Giải Thích Hiện Tượng Mơ Trong Mơ, Giải Mã Hiện Tượng Giấc Mơ Lặp Lại Nhiều Lần

(PLO) -Lucid Dream – Giấc mơ tỉnh táo – là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng thức giấc trong mơ xảy ra ở một số người. Khi giấc mơ tỉnh táo xảy ra, người ngủ mơ có thể ý thức được việc mình đang mơ và có khả năng tự kiểm soát tất cả mọi thứ xảy ra trong giấc mơ của mình, bao gồm cả việc có thể bay như chim, chạy nhanh như siêu nhân và làm những việc ngoài đời không thể thực hiện được.

Bạn đang xem: Hiện tượng mơ trong mơ


Những điều tuyệt vời có thể thực hiện trong giấc mơ tỉnh táo khiến ngày càng có nhiều người mong muốn thực hiện được những giấc mơ này, cùng với đó mong muốn được giải mã đầy đủ hiện tượng này ngày càng tăng cao.

Giấc mơ tỉnh táo đến khi nào?

Khi nào giấc mơ tỉnh táo xảy ra là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm đến hiện tượng này trên thế giới. Thông thường rất khó để có được một giấc mơ tỉnh táo, khi mà trong hầu hết các trường hợp, mọi người chỉ mơ những giấc mơ bình thường. Tức là những giấc mơ mà chỉ khi ngủ dậy mới biết là mình đã mơ.

Những người nghiên cứu về hiện tượng này cho biết giấc mơ tỉnh táo rất khác với giấc mơ thông thường, nó rất sống động và chân thực, hoặc có thể nói là tuyệt vời. Thậm chí đã có nhiều người bày tỏ muốn sống mãi trong những giấc mơ tỉnh táo khi họ được là chủ sáng tạo nên mọi thứ trong giấc mơ của mình.

Tiến sĩ Celia Green trong cuốn sách “Những nghiên cứu về Lucid Dream” (xuất bản năm 1968) đã chỉ ra rằng: “Giấc mơ tỉnh táo” là một hiện tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan đến giấc ngủ REM (khi trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ”.

Cụ thể, giấc mơ tỉnh táo thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ, khi cơ thể chúng ta hoàn toàn bị tê liệt, ngoại trừ mí mắt. Dựa vào đặc điểm đó, các nhà khoa học đã tạo ra các thí nghiệm nghiên cứu dựa trên chuyển động của mí mắt để xây dựng nên các giấc mơ tỉnh táo và lý giải những điều còn chưa biết của hiện tượng này.

Làm thế nào để tỉnh táo trong mơ?

Thông thường để có được giấc mơ tỉnh táo có chủ đích, bản thân người thực hiện phải tiến hành nhiều biện pháp kích thích thực hiện giấc mơ. Có nhiều phương pháp được thực hiện thông qua góc độ các tôn giáo khác nhau từ xa xưa như Phật giáo, Kito giáo. Tuy nhiên, các kỹ thuật chủ yếu được biết đến hiện nay để có được giấc mơ tỉnh táo bao gồm: Kỹ thuật gợi nhớ giấc mơ, kỹ thuật kiểm tra thực tế, kỹ thuật thức tỉnh trong giấc mơ, kỹ thuật điều chỉnh chu kỳ và kỹ thuật quay trở lại giấc ngủ.

Kỹ thuật gợi nhớ giấc mơ, thực hiện bằng cách người luyện tập liên tục kiên trì ghi chép lại nội dung những giấc mơ trước đó của mình. Kết quả của cách rèn luyện này là người luyện tập sẽ ghi nhớ lâu và làm quen với các giấc mơ một cách thường xuyên là tiền đề để có được giấc mơ tỉnh táo.

Kỹ thuật kiểm tra thực tế, đây là kỹ thuật mà người thực hiện sẽ dùng ngay trong giấc mơ của mình để kiểm tra xem giấc mơ của mình là giấc mơ thường hay giấc mơ tỉnh táo. Trong giấc mơ tỉnh táo, thế giới được tạo ra chứa vô vàn những điều phi lý, hoang tưởng do người mơ ngủ tạo ra, trong khi đó giấc mơ bình thường lại chứa những điều hoàn toàn logic.


Do đó, để kiểm tra xem mình đang mơ một giấc mơ bình thường hay giấc mơ tỉnh táo, bản thân người ngủ phải kiểm tra các sự vật, hiện tượng trong giấc mơ xem có điều gì là phi lý hay hoàn toàn logic.

Kỹ thuật thức tỉnh trong giấc mơ, kỹ thuật này bắt buộc người thực hiện phải thức dậy giữa chừng lúc đang mơ khoảng 5 – 10 phút rồi lại ngủ tiếp. Với lần ngủ mơ thứ hai, giấc mơ khi này sẽ sống động, ly kỳ hơn và đây là giấc mơ tỉnh táo.

Kỹ thuật điều chỉnh chu kỳ, với kỹ thuật này người thực hiện sẽ tự điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của mình, quá trình sẽ giúp nâng cao nhận thức của não kích thích các giấc mơ diễn ra được đều và ổn định từ đó tiến tới đạt được giấc mơ tỉnh táo cũng dễ hơn.

Kỹ thuật quay trở lại giấc ngủ - được xem là kỹ thuật hiệu quả nhất để có thể đạt được một giấc mơ tỉnh táo, đặc biệt hiệu quả đối với những người mới bắt đầu đặt chân vào thế giới của những giấc mơ diệu kỳ, phi lý.

Cũng giống như kỹ thuật thức tỉnh trong giấc mơ, kỹ thuật này cũng buộc người luyện tập phải thức dậy giữa chừng của giấc mơ nhưng ở kỹ thuật này sau khi tỉnh dậy người ngủ buộc phải thật tỉnh táo trong suốt 20 – 60 phút sau đó mới được quay trở lại ngủ để tìm khiến giấc ngủ tỉnh táo.

Điểm chung của các phương pháp này là rèn luyện cho người thực hiện phân biệt được đâu là giấc mơ tỉnh táo cần hướng đến và đâu là giấc mơ bình thường. Cũng như làm thế nào để người luyện tập thường xuyên có được và kéo dài được những giấc mơ tỉnh táo của mình.

Đây cũng là điểm mấu chốt mà nhiều người quan tâm nhất khi nói đến hiện tượng này. Với giấc mơ tỉnh táo, bạn có thể bay như chim, hoá thân thành một con ngựa hoang chạy trên đồng cỏ, tưởng tượng ra một khu rừng to lớn và bản thân mình đang đi dạo trong đó, di chuyển nhà cửa, đồ vật chỉ bằng suy nghĩ, thấy mình mạnh mẽ, có quyền năng hơn ngoài đời thực, giải toán hay thậm chí là làm chủ cả một thế giới với các nhân vật, con người, đồ vật do bạn tưởng tượng ra,...Tóm lại, bạn có thể sáng tạo ra mọi thứ trong giấc mơ tỉnh táo ngay cả những điều tưởng như điên rồ nhất.


“Inception” là bộ phim hành động khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2010 của đạo diễn Christopher Nolan. Bộ phim lấy ý tưởng từ hiện tượng giấc mơ tỉnh táo nơi con người có thể sáng tạo nên mọi thứ trong giấc mơ của mình. Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng: Leonardo Di
Caprio, Ellen Page, Joseph Gordon-Levitt, ...
Bộ phim thành công khi mang về hơn 800 triệu đô la doanh thu trên toàn thế giới, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 41 trong lịch sử điện ảnh và bốn giải Oscar. Đây là bộ phim đầu tiên khai thác thành công hiện tượng giấc mơ tỉnh táo của con người, theo nhiều chuyên gia nhận định.

Bạn giật mình thức giấc, đứng dậy đánh răng, rửa mặt, đi làm, và rồi... thức giấc thêm một lần nữa. Đó chính là "mơ trong mơ".


Mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt, và giấc mơ của chúng ta cũng vậy. Chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau khi mơ, nhưng đôi khi đó là những trải nghiệm rất thật, như cảm giácngã từ trên cao xuốngđã từng đề cập trước kia.

Xem thêm: Hình Anime Cặp Đôi Dễ Thương, 333+ Ảnh Anime Đôi Đẹp Cute, Ngầu, Đáng Yêu Nhất

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi giải mã một giấc mơ kỳ lạ khác.Lấy ví dụ như sau: bạn có một giấc mơ rất quái đản, sau đó thức giấc. Nhưng lạ ở chỗ, bạn dậy rồi mà những hiện tượng ấy vẫn tiếp diễn, theo cái cách rất thực, nhưng không phải thực.


*

Thế rồi bạn nhận ra việc bạn thức dậy hóa vẫn chỉ là một giấc mơ. Hay nói cách khác, bạn đã mơ thấy mình thức dậy! Khi ấy, bạn đã được trải nghiệm "mơ trong mơ" - hay còn gọi là hiện tượng "thức giả" - false awakening.

"Mơ trong mơ" - khi những giấc mơ thật đến mức khó tin

Đây là một trong những giấc mơ kỳ lạ và khó lý giải nhất trong khoa học. Bạn thức dậy lần đầu tiên trong mơ, nhưng giấc mơ ấy rất thực, đến mức bạn chẳng hề nhận ra là mình đang mơ.



Bạn vẫn làm những việc thường ngày: đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, thay đồ rồi đi làm. Mọi chuyện vẫn diễn ra rất bình thường, chỉ là đến một lúc bạn chợt nhận ra tất cả những gì đã xảy ra đều là mơ.

Nhưng như vậy thì sao? Sự đáng sợ nằm ở chỗ đó là những giấc mơ! Dù rất thật, nhưng mơ là mơ, và nó có thể thay đổi tuỳ theo suy nghĩ của con người.Trong khi đó, tiềm thức của chúng ta thường xu hướng suy nghĩ tiêu cực một cách thụ động.

Giờ hãy tưởng tượng, mọi tình huống xấu nhất có thể đều xảy ra trong cùng một buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy kinh khủng như thế nào? Nếu những giấc mơ như vậy liên tục diễn ra hàng đêm thì sao?

Đó cũng chính là cảm giác của đa số "nạn nhân" của hiện tượng mơ trong mơ. Theo như khảo sát vào năm 2016 trên 557 người, thì đến 324 cho rằng họ cảm thấy stress kinh khủng vì những giấc mơ như vậy.


Ngoài ra, khoa học cũng từng ghi nhận một số trường hợp "mơ trong mơ" lặp lại liên tục chỉ trong một đêm. Tức là bạn thức dậy, rồi lại thức dậy, rồi thức dậy một lần nữa mới trở về thế giới thực - giống như bộ phim Inception nổi đình nổi đám hồi năm 2008.

Nguyên nhân khiến người ta "mơ trong mơ"?

Nếu bạn muốn tìm kiếm một câu trả lời chính xác thì xin chia buồn, khoa học hiện vẫn chưa thể khẳng định được nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra hai giả thuyết như sau:

Đầu tiên là vì căng thẳng và lo lắng. Nếu như bạn cảm thấy lo sợ vì những gì sắp sửa xảy ra vào ngày hôm sau, bạn sẽ mơ thấy chính điều đó. Não bộ khi ấy sẽ mơ về việc thức dậy, sau đó tái tạo lại chính xác những gì khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Một số chuyên gia cho rằng sự kỳ vọng không đáng có cũng có thể tạo ra giấc mơ này. Khi lo lắng, bạn sẽ tin rằng mình sẽ gặp ác mộng và thức dậy nửa đêm, hoặc vào lúc sáng sớm (rất sớm ấy). Quá trình ấy sẽ tạo ra hiện tượng "thức giả" mà bản thân bạn chẳng hề hay biết cho đến khi trực tiếp trải nghiệm.


*

Một giả thuyết khác là do quá trình phân mảnh giấc ngủ của não bộ. Tức là, giấc ngủ của chúng ta được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó có thể khu vực "mơ" và khu vực chịu trách nhiệm cho nhận thức bỗng cùng lúc hoạt động. Nhờ vậy, những giấc mơ của bạn sẽ rất thực (còn gọi là vivid dream), và bạn thậm chí còn điều khiển được giấc mơ của mình mà không biết.

"Mơ trong mơ" hay đơn giản là bị "bóng đè"?

Đây là hai hiện tượng rất dễ gây nhầm lẫn, nhưng thực ra khác nhau về cơ bản.

Về bóng đè (sleep paralyzed), nó có thể xảy ra cả khi đang ngủ lẫn lúc thức dậy. Nguyên do là vì có một giai đoạn não bộ khiến cơ thể bị tê liệt, nhưng đồng thời trong lúc đó phần não chịu trách nhiệm cho nhận thức đột nhiên tỉnh dậy. Rốt cục, bạn có thể cảm nhận được rất rõ mọi thứ xung quanh, nhưng cơ thể không cách nào cử động, như có gì đó đè nặng lên ngực.


*

Còn "mơ trong mơ", bạn vẫn có thể không cử động được, nhưng điều đó hoàn toàn diễn ra trong giấc mơ. Nguyên nhân gây ra không phải đến từ não bộ, mà do bạn quá sợ hãi mà thôi.

Làm sao để không bị "thức giả"?

Nhìn chung, "mơ trong mơ" không phải là dấu hiệu của một căn bệnh tâm lý. Trên thực tế, chúng khá phổ biến, đến mức gần như tất cả chúng ta có thể đã trải nghiệm mà không hay.


Tuy nhiên, nếu những giấc mơ như vậy xuất hiện thường xuyên và làm phiền bạn quá nhiều, bạn nên cân nhắc đến gặp các bác sĩ tâm lý.


Trong sinh hoạt hàng ngày, có một số điều bạn cần lưu ý như sau:

- Tránh uống cafe, hoặc đồ uống có cồn vào buổi tối. Đây là các chất khiến bạn dễ... tăng động, qua đó khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng nhiều.

- Nên tập thể dục thường xuyên. Quá trình vận động sẽ giúp bạn giải toả căng thẳng.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc: việc làm này sẽ tạo ra thói quen tốt cho cơ thể, làm giảm khả năng những giấc mơ kiểu như vậy xảy ra.


Nguồn: Sleepless night
Theo Trí Thức Trẻ

Copy link
Link bài gốc Lấy link
Trước khi chết, con người thấy gì? Khoa học tiết lộ 3 kiểu "trải nghiệm cận chết" phổ biến nhất lịch sử

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 20232022202120202019 Xem

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.