24 TUỔI MỚI QUA THỜI NIÊN THIẾU NIÊN LÀ BAO NHIÊU TUỔI MỚI QUA THỜI NIÊN THIẾU

*
Cách luyện kỹ năng viết tiếng Anh hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua Thuốc bổ 3B là gì? Liều dùng và cách dùng an toàn
*
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Mẹo kích thích trẻ mọc răng nhanh
*
Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn không tiêu như thế nào? Có cách nào để khắc phục?
*
Trẻ 4 tuổi nên học gì để phát triển toàn diện?
*
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ 4 tuổi bị nôn và biện pháp khắc phục
*
Phương thức xét tuyển Cao đẳng Y Dược Sài Gòn 2023
*
Trẻ 3 tháng bị ho nguyên nhân và cách điều trị
*
Những tác hại khi trẻ 2 tháng tuổi mút tay
»»»
Tin tức
Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Hay người thành niên là bao nhiêu tuổi? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các độ tuổi được xác định theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khái niệm về các độ tuổi khác nhau.

Bạn đang xem: Thiếu niên là bao nhiêu tuổi

1. Thanh niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh niên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Họ chính là những người luôn xung kích, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24.

Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích khi xác định khái niệm thanh niên mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, mọi thanh niên đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

2. Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.

Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19 và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.

3. Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người vị thành niên là một khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, người vị thành niên còn được hiểu là người chưa thành niên và khái niệm này được Nhà nước quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ 16 đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

*

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

Như vậy, có thể hiểu rằng người vị thành niên hay người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi vì, theo Điều 1 của Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Vì vậy, trẻ em và người chưa thành niệm là hai khái niệm khác nhau. Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi thì người vị thành niên là người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Việc xác định mình có phải là người vị thành niên rất quan trọng vì điều này sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.

4. Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi

Theo các quy định hiện hành ở nước ta có thể chia ra các độ tuổi như sau:

Trẻ em: Dưới 16 tuổi.Vị thành niên: Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.Thành niên: Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật và quan hệ dân sự.

– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc xác định được thanh niên là bao nhiêu tuổi cũng như các khái niệm về độ tuổi ở nước ta hiện nay.

Cho tôi hỏi tuổi vị thành niên, chưa vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Và năng lực hành vi dân sự của người thành niên và người chưa thành niên được xác định như thế nào? Câu hỏi của bạn Thiên Phú ở Hà Tĩnh.
*
Nội dung chính

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em như sau:

Trẻ emTrẻ em là người dưới 16 tuổi.

Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:

Người thành niên1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên....

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.....

Xem thêm: Top Body Nam Đẹp, Tỷ Lệ Chuẩn Nhất Vbiz Và Trên Toàn Thế Giới

Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.

*

Tuổi vị thành niên (Hình từ Internet)

Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên...2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, đối với người chưa đủ sáu tuổi thì khi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp giao dịch dân sự này phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Năng lực hành vi dân sự của người thành niên được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:

Người thành niên...2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Mất năng lực hành vi dân sự1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Căn cứ Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Căn cứ Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

Hạn chế năng lực hành vi dân sự1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo đó, người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trừ trường hợp người này mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 nêu trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.