Mắt Cá Chân Bị Sưng Không Đau, Phù Mắt Cá Chân Có Nguy Hiểm Không

Mắt cá chân bị sưng nhưng không đau xuất hiện tương đối phổ biến, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Tình trạng này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô mềm ở cẳng chân. Nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau có thể dẫn tới sưng mắt cá chân nhưng không gây đau. Trong một số trường hợp, triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất và không phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng cả. Tuy nhiên mắt cá chân bị sưng nhưng không đau đôi khi lại ẩn dấu nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm.

Bạn đang xem: Mắt cá chân bị sưng không đau


Ít hoạt động thể chất

Cơ bắp không hoạt động trong thời gian kéo dài có thể gây ra huyết khối ở cẳng chân, thường xuyên dẫn đến rò rỉ chất lỏng vào mô mềm và sưng mắt cá chân. Đi ô tô hoặc ngồi máy bay đường dài cũng có thể dẫn tới tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Những người có nghề đòi hỏi phải ngồi lâu cũng có thể phát triển bệnh sưng mắt cá chân, gọi là phù ngoại vi. Kéo dãn cơ bắp thường xuyên khi phải ngồi nhiều và đi lại nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm sưng mắt cá chân do ít hoạt động.

Mang thai


*

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ.


Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hàm lượng muối và nước duy trì góp phần làm sưng phù mắt cá chân do mang thai. Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch chân thường dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm của mắt cá chân. Mặc dù sưng phù mắt cá chân thường là vô hại trong thời gian mang thai nhưng nếu tình trạng này diễn ra đột ngột hoặc sưng rất nghiêm trọng thì có thể đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng trong thai nghén.

Thừa cân và béo phì

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân. Mỡ cơ thể dư thừa làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch ở chân và vùng bụng, tăng áp lực trong các mạch máu và thúc đẩy sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm. Cơ thể ít vận động còn làm tăng thêm áp lực rong tĩnh mạch chân. Các tác động kết hợp của chất béo cơ thể dư thừa và không hoạt động thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân. Giảm cân và tăng hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm bong gân mắt cá do khối lượng cơ thể thừa.


*

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân.


Suy tim

Mắt các chân sưng nhưng không đau là triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim ở mức độ từ vừa đến nặng. Khả năng bơm máu của tim suy yếu làm cho máu tụ lại ở chân và thận tích nước. Những yếu tố này thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Tình trạng sưng mắt cá chân đột ngột trở nặng có thể cho thấy suy tim đã tiến triển phức tạp.

Bệnh thận

Sưng mắt cá chân nhưng không đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Thận điều hoà khối lượng H2O và muối khoáng trong cơ thể. Bệnh thận thường gây ra tình trạng ứ nước và muối bất thường. Hạn chế tiêu thụ muối có thể giúp làm giảm sưng phù mắt các chân tuy nhiên bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống cũng phải được thảo luận với bác sĩ điều trị.


*

Nên thăm khám sớm để biết nguyên nhân gây sưng mắt cá chân.


Nguyên nhân khác

Một số bệnh khác có thể dẫn đến sưng mắt cá chân. Xơ gan hoặc suy gan có thể dẫn đến triệu chứng này do các cơ chế phức tạp dẫn tới việc cơ thể tích muối và nước. Suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt với những trường hợp thiếu đạm, cũng có thể dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm ở chân dưới.Suy giáp hoặc cường giáp cũng có thể gây ra triệu chứng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Phẫu thuật khung xương chậu hoặc điều trị phóng xạ ở vùng bụng dưới hoặc khung chậu có thể dẫn đến mắt cá chân bị sưng phù do tổn thương hệ thống bạch huyết ở những khu vực này.

Cách xử lý

Trừ khi có một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như mang thai hoặc vừa trải qua một chuyến đi dài ngày bằng ô tô hay máy bany, nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt nếu bị sưng mắt cá chân. Mặc dù đa số các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không nguy hiểm, một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị suy tim, thận hoặc gan và phát hiện thấy sưng phù mắt cá chân kèm theo hụt hơi, khó thở, chóng mặt, chóng mặt hoặc lú lẫn.

Sưng mắt cá chân không đơn thuần chỉ là tổn thương cấp tính do ngoại lực tác động mà còn có thể tiềm ẩn một số bệnh lý xương khớp mạn tính nghiêm trọng. Vì vậy, khi mắt cá chân sưng đau bất thường và kéo dài, chúng ta nhất định không được chủ quan.


 

*

Sưng mắt cá chân không phải bệnh lý nhưng là tín hiệu cảnh báo nhiều vấn đề xương khớp nghiêm trọng

Sưng mắt cá chân có phải là bệnh xương khớp?

Sưng mắt cá chân không phải là bệnh mà là dấu hiệu của một tổn thương hay một bệnh lý xương khớp nào đó. Mắt cá chân bị sưng thường kèm theo cảm giác đau nhức, căng cơ khiến việc đi lại và cử động khớp cổ chân gặp nhiều khó khăn.

Mắt cá sưng thường là do chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài khiến dây chằng, gân bị tổn thương, nhưng cũng có thể là bởi khớp cổ chân bị viêm hoặc bệnh gút phát tác… Rất nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến xương khớp “tiềm ẩn” bên trong vỏ bọc sưng mắt cá, thế nên khi tình trạng này xảy ra, các bạn nhất định không được chủ quan. Hãy chủ động tìm biện pháp xử lý, tốt nhất là đến ngay bệnh viện uy tín để thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra cách khắc phục sưng mắt cá hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Tổng hợp nguyên nhân khiến mắt cá bị sưng đau

Mắt cá chân sưng đau không phải vấn đề hiếm gặp và mỗi người bị sưng mắt cá có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:

Chấn thương ở bàn chân hoặc cổ chân do lực tác động mạnh, điển hình là bong gân, rách dây chằng.

Viêm khớp cổ chân

Nhiễm trùng khớp cổ chân

Bên cạnh các tổn thương ở xương khớp, mắt cá chân bị sưng còn bởi một số bệnh lý toàn thân khác như viêm mô tế bào (tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng); tác dụng phụ của thuốc; cục máu đông ở chân; phù bạch huyết; suy tim; bệnh thận hoặc gan mạn tính; suy tĩnh mạch… Ngoài ra, mang thai hay việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Một số cách giảm sưng mắt cá chân hiệu quả tại nhà

Chưa biết sưng mắt cá chân vì nguyên nhân gì, nhưng nếu chủ động chăm sóc vùng đang chịu tổn thương bằng những cách sau đây sẽ giúp giảm đau và sưng mắt cá chân hiệu quả:

Hạn chế đi lại nhiều, nhất là leo cầu thang.

Chườm đá lạnh khoảng 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút.

Dùng gạc y tế hoặc băng thun quấn cố định phần cổ chân (không quấn quá chặt).

Kê một chiếc gối êm ở dưới gót gân để mắt cá chân luôn cao hơn ngực khi nằm (nghỉ hoặc ngủ).

*

Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau mắt cá chân tại nhà hiệu quả

Những cách chăm sóc mắt cá chân tại nhà có thể giúp làm giảm bớt mức độ đau nhức và sưng tấy, giúp các bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Một lưu ý quan trọng là đừng vội uống bất kỳ loại thuốc giảm đau, giảm viêm nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Khi nào sưng mắt cá chân cần đến gặp bác sĩ?

Sau khoảng 1 - 3 ngày tự “xử lý” tại nhà, mắt cá chân vẫn tiếp tục đau và sưng, thậm chí mức độ còn nặng hơn với các biểu hiện như:

Nóng và đỏ tấy ở vị trí mắt cá bị sưng

Mắt cá sưng to hơn và khớp cổ chân căng cứng

Bị sốt bất thường và cơn đau ập đến dữ dội hơn

Trường hợp này cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám bởi có thể mắt cá chân bị sưng do một trong những bệnh lý liệt kê ở trên. Chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị tận gốc giúp giải quyết cơn đau và bảo vệ mắt cá chân chắc khỏe.

Điều trị sưng mắt cá chân như thế nào?

Dựa vào nguyên nhân và mức độ sưng mắt cá chân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để giải quyết triệt để vấn đề, khôi phục lại chức năng của mắt cá chân.

Sưng mắt cá chân do tổn thương xương khớp

Nếu mắt cá chân bị sưng là dấu hiệu của tổn thương và bệnh lý xương khớp như bong gân, viêm khớp cổ chân, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp cổ chân… bác sĩ sẽ đưa ra các bước chữa trị như sau:

Dùng thuốc giảm đau chống viêm (có thể uống hoặc tiêm).

Sử dụng thuốc điều trị riêng cho từng loại bệnh xương khớp.

Vật lý trị liệu tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp.

Phẫu thuật đối với những tổn thương không thể khôi phục.

Tuy nhiên, tùy vào bệnh cảnh và tình trạng sưng mắt cá chân của mỗi người các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. 

Cùng với những chỉ định y khoa, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có tác dụng tái tạo sụn và xương dưới sụn (hai thành phần chính cấu tạo nên khớp) để hỗ trợ phục hồi tổn thương khớp nhanh hơn, giúp rút ngắn thời gian chữa trị. Và thibanglai.edu.vn thế hệ mới là lựa chọn lý tưởng bởi đây là sản phẩm chứa bộ tinh chất quý từ thiên nhiên bao gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…và nhiều dưỡng chất khác đã được khoa học chứng minh có tác dụng thúc đẩy sản sinh tế bào sụn và xương dưới sụn, hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp và làm chậm thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe từ bên trong. 

*

thibanglai.edu.vn thế hệ mới - Hỗ trợ phục hồi tổn thương khớp, giúp khớp khỏe mạnh, giảm đau hiệu quả

Sưng mắt cá chân do các vấn đề toàn thân khác

Đối với những trường hợp bị sưng mắt cá chân liên quan đến bệnh gan, thận hay tim mạch… bác sĩ sẽ tập trung điều trị các căn bệnh này. Khi các bệnh lý này thuyên giảm, tình trạng sưng mắt cá cũng sẽ được cải thiện.

Chính vì sưng mắt cá chân là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe khác nhau, thế nên sẽ không có một phác đồ điều trị chung để áp dụng cho tất cả trường hợp. Cũng bởi vậy mà thời gian chữa khỏi sưng mắt cá chân ở mỗi người sẽ không đồng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.