9 tỷ năm để đến được chúng ta.
Ngoài tên mã WHL0137-LS, tên Earendel được đặt theo nhân vật trong tiểu thuyết The Silmarillion của tác giả J.R.R. Tolkien, mang ý nghĩa "sao mai" hoặc "ánh sáng đang lên".
![]() |
Quan sát bức ảnh, Earendel chỉ là chấm trắng rất nhỏ và mờ. Ảnh: Cosmic Spring JWST. |
Theo Space, Earendel được phát hiện lần đầu vào tháng 3 bằng kính Hubble, tiền thân của James Webb. Nghiên cứu cho thấy ngôi sao có thể nặng hơn Mặt Trời khoảng 50-500 lần và sáng hơn hàng triệu lần.
Ở khoảng cách 28 tỷ năm ánh sáng, chúng ta thường chỉ có thể phát hiện toàn bộ thiên hà. Tuy nhiên sự may mắn giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy Earendel bằng James Webb.
Trong hình ảnh, Earendel chỉ là chấm trắng cực nhỏ bên dưới cụm thiên hà WHL0137-08. Người xem rất khó nhìn thấy ngôi sao ngay từ đầu nên các nhà nghiên cứu đã phóng to ảnh để nhìn rõ hơn. Tất nhiên, sẽ không thể quan sát Earendel trên trời bằng mắt thường.
![]() |
Ngôi sao Earendel được nhìn thấy dễ hơn khi phóng to ảnh. Ảnh: Cosmic Spring JWST. |
"Chúng tôi rất vui khi chia sẻ hình ảnh đầu tiên của Earendel chụp bởi kính viễn vọng James Webb. Đây là ngôi sao xa nhất từng được biết đến trong vũ trụ của chúng ta", nhóm thiên văn học Cosmic Spring chia sẻ trên Twitter.
Bài viết của Cosmic Spring đề cập việc Earendel có thể quan sát nhờ thấu kính hấp dẫn (gravitational lensing) của một cụm thiên hà khổng lồ.
Đây là hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, xảy ra khi ánh sáng từ các vật thể lớn, chẳng hạn như cụm thiên hà hoặc lỗ đen khổng lồ, bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn.
Hiện tượng này khiến cường độ sáng tăng, giúp quan sát các vật thể phía xa dễ dàng hơn, rất hữu ích với những kính viễn vọng như Hubble hay James Webb. Quá trình này cũng phóng đại thiên hà WHL0137-08 lên 1.000 lần, giúp nhóm thiên văn xác định Earendel là ngôi sao riêng lẻ, không phải cụm sao.
"Đó là sự may mắn. Chưa ai nhìn thấy ngôi sao ở độ phóng đại cao như thế", Dan Coe, nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian Maryland, nơi vận hành James Webb và Hubble, thành viên nhóm Cosmic Spring chia sẻ.
Xem thêm: Set Áo Sơ Mi Và Quần Đùi Hothit, Set Áo Sơ Mi Và Quần
![]() |
Hình ảnh Earendel chụp bởi kính Hubble, được công bố tháng 3 năm nay. Ảnh: NASA. |
James Webb được phóng vào tháng 12/2021, hoạt động chính thức từ tháng 7 năm nay sau khi hiệu chỉnh. Các mục tiêu quan sát của James Webb bao gồm ngôi sao hình thành hàng trăm triệu năm sau Big Bang.
Các nhà thiên văn học nhận định kính viễn vọng sẽ không thể quan sát từng ngôi sao riêng lẻ hình thành vào thời điểm đó. Dù vậy, hiện tượng thấu kính hấp dẫn có thể giúp quan sát và phân tích các cụm sao mới hình thành.
"James Webb được thiết kế để nghiên cứu các ngôi sao đầu tiên. Đến bây giờ, chúng tôi cho rằng điều đó nghĩa là quần thể sao nằm trong những thiên hà đầu tiên của vũ trụ", các nhà thiên văn học từ Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian Maryland cho biết.
Theo Coe, mục tiêu tiếp theo của nhóm là phân tích thành phần tạo nên Earendel và hành tinh khí Arc Sunrise vào tháng 12. Dựa trên lý thuyết, những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được hình thành bởi hydro, heli và lithium tạo ra sau vụ nổ. Từ đó, chúng mới kết hợp để tạo thành các nguyên tử nặng hơn, giới thiên văn gọi chung là kim loại.
Timelapse cực quang từ 12.500 bức ảnh ở ngoài vũ trụ Đoạn video timelapse được phi hành gia Alexander Gerst chụp lại vào năm 2014 từ ngoài vũ trụ, với 12.500 bức ảnh về những đám mây, ngôi sao và đại dương.
Trái Đất vừa trải qua ngày ngắn nhất lịch sửDo Trái Đất quay nhanh hơn, 29/6 là ngày ngắn nhất được ghi nhận từ khi áp dụng đồng hồ nguyên tử. Thiên hà Bánh xe dưới góc nhìn của kính viễn vọng 10 tỷ USDNhờ dữ liệu từ kính viễn vọng James Webb, các nhà khoa học đã tạo ra hình ảnh chi tiết của Cartwheel, thiên hà kỳ lạ với kết cấu rất phức tạp. Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Đông Nam ÁMột số mảnh vỡ của tên lửa Long March 5B được tìm thấy tại Indonesia và Malaysia sau khi rơi không kiểm soát xuống Trái Đất. phát hiện ngôi sao Earendel Earendel NASA ESA James Webb Hubble Cetus Big Bang WHL0137-LS kính viễn vọng ngôi sao khoảng cách vũ trụ hình thành xa nhất nghiên cứu thiên văn học Ngành thiên văn học là một ngành luôn được chú ý đến. Vì đó là những kiến thức mà con người chưa biết đến ngoài vũ trụ xa xôi. Nó là một ngành học mà những dụng cụ quang học phải luôn được cải tiến để tầm nhìn được ngày càng xa hơn. Kính thiên văn là một sản phẩm quang học có tầm nhìn xa nhất mà hiện nay con người phát minh ra. Vậy kính thiên văn nhìn được xa bao nhiêu? Cùng tìm hiểu nhé! Kính thiên văn ra đời và phát triển như thế nào?Nhiều người cho rằng kính thiên văn đầu tiên có vào thế kỉ thứ 16. Nhưng lại không được công nhận vì chưa được một ai công bố cả. Và cái tên kính thiên văn trước đây cũng chưa phải như bây giờ. Mà nó có cái tên khác chính là ống quang học. Tên ống quang học này được nhà toán học Hy Lạp Loannes Dimisiani đặt ra năm 1602. Lúc đầu, những mẫu kính thiên văn đầu tiên này chỉ được dùng trong quân đội để kiểm soát quân địch đến gần. Năm 1609, Galilee là người đầu tiên dùng chiếc kính này để quan sát bầu trời. Và những gì ông quan sát được rất bất ngờ. Những hình ảnh các ngôi sao hay mặt trăng hiện lên trước mặt rất rõ nét. Kính thiên văn bắt đầu được công nhận từ năm 1608. Nguyên tắc quang học về kính thiên văn được diễn tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 13 do nhà khoa học Anh Roger Bacon. Và tận đến năm 1608 mới được áp dụng bởi một người sản xuất kính ở Middleburg Hà Lan là ông Hans Lippershey. Hans Lippershey đã thử thí nghiệm đặt một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kỳ trong một cái ống. Ông đã phát hiện ra có thể nhìn vật với khoảng cách xa hơn. Từ đó là kính thiên văn được làm ra và được gọi là viễn vọng kính. Nguyên lí hoạt động này của kính viễn vọng (kính thiên văn bây giờ) được giữu nguyên. Nó được phát triển thêm với việc thu ảnh và phóng đại thêm. Điều này, giúp cho con người tiến xa hơn trong việc quan sát vật thể ngoài trái đất như những ngôi sao, mặt trăng và các hành tinh khác ![]() Khoảng cách mà kính thiên văn có thể nhìn đượcNhững chiếc kính thiên văn trước đây khá cồng kềnh và khoảng cách nhìn cũng không được quá xa. Vì khi đó những thấu kính chỉ được làm thủ công. Nó sẽ không có độ tinh xảo, chi tiết tốt như bây giờ. Những chiếc kính thiên văn chất lượng hiện nay có thể nhìn xa với khoảng cách so với chúng ta nhiều năm ánh sáng. Nhưng cũng có những mẫu kính thiên văn chỉ quan sát được với khoảng cách là hàng triệu km. Với một chiếc kính thiên văn bạn có thể quan sát được các vì sao, mặt trăng hay các tiểu hành tinh khác. Mà khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh này đã khá xa. Do vậy, khoảng cách mà kính thiên văn có thể nhìn được là rất xa. Nhiều người đặt ra câu hỏi là kính thiên văn có thể nhìn xa nhất là được bao nhiêu xa? Với những chiếc kính thiên văn đặc biệt thì khoảng cách nhìn là cực kì lớn. Những chiếc kính thiên văn được làm thành các đài quan sát. Có thể nhìn thấy được các tiểu hành tinh nhỏ bé cách chúng ta nhiều năm ánh sáng. Các nhà khoa học chưa thể đưa ra một con số chính xác và cụ thể. Nhưng ước chừng khoảng cách xa nhất mà kính thiên văn có thể thấy được là khoảng hơn 13 tỉ năm ánh sáng. Đây là một con số rất khủng khiếp có phải không nào ? ![]() Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi: Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam |