BA CÂY THÁNH GIÁ CỦA CHÚA TRỜI, Ý NGHĨA CỦA THÁNH GIÁ TRONG ĐẠO CÔNG GIÁO

Trong Ngày Chúa Giêsu chết, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của người công giáo, một hình dáng xù xì, khẳng khiu, vươn cao lên, xòe rộng ra, bao phủ lấy chúng tôi: đó là Cây Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.

Bạn đang xem: Cây thánh giá của chúa trời

Cây thập giá và Cây Thánh Giá khác nhau một trời một vực! Cây thập giá là do lòng hận thù của con người nghĩ ra, còn Cây Thánh Giá là do sáng kiến cứu chuộc của tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với loài người.

Cây thập giá là hai miếng gỗ gồ ghề, nặng nề, trần trụi, bắt chéo vào nhau như hình chữ Thập, dùng làm hình khổ rùng rợn để giết người một cách quá dã man, do người ngoại giáo độc ác bày ra để hành hạ và giết chết một cách vô cùng tàn nhẫn những ai họ cho là phạm tội ghê gớm, những kẻ nô lệ vô phước nằm trong tay họ, những ai bị họ đặt ra ngoài vòng pháp luật. Cây thập giá nầy đã được Chúa Giêsu, cách đây hơn 2000 năm, vác lên Núi Sọ và bị đóng đinh chết vào đó.

Nhưng lạ lùng thay! Kể từ ngày Chúa Giêsu của người công giáo chúng tôi dang tay chịu đóng đinh chết trên cây thập giá nầy, thì cây thập giá nầy được trở thành Cây Thánh Giá huy hoàng, rực rỡ và vô cùng cao trọng.

Đây là một hiện tượng lạ lùng nhất trên trần gian nầy, hiện tượng mà loài người không thể nào cắt nghĩa được, nếu không được cắt nghĩa bằng đức tin.

Trước, thì cây thập giá quá đen tối, quá kinh tởm, quá tủi nhục, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại quá sáng chói, quá hấp dẫn, quá vinh quang!

Trước, thì cây thập giá chỉ có mặt nơi tử địa, nơi pháp trường, nơi chỗ đê hèn nhục nhã, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được đặt khắp nơi, được đặt nơi trang trọng nhất, được đặt trên đỉnh núi cao nhất, được đặt dươi lòng biển sâu nhất.

Trước, thì cây thập giá bị chối từ, bị nhờm gớm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được mang nơi ngực, được đeo nơi cổ, được hôn kính dấu yêu.

Trước, thì cây thập giá chỉ được làm bằng gỗ sần sù lởm chởm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được làm bằng vàng, bằng bạc, bằng những thứ kim loại đắt giá nhất thế giới.

Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá một địa vị vô cùng đặc biệt như thế?

Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá địa vị ngang hàng như Thiên Chúa vậy?

Vì trên Cây Thánh Giá, có Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm Người, vì quá yêu thương loài người, nên đã nộp mình chịu chết đóng đinh để cho loài người được sống, được sống hạnh phúc chân thật, và được sống như vậy một cách dồi dào.

Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã nếm chịu muôn vàn đau khổ ê chề:đau khổ bên ngoài: bị lột hết áo quần ra, không một mảnh vải che thân.. ..;đau khổ thể xác: từ trên đỉnh đầu cho đến dưới bàn chân, chẳng chỗ nào là chẳng xể xàirách nát, cùng bày xương ra.. ..;đau khổ tinh thần: bị sỉ nhục, bị bỏ vạ, bị cáo gian, bị chửi rủa thậm tệ.. ..;đau khổ tâm hồn: thấy trước đủ mọi thứ tội lỗi tầy trời do con người phạm, thấy trước đủ mọi thứ vong ân bội nghĩa phát xuất từ con người.. ..;đau khổ tình cảm: thấy những người thân yêu của mình, nhất là Mẹ mình, đang đứng dưới chân thập giá mà không làm gì được cho Mẹ thân yêu...Nhưng dù ngụp lặn trong đau khổ, Chúa Giêsu trên Cây Thánh Giá vẫn tỏ ra vô cùng nhẫn nhục, đầy lòng tha thứ một cách anh hùng, vui lòng chịu khổ để làm trọn Thánh Ý của Chúa Cha và để tỏ lòng yêu thương loài người vô bên vô bờ.

Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu

là Đấng vô tội, nhưng đã bị vu cáo;là Đấng Công Chính, nhưng đã bị kết án;là Đấng vô cùng thánh thiện, nhưng đã bị đày ải;là Vua trên trời dưới đất, nhưng đã bị hành hạ nhục nhã, bị đóng đinh chết tất tưởi;là Con Thiên Chúa toàn năng, nhưng đã bị thóa mạ, bị dày đạp, bị từ chối;là Ánh Sáng, nhưng đã bị tối tăm vây phủ;là Đấng vô cùng cao sang, nhưng đã bị trần truồng nhuốc hổ, treo mình chết trên hai miếng gỗ;là Sự Sống, nhưng đã phải trút hơi thở cuối cùng;là Sự Chết, nhưng cũng là sự Sống Lại.

Vì thế, thánh Gioan Kim-Khẩu ca tụng Cây Thánh Giá hết lời:

“Cây Thánh Giálà hy vọng của người kitô-hữu,là sự sống lại của kẻ chết,là sự hướng dẫn cho kẻ mù,là cây gậy cho người què,là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ,là sự kềm hãm những kẻ giàu sang,là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa,là sự chiến thắng ma quỷ,là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên,là bánh lái cho những người vượt sóng,là cửa biển cho những kẻ đi xa,là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm.”

Trong kinh A RẤT THÁNH GIÁ, người công giáo sung sướng kính chào Cây Rất Thánh Giá

“là Cây đã chuộc muôn dân đặng rỗi,là Cây cho kẻ có phước đặng phần vui mừng,là Cây cho kẻ có tội đặng lòng trông cậy,là Cây cho kẻ yếu đuối đặng nhờ sức mạnh,là Cây cho kẻ khốn nạn đặng sự an lành,.. ..là Cây tốt lành rất mực, diềm dà im mát, bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình...là Cây đưa những kẻ tin chúng ta qua khỏi gian nan đến Nước Thiên Đàng.”

Cây Thánh Giá tóm lược tất cả những tín điều vô cùng cao siêu của Đạo công giáo:

tín điều Một Thiên Chúa,tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi vô cùng sâu thẳm,tín điều Ngôi Hai, Con Thiên Chúa, Nhập Thể, nhập thế,tín điều Cứu Chuộc!

Cây Thánh Giá dạy người công giáo nhiều bài học tín lý và luân lý:

Hình thẳng của Cây Thánh Giá: phải đi lên để yêu mến Chúa;Hình ngang của Cây Thánh Giá: phải đi ngang để yêu thương mọi người, không trừ ai,ngay cả kẻ thù nghịch cũng xin cho họ được mọi sự lành.

Tay Chúa Giêsu giăng ra trên Cây Thánh Giá: dạy người ta ôm lấy tất cả mọi người, không xua trừ ai; tha thứ tất cả mọi xúc phạm lớn nhỏ, không trừ xúc phạm nào.

Tay Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá là để đền những tội do tay người ta thường phạm, như biếng nhác, cắp trộm, tức giận, dâm ô; và treo cao gương cho người ta biết sống cầu nguyện, siêng năng làm việc, yêu thương giúp đỡ, rộng rãi bố thí.

Chân Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá là để đền những tội do đôi chân người ta thường phạm, như đi vô ích, đi có hại, đi phạm tội; và treo cao gương cho người ta đi cầu nguyện, đi học hỏi thêm những điều tốt, đi làm việc đạo đức, đi làm việc bổn phận, đi làm việc hữu ích, đi làm việc bác ái, yêu thích nơi gia đình mình đang ở.Tim Chúa Giêsu bị đâm thủng là để dạy người ta lo diệt lửa dục tình, lo thắp sáng lửa nhiệt thành làm việc thiện, và đặc biệt đối với người công giáo, lo yêu mến Phép Thánh Thể, yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu, đừng sống bạc nghĩa vô ơn đối với Chúa hằng yêu thương loài người vô bờ vô bến.

Xem thêm: Đội hình ra sân anh vs croatia vs morocco tại trận tranh hạng 3 world cup 2022

Bốn cây đinh đóng Chúa Giêsu vào Cây Thánh Giá là để dạy người ta lo xa lánh bốn điều dẫn đưa người ta đi trên con đường tội lỗi, đó là thói quen xấu, lui tới dịp tội, ao ước thỏa mãn dục vọng, sợ dư luận; và để khuyên người ta lo tập bốn điều dẫn đưa người ta đi trên con đường nhân đức, đó là thói quen tốt, chu toàn các việc bổn phận của mình, hy sinh hãm mình, sống can đảm trước dư luận.

Thánh Casimirô, mỗi lần có dịp nhìn lên Cây Thánh Giá, thì quá cảm động, nước mắt trào tuôn!Người Công giáo Cây Thánh Giá trong nhà, trong phòng.Người Công giáo đeo Cây Thánh Giá nơi ngực, nơi cổ.Người Công giáo làm Dấu Thánh Giá trên thân xác mình.Người Công giáo năng nhìn lên Chúa Giêsu trên Cây Thánh Giá.

Và nhất là, Người Công giáo luôn tìm cách mang Thánh Giá trong lòng mình, trong tâm hồn mình.

Thân chào những ai đã vô tình hay bị bắt buộc, đã hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!

Và cũng thân chào những ai đã cố tình hay bị bắt buộc, đã ra lệnh hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!

Bởi vì tất cả chúng ta, Quý Vị và chúng tôi, thế nào đi nữa – tôi hy vọng thế! – cũng sẽ gặp nhau lại trên Nước Thiên Đàng, Nước Tình Yêu Vô Bờ Vô Bến của Chúa Giêsu Cứu Thế đã Tử Nạn trên Cây
Thánh Giá và đã Phục Sinh vinh hiển để cứu chuộc mọi người.

(PLVN) -Cây Thánh giá là một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Đây vừa là biểu tượng của đau khổ và thất bại nhưng cũng là biểu tượng của chiến thắng và sự cứu rỗi.

Theo một thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau như Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo… Trong đó, mỗi tôn giáo lại có những tín ngưỡng, đức tin, những biểu tượng khác nhau.

Biểu tượng được sử dụng rộng rãi

Thánh giá là một trong những biểu tượng tôn giáo được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Bạn có thể bắt gặp biểu tượng này ở mọi nơi. Không chỉ trong các nhà thờ và thánh đường, mà còn trong nhà riêng, trong phim, trong các tranh ảnh, sách báo hay những video âm nhạc. Thánh giá cũng được sử dụng trong các món đồ trang sức như bông tai, chiếc vòng cổ…

Thánh Giá được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến cuộc đóng đinh của Chúa Giêsu, là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội Kitô giáo. Hình tượng Thánh giá thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc nhau với hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đó. Trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình, cây gỗ treo ông lên chỉ được gọi là cây thập giá. Đây là một công cụ của sự trừng phạt và là một biểu tượng của sự kinh dị, thường dùng để xử tử những người phản nghịch, dị giáo, nô lệ và những người không có quyền công dân của Đế quốc La Mã.

*
Hình ảnh cây Thánh giá trở biểu tượng của đạo Thiên Chúa.

Theo một ghi chép, khi Chúa Jesus rao giảng chân lý, các giáo trưởng đạo Do Thái cho rằng ông là kẻ chống lại tôn giáo truyền thống của họ, chính quyền La Mã thì cho ông là kẻ tuyên truyền tư tưởng chống lại La Mã. Nhân đó, Judas - một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus đã bán Chúa để lấy 12 đồng bạc trắng. Chúa Jesus sau đó đã bị đưa đến trước Đại giáo trưởng Do Thái rồi sau đó là đến tòa án La Mã do Ponce Pilate làm đại diện. Tòa án La Mã sau đó đã tuyên xử tử Chúa Jesus bằng cách đóng đinh trên thập tự giá ở núi Calvaire, gần Jerusalem. Sau khi chôn được 3 ngày, Chúa Jesus sống lại và tiếp tục thuyết giáo. 40 ngày sau, Chúa bay lên trời. Sau đó các tông đồ của Chúa tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã.

Sau khi Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết, lên trời vinh hiển thì cây thập tự giá trở thành một báu vật của các tín đồ theo đạo Thiên Chúa và được gọi là Thánh giá bởi vì cây thập giá ấy đã có được diễm phúc làm nơi cho Chúa Jesus yên nghỉ. Thánh giá được xem như biểu tượng của tình yêu thương và lòng thương xót của Chúa, là công cứu chuộc nhân loại của Chúa Jesus. Đối với những người có niềm tin vào Chúa Jesus, cây Thánh giá là biểu tượng của niềm tin. Khi dâng thánh lễ, trên bàn thờ phải có cây thánh giá.

Theo các sử gia đạo Thiên Chúa như Socrates Scholasticus (sinh năm 380), người đã tìm ra cây thập giá dùng để đóng đinh Chúa Jesus chính là Hoàng hậu Đông La Mã Helena, mẹ của vua Constantinus I - Hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Thiên Chúa. Scholasticus viết rằng, Hoàng hậu Helena trong một chuyến đi đến vùng đất thánh đã cho phá hủy đền thờ thần Vệ Nữ và khai quật khu mộ Jesus. Tại đó, người ta đã tìm được 3 chiếc thập giá. Giám mục Macarius sau đó đã đặt 3 chiếc thập giá trước một phụ nữ bệnh nặng đang hấp hối. Kỳ lạ thay, khi bà này chạm tay vào chiếc thập giá thứ ba, bà ngay lập tức được chữa lành bệnh. Đây được cho là phép lạ chứng minh chiếc thập giá đó chính là cây thập giá đã được dùng để đóng đinh Jesus.

Scholasticus cũng ghi rằng, người ta cũng đã tìm thấy những chiếc đinh được dùng để đóng Jesus lên thập giá trong buổi hành hình. Những chiếc đinh đã được Hoàng hậu Helena gửi về kinh đô Constantinopolis. Chúng đã được cài vào mũ miện của Hoàng đế và cương ngựa của ông ta.

Biểu tượng mang nhiều ý nghĩa

Theo Bách khoa toàn thư của người Do Thái, Thánh giá được sử dụng ít nhất là từ thế kỷ II. Khi đó, việc đánh dấu một Thánh giá trên trán và ngực đã được coi như một lá bùa chống lại quyền lực của ma quỷ. Lúc đầu, họ còn sợ hãi khi trưng bày nó công khai. Tuy nhiên, sau khi Hoàng đế của Đế quốc La Mã Constantine ban hành đạo luật Milan vào năm 313, 3 thế kỷ cấm đạo Thiên Chúa của Đế quốc La Mã đã chính thức kết thúc.


Việc đóng đinh như một hình phạt đã bị bãi bỏ và cây thánh giá kể từ thời điểm đó được sử dụng như một biểu tượng của những người theo đạo Thiên Chúa. Đến cuối thế kỷ thứ IV, khi Hoàng đế Theodosius công nhận Thiên Chúa giáo là quốc đạo thì Thánh giá bắt đầu được công nhận rộng rãi là biểu tượng của đạo này. Đến thế kỷ VII, Thánh giá đã được chính thức thông qua bởi các nhà thờ Thiên chúa giáo.

Hiện nay, có nhiều loại Thánh giá dược sử dụng như Thánh giá Hy Lạp (có hình như dấu +), Thánh giá Latin (có thanh đứng dài và thanh ngang ngắn hơn), Thánh iá chữ T (giống chữ T)... Trong đó, Thánh giá Latin được công nhận rộng rãi nhất và được sử dụng trong nhiều thế kỷ như là một biểu tượng của đạo Thiên Chúa.

Với những tín đồ của đạo Thiên Chúa, cây Thánh giá tượng trưng cho sự hy sinh của Chúa Giêsu để cứu chuộc thế giới đồng thời cũng là lời nhắc nhở các tín đồ về việc Đức Chúa trời đã hy sinh con trai duy nhất của mình cho nhân loại. Cây Thánh giá mang ý nghĩa chỉ cả sự đau khổ và chiến thắng. Trong đó, chi tiết về việc bị đóng đinh thập giá của Chúa Jesus là biểu tượng của đau khổ. Cây Thánh giá cũng là một biểu tượng cho chiến thắng và vinh quang của Chúa Jesus trước cái ác và cái chết bởi người ta tin rằng qua cái chết và sự phục sinh của mình, ông đã chinh phục cái chết.

Trong nhà thờ cổ, Thánh giá đã được sử dụng như một biểu tượng chiến thắng trong cuộc chiến của nhân loại chống lại tội lỗi. Với cây Thánh giá, Chúa Giêsu đã biến dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành dụng cụ diễn tả tình yêu thương bao dung, tha thứ; biến dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi án chết đời đời; biến dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang.

Nhìn vào Thánh giá, các tín đồ thấy cái đau khổ bên ngoài và tình yêu Thiên Chúa bên trong, sự chết của con người và sự sống lại của Thiên Chúa, bóng tối tội lỗi của trần gian và ánh bình minh cứu độ, sự ích kỷ của cá nhân và sự hy sinh của Thiên Chúa, sự kiêu căng của cá nhân và sự khiêm tốn của Thiên Chúa, sự bất lực của mình và sức mạnh vô song của Thiên Chúa, sự thù hận của con người và sự tha thứ của Thiên Chúa, sự hèn hạ của ta và sự cao cả của Thiên Chúa.

Mặt khác của cây Thánh Giá chính là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh cao cả nhất của Thiên Chúa dành cho con người. Vì Chúa Giêsu, Ðấng cứu thế đã

dùng thập giá mang lại ơn cứu độ, ánh sáng cho linh hồn con người. Ngài đã biến đổi đau khổ sự chết thành niềm hy vọng sự sống. Do đó, những người theo đạo Thiên Chúa dùng Thánh giá, vẽ Thánh giá, đeo Thánh giá để biểu dương công ơn cứu chuộc và minh chứng tình yêu của Chúa cho mọi người biết.

Do những ý nghĩa trên, các dấu Thánh giá đã trở thành một thành phần thiết yếu của đời sống của các tín đồ theo đạo Thiên Chúa kể từ thời các tông đồ, được sử dụng trong tất cả các dịch vụ Giáo hội và những lời cầu nguyện. Những người theo đạo Thiên Chúa tin rằng, việc ra dấu Thánh giá sẽ bảo vệ họ khỏi tai nạn, bất hạnh và có được sự che chở của Đức Chúa Trời cho họ. Đó là lý do các tín đồ Thiên Chúa giáo Chính thống tôn thờ Thánh giá rất nhiều, chúc lành cho bản thân với các dấu Thánh giá, đeo Thánh giá trên ngực của mình và tô điểm cho ngôi nhà và nhà thờ của họ với cây Thánh giá.

Niềm tin rằng cây thánh giá có thể xua đuổi ma quỷ và bảo vệ người đeo nó đã đi qua một chặng đường dài. Từ những thế kỷ đầu của đạo Thiên Chúa, người theo đạo đã có tục dùng tay làm dấu Thánh giá trên mình. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy biểu tượng Thánh giá trên các cơ sở từ thiện, bệnh viện, nhà thờ, hội chữ thập đỏ, trong nhà các tín đồ theo đạo Thiên Chúa, trong các nghĩa trang… Từ nhà riêng đến nhà thờ, vị trí trang trọng nhất luôn dành cho Cây Thánh giá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.