TOP 10 MỸ NHÂN ĐẸP NHẤT TRUNG QUỐC THỜI XƯA, TỨ ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG HOA

"Tứ đại mỹ nhân" là cụm từ dùng để chỉ 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc gồm: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi. Bên cạnh đó còn có danh sách "ngũ đại mỹ nhân" gồm 5 vị hoàng hậu nức tiếng với dung mạo đoan trang, tài trí hơn người.
Dân Việt trên
Trung Hoa cổ đại có năm vị hoàng hậu được phong là "sắc hậu", nức tiếng xinh đẹp trong dân gian. Ảnh: Sohu

Ý An Hoàng hậu Trương Yên, tự là Tổ Nga, danh là Bảo Châu, là mỹ nữ số một vượt qua "tám cửa", trong hơn 5 nghìn mỹ nữ của cuộc tuyển chọn toàn quốc năm Minh thiên khải nguyên, được lập làm hoàng hậu.

Bạn đang xem: Top 10 mỹ nhân đẹp nhất trung quốc thời xưa

Sử sách ghi lại, Ý An hoàng hậu có dung mạo đoan trang, mặt như Bồ Tát, mắt như sóng nước hồ thu, miêng như hoa, mũi dọc dừa, rang đều tăm tắp. Không chỉ có dung nhan hơn người, hoàng hậu Ý An còn được ví như bậc "mẫu nghi thiên hạ".

Trước mặt Hy Tông Hoàng đế, bà không ít lần vạch mặt gian thần khiến bọn chúng vô cùng căm hận. Trước khi qua đời, Minh Tư Tông Chu Do Hiệu Hoàng đế đã sắc phong bà là Ý An hoàng hậu.

Hoàng hậu của Tùy Dượng Đế - Tiêu Thị



Hoàng hậu của Tùy Dượng Đế - Tiêu Thị. Ảnh: Sohu

Nhờ tài sắc vẹn toàn, người phụ nữ này đã khiến tới 6 vị hoàng đế phải mê mẩn. Tiêu Hoàng hậu hay còn gọi là Dạng Mẫn Hoàng hậu xuất thân là công chúa của Lương Minh Đế, Hoàng đế nước Tây Lương. Sách xưa ghi chép lại, không chỉ sở hữu nhan sắc hơn người mà Tiêu thị còn rất thông minh. Chỉ vài năm sau, Tiêu thị đã trở thành một tiểu tuyệt thế giai nhân đa tài đa nghệ.

Trong lịch sử Trung Quốc, những người phụ nữ có khả năng thay đổi triều chính như hoàng hậu Tiêu Thị không nhiều.

60 năm gắn bó với 6 đời hoàng đế, bà qua đời vào năm 648 tại Trường An và được hợp táng với Tùy Dượng Đế. Năm 2013, các nhà khảo cổ đã tìm thấy khu lăng mộ của Tùy Dượng Đế, trong đó có một hài cốt phụ nữ cao khoảng 1m5, được cho là của Tiêu Hoàng hậu.

Hoàng hậu của hoàng đế Bắc Tề - Lý Tổ Nga

Hoàng hậu của hoàng đế Bắc Tề - Lý Tổ Nga. Ảnh: Sohu

Lý Tổ Nga là con gái của Lý Hi Tông - một vị quan ngự sử của Bắc Tề. Chẳng những sở hữu vẻ đẹp "chim sa cá lặn" nổi tiếng nhất Bắc Tề, bà còn là một thiếu nữ đa tài, thông minh. Chính vì vậy mà Cao Hoan rất thích Lý Tổ Nga và hỏi cưới bà cho con trai Cao Dương.

Sau khi Cao Dương lên ngôi đã lập Lý Tổ Nga làm hoàng hậu. Văn Tuyên Đế nổi tiếng bạo ngược, điên loạn và thất thường, thường xuyên ngược đãi, giết hại các phi tần, nhưng luôn dành sự tôn trọng đối với Lý hoàng hậu.

Về nhan sắc của Lý Tổ Nga, trong Bắc Sử - Bắc Tề Thư từng ghi chép là "Nhan sắc tuyệt mỹ, thanh tao". Trong cuốn "Lão Hồ nói về các mỹ mhân mổi tiếng", Nga Hồ dật sĩ của nhà Thanh từng xếp bà ngang hàng với những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa như Tây Thi, Vương Chiêu Quân...

Hoàng hậu của Ngụy Văn đế - Chân Lạc

Hoàng hậu của Ngụy Văn đế - Chân Lạc. Ảnh: Sohu

Chân Lạc (183 - 221), tên khác là Chân Mật, còn gọi là Chân Phu nhân, thụy hiệu là Văn Chiêu hoàng hậu, là phi tần của Nguỵ Văn đế Tào Phi, hoàng đế đầu tiên nhà Tào Ngụy.

Thời đấy, dân gian vẫn truyền tụng một câu: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu". Tức, Giang Nam có Tiểu Kiều và Đại Kiều thì Hà Bắc có nàng Chân Mật quốc sắc thiên hương, đẹp khuynh quốc khuynh thành.

Nàng Chân Mật sở hữu dung nhan rạng ngời, đôi lông mày như vẽ, đôi mắt trong như nước mùa thu, Tào Tháo nghe đồn đã lâu nên luôn khao khát chiếm được nàng.

Tào Tháo nhìn qua dáng vẻ của Chân Mật, cứ tấm tắc khen mãi: "Thực xứng là con dâu họ Tào". Tào Phi cũng ép Chân Mật lấy mình. Sau khi lấy Tào Phi, Chân Mật sinh hạ một trai, một gái. Người con trai tên là Tào Tuấn (tức Tào Duệ), sau này chính là người được Tào Phi chọn nối nghiệp hoàng đế.

Hoàng hậu Hạ Cơ


Hoàng hậu Hạ Cơ. Ảnh: Sohu

Hoàng hậu Hạ Cơ được miêu tả đẹp sắc nước hương trời, dánh hình mảnh mai như liễu, nhưng còn nổi tiếng hơn bởi câu chuyên 3 lần làm Vương hậu, 7 lần làm Phu nhân.

Tương truyền Hạ Cơ am hiểu thuật "lấy dương bổ âm" nên dù đã ngoại tứ tuần vẫn đẹp như thiếu nữ, khiến các bậc đế quân nghiêng ngả.


PV (Theo Bảo Vệ Công Lý)
Chia sẻ
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Xem theo ngày Xem
Tin nổi bật
Tin tức Thế giới Nhà nông Thể thao Pháp luật Kinh tế Văn hóa - Giải trí Gia đình Ô tô - Xe máy Đông Tây - Kim Cổ Bạn đọc Hội nông dân
Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (84-24) 38472263
danviet.vn
Liên hệ quảng cáo: 0329298892
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng Biên tập: LƯU QUANG ĐỊNH
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Nguyễn Văn Hoài
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.
Lịch sử Trung Hoa truyền tụng có 4 mỹ nhân sở hữu sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” làm khuynh đảo chính trị, khiến nhiều vị hoàng đế mê mệt thậm chí còn thay đổi cả một triều đại lớn mạnh.

Sắc đẹp của tứ đại mỹ nhân được miêu tả qua 4 thành ngữ nổi tiếng theo thứ tự thời gian như sau:

1. 西施沉魚 - Tây Thi Trầm Ngư2. 昭君落雁 - Chiêu Quân Lạc Nhạn3. 貂嬋閉月 - Điêu Thuyền Bế Nguyệt4. 貴妃羞花 - Quý Phi Tu Hoa


*

Nàng Tây Thi hay còn được gọi là Tây Tử là một đại mỹ nhân thời Xuân Thu. Vốn là một cô gái nước Việt làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là phía Nam Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc).

Nổi tiếng xinh đẹp, đến mức “chim sa cá lặn” nàng gặp gỡ và yêu mến Phạm Lãi, một đại thần nước Việt, một trọng thần của Việt Vương là Câu Tiễn.

Xem thêm: Hình Ảnh Cây Phèn Đen Chữa Thủy Đậu Có Được Hay Không? Cây Phèn Đen Chữa Bệnh Gì

Tương truyền, một hôm khi Tây Thi cùng các thôn nữ đến giặt giũ bên sông. Khi nàng Tây Thi giặt, bóng nàng soi xuống mặt nước sông trong suốt vô cùng xinh đẹp. Trông thấy nàng cá mải nhìn say mê mà quên cả bơi dần dần lặn dưới đáy sông. Từ đó, người trong làng gọi nàng là “Trầm Ngư” cá chìm sâu dưới nước.

Trước công nguyên, năm 494 nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt Vương đã dùng “kế mỹ nhân” dâng nàng cho Phù Sai (là ngô Vương). Sau khi quay về, Câu Tiễn đã gây dựng binh lực, đánh bại Phù Sai Ngô Vương và trở thành giai thoại lịch sử nổi tiếng ở thời Xuân Thu.


Vương Chiêu Quân


*

Vương Chiêu Quân, họ Vương tự Chiêu Quân có tên thật là Vương Tường. Nàng vốn là một cung nữ dưới thời nhà Tây Hán.

Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn” tức vẻ đẹp đó khiến chim nhạn đang bay trên trời cũng phải thẩn thơ mà sa xuống đất.

Vương Chiêu Quân được sinh ra trong một gia đình dưới thời nhà Tây Hán. Nhờ sắc đẹp trời phú nàng được tuyển chọn trong cung nhưng không được Nguyên Đế biết đến.

Truyền thuyết kể rằng, vua Hán Nguyên Đế chỉ chọn phi tần theo các bức chân dung các cung nữ. Lúc bấy giờ, Mao Diên Thọ chỉ vẽ những bức tranh đẹp nhất cho cô gái nào hối lộ.

Vương Chiêu Quân nhất định không hối lộ Mao Diên Thọ. Kết quả chân dung của nàng được vẻ cực kỳ xấu xí. Kể từ đó nàng phải chịu cuộc sống cơ cực khốn khó nhiều năm trong cung, không có bất kỳ một cơ hội nào để được Hán Nguyên Đế sủng ái.

Năm 33 trước công nguyên, chúa Thiền Vu Hồ Hán Tà thị tộc Hung Nô xin hòa với triều đình nhà Hán. Vương Chiêu Quân tự nguyện xin đi lấy chúa và được phong là Ninh Hồ Yên Hung.

Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một mỹ nhân hòa bình với rất nhiều cống hiến cho an ninh quốc gia và quan hệ hòa bình giữa 2 dân tộc. Sắc đẹp của nàng được góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa Hung Nô và nhà Hán.


Điêu Thuyền


*

Điêu Thuyền là một đại mỹ nhân xinh đẹp xuất hiện từ truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Nàng bắt đầu được biết đến rộng rãi từ bộ tiểu thuyết cổ điển “Tam Quốc Danh Nghĩa”. Sắc đẹp của nàng được ví như “Bế nguyệt” tức mặt Trăng phải giấu mình e thẹn trước vẻ đẹp trong sáng của nàng.

Điêu Thuyền sống dưới thời Hán Hiến Đế. Vốn là một kỹ nữ trong phủ quan Tư đồ Vương Doãn. Đây là một chức quan quản lý nhân khẩu và ruộng đất trong nước.

Nhờ sắc đẹp và sự khéo léo tài tình của mình Điều Thuyên đã dùng kế liên hoàn ly gián quan hệ Đổng Trác và đại tướng Lã Bố (là con nuôi). Cuối cùng đã nhờ được tay Lã Bố giết chết Đổng Trác.

Dù được biết đến là nhân vật hư cấu, nhưng Điêu Thuyên vẫn được lưu giữ, trân trọng và đúc kết tại trong văn hóa Trung Hoa qua các tác phẩm liên quan đến Đổng Trác hay hí kịch Phụng Nghi Đình.


Dương Ngọc Hoàn


*

Dương Ngọc Hoàn là sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Theo văn hóa lịch sử Trung Hoa, sắc đẹp của nàng được ví như Tư hoa, khiến hoa phải thu mình lại vì hổ thẹn.

Nhắc đến Dương Ngọc Hoàn, đó là câu chuyện tình duyên giữa nàng và Đường Huyền Tông trong khung cảnh xa hoa, ước lệ nhà Đường đang thịnh thế.

Dương Quý Phi vốn không quan tâm đến chính trị trong triều đình nhưng vì được tôn sủng nên chị em gái nàng đều được phong làm phu nhân. Đồng thời anh em họ hàng của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều đình lúc bấy giờ.

Năm 775 sau Công nguyên, Dương Quốc Trung bị giết do An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ. Sau khi bị giết, Dương Quý Phi cũng bị treo cổ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.