Vì Sao Da Bị Ngứa Tay Chân Về Đêm : Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Ngăn Tái Phát

Bị ngứa da vào ban đêm chẳng những khiến bạn khó chịu mà còn gây mất ngủ. Vậy ngứa da toàn thân vào ban đêm có phải là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm? Và có bao giờ bạn đang ngủ nhưng phải bật dậy vì cơn ngứa về đêm? Những cơn ngứa này có thể chỉ do cơ thể điều hòa thân nhiệt nhưng cũng có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý.


Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa chứng ngứa da về đêm này nhé.

Bạn đang xem: Bị ngứa tay chân về đêm

Điều gì khiến bạn bị ngứa da về đêm?

Người lớn hoặc trẻ bị ngứa về đêm (nocturnal pruritus) gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của giấc ngủ. Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân tự nhiên (thuộc về cơ địa) cho đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân tự nhiên khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm

*

Bạn có thể bị ngứa chân về đêm hoặc ngứa tay về đêm mà không liên quan đến bệnh lý. Trong trường hợp này, các nguyên nhân gây ngứa thường là:

• Cơ chế tự nhiên của cơ thể: Nhịp sinh học tự nhiên hay sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng da như điều hòa thân nhiệt, cân bằng dịch và bảo vệ cơ thể. Chức năng da thay đổi khiến nhiệt độ cơ thể và lượng máu tới da đều tăng lên vào buổi tối, từ đó khiến làn da ấm dần lên. Việc tăng nhiệt độ ở da có thể khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm.


• Ngứa do thay đổi hormone: Cơ thể của bạn có thể giải phóng một số chất nhất định tùy thuộc vào thời điểm trong ngày. Vào buổi tối, cơ thể sẽ giải phóng nhiều cytokine hơn, và điều này làm tăng thêm viêm nhiễm cho cơ thể. Hơn nữa, hormone làm giảm viêm corticosteroid cũng giảm vào buổi tối.

• Da bị mất nước vào ban đêm: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa toàn thân vào ban đêm là do đây chính là thời điểm dễ khiến làn da mất nước. Nếu bạn để ý sẽ thấy vào những tháng mùa đông khô hanh, làn da bạn sẽ trở nên khô và ngứa.

• Bạn ít bị sao nhãng hơn vào buổi tối: Khi bạn bị ngứa vào ban ngày, công việc và những hoạt động khác có thể làm bạn không để ý tới cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vào ban đêm nên sẽ có ít yếu tố đánh lạc hướng hơn khiến cảm giác ngứa về đêm dữ dội hơn.


Nguyên nhân bệnh lý gây ngứa da vào ban đêm


Đọc tiếp


*

Bị ngứa toàn thân vào ban đêm là bệnh gì? Ngoài nhịp sinh học, một số tình trạng sức khỏe khác có thể khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm dữ dội, bao gồm:


Ngứa khắp người về đêm có thể do mang thai Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột Bệnh thận và gan Chứng thiếu máu Các vấn đề về tuyến giáp Dị ứng với các chất như hóa chất, thuốc, thức ăn hoặc mỹ phẩm Các trạng thái tâm lý như stress, trầm cảm và tâm thần phân liệt Ngứa tay chân về đêm có thể gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi trùng như ghẻ, chấy rận, rận giường và giun kim


Cách chữa trị khi bị ngứa da vào ban đêm

*

Bạn có thể thử áp dụng một vài cách chữa ngứa da vào ban đêm như sau:

1. Trị ngứa da bằng thuốc

Nếu bạn bị ngứa da vào ban đêm do một bệnh lý nào đó như rối loạn thần kinh hoặc hội chứng chân không nghỉ thì phải làm sao để hết ngứa? Lúc này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị và kê đơn ngay. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa không phải do bệnh lý, bạn có thể mua thuốc không kê đơn để giảm ngứa. Dược sĩ có thể gợi ý thuốc trị ngứa, thuốc giúp bạn dễ ngủ hoặc thuốc có cả hai chức năng trên.

Kem bôi steroid

2. Trị ngứa về đêm bằng các liệu pháp tại nhà

Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử một số liệu pháp khác tại nhà để làm giảm cơn ngứa vào ban đêm. Một số cách bạn có thể thử tại nhà bao gồm:


Tắm nước ấm Chườm lạnh chỗ ngứa Dùng máy tạo ẩm để tạo không khí dễ chịu giúp bạn ngủ ngon hơn Thường xuyên vệ sinh chăn ga gối và giữ cho không gian sống của bạn luôn sạch sẽ.

Nếu stress là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm, bạn hãy thử ngồi thiền, tập yoga hoặc các bài tập thả lỏng cơ để trấn an tâm thần. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp bác sĩ trị liệu để thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) nếu việc trị liệu ở nhà không có hiệu quả.


Những lưu ý khi bị ngứa da vào ban đêm

*

Nếu bạn bị ngứa da vào ban đêm, sau đây là một số điều bạn nên lưu ý để giảm nhẹ tình trạng:

1. Điều chỉnh nhiệt độ: Bạn nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức mát khoảng 15,5°C đến 18,5°C.

2. Mặc quần áo mềm mại: Hãy chọn quần áo làm từ chất liệu tự nhiên như cotton hay lụa. Bạn cũng cần tránh những quần áo hay chăn mềm làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da như ren.

3. Hạn chế các chất kích thích: Bạn nên tránh sử dụng caffeine hoặc thức uống có cồn trước khi đi ngủ. Các chất này sẽ làm giãn nở mạch máu và khiến cơ thể phải đưa nhiều máu hơn để làm ấm da.

4. Đọc kỹ thành phần của mỹ phẩm: Hãy tránh sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng hay xà phòng có hương liệu hay các chất có thể gây kích ứng da.

5. Tránh gãi liên tục trên vùng da ngứa: Nếu bạn gãi thì điều này có thể làm tổn thương da, từ đó khiến cho tình trạng da ngày càng tệ. Khi bị ngứa, bạn hãy áp dụng một số cách giảm ngứa như chườm lạnh, dưỡng ẩm cho da hay tắm nước ấm để bớt ngứa. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt móng tay thường xuyên để hạn chế làm tổn thương da khi gãi.

Bị ngứa da vào ban đêm có thể không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đáng kể tới thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn hãy tìm cách điều trị sớm. Một số cách chữa tại nhà có thể đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa không cải thiện sau 2 tuần hoặc đi kèm các triệu chứng khác như sụt cân, mệt mỏi, sốt… thì hãy đi khám ngay nhé!

Trời lạnh bị ngứa tay chân không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người mắc. Đặc biệt, mùa đông có độ ẩm thấp, lượng bài tiết mồ hôi giảm khiến nhiều người hay gặp về vấn đề da bị tác động. Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết chính xác nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị triệu chứng ngứa da tay, da chân.

1. Hiện tượng trời lạnh bị ngứa tay chân là gì?

Thời tiết bước vào mùa đông khiến cho không ít người xuất hiện biểu hiện ngứa tay, ngứa chân. Theo các chuyên gia, triệu chứng trời lạnh bị ngứa tay chân là tình trạng chung của dị ứng thời tiết lạnh. Đây là một bệnh lý về da liễu phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.

Xem thêm: Sữa chua susu dành cho trẻ từ mấy tháng tuổi? giá bao nhiêu?

Trời lạnh nổi mẩn ngứa do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức trước diễn biến thay đổi của thời tiết từ nóng sang lạnh khiến cơ thể có các triệu chứng khó chịu. Cũng không ít người dù đã thử với nhiều cách nhưng không thuyên giảm, bệnh vẫn tái phát với các nốt sẩn, ngứa đa hình dạng.

*

Trời lạnh dễ khiến tay chân bị ngứa ngáy, khó chịu

2. Nguyên nhân chính khiến chân tay bị ngứa mùa lạnh

Bên cạnh nguyên nhân chính bị ngứa tay chân là tiếp xúc với trời lạnh ra, nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp cũng khiến tình trạng nổi mẩn bùng nổ và đó có thể đến từ những lý do sau:

2.1. Nổi mề đay mãn tính

Nổi mề đay cũng là một nguyên do khiến cho trời lạnh bị ngứa tay chân. Phụ thuộc vào thời gian phát bệnh và chuyển biến của bệnh mà chia ra làm 2 giai đoạn: cấp tính (trong thời gian từ 24h - 6 tuần) và mãn tính (trên 6 tuần).

2.2. Cơ địa dễ nhạy cảm

Những bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ mẫn cảm với thời tiết thường hay bị dị ứng trước sự thay đổi thất thường của khí hậu. Trong đó, nổi bật là triệu chứng gây ngứa, mẩn đỏ trên tay hoặc chân.

2.3. Hệ miễn dịch bị suy giảm

Nếu bạn có sức đề kháng kém sẽ khó có thể chống lại sự tác động từ vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ có xu hướng tiết ra các hoạt chất Histamin, kích thích những mao mạch dưới da làm nổi mề đay và ngứa khi thời tiết chuyển lạnh.

2.4. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền hay bắt gặp ở những bệnh lý về dị ứng. Nếu cha mẹ có tiền sử nổi mề đay, dị ứng trời lạnh,... khả năng cao là sẽ di truyền cho con.

2.5. Những nguyên do khác

Khi bạn gặp trời lạnh bị ngứa tay chân có thể đến từ những nguyên nhân khác như là dùng mỹ phẩm không hợp, ăn phải thức ăn gây dị ứng, tiêm phòng vacxin,...

Cũng theo các nguyên nhân trên mà bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã cảnh báo đối tượng dễ bị dị ứng với thời tiết bao gồm: người mắc bệnh lý nền, trẻ em, phụ nữ gặp phải chứng rối loạn nội tiết tố nữ, người hay sử dụng thuốc kháng sinh hoặc ăn đồ ăn bị dị ứng,...

*

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tay chân bị ngứa vào màu lạnh

3. Biểu hiện ngứa tay, chân mùa lạnh

Mặc dù hiện tượng gặp trời lạnh bị ngứa tay chân không nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng dễ phát triển trên cơ thể xung quanh các vùng da tay, chân, mặt, cổ làm cho bạn gặp khó chịu:

Ngứa tay chân vào mùa lạnh: Bắt đầu trời chuyển lạnh, tiết trời dần hanh khô, mao mạch tự động co lại để giữ ấm. Khi đó, lượng máu lưu thông, độ ẩm trên da suy giảm và xuất hiện các cơn ngứa;

Ngứa đầu ngón chân vào mùa lạnh: Ngứa đầu ngón chân và mẩn đỏ nếu gặp trời lạnh là biểu hiện chung của Cước. Để điều trị chấm dứt triệu chứng hoàn toàn, bạn cần kết hợp giữa phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngứa lòng bàn tay vào mùa lạnh: Bạn nên chăm sóc da cẩn thận khi lòng bàn tay bị ngứa. Đồng thời tránh gãi mạnh vì dễ gây nhiễm trùng và không tự ý bôi thuốc ngứa để tình hình chuyển biến nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên đến cơ sở Y tế uy tín chuyên khoa Da liễu để có giải pháp chữa trị

Ngứa đầu ngón tay vào mùa lạnh: Tình trạng ngứa đầu ngón tay nếu trời lạnh hay sưng tấy, nổi mụn nước dấu hiệu của viêm da cơ địa hoặc cơ địa nhạy cảm. Bạn cần được thăm khám kịp thời để nhanh chóng chấm dứt cơn ngứa.

*

Ngứa tay chân vào mùa lạnh là tình trạng phổ biến hiện nay

4. Biện pháp phòng ngừa trời lạnh bị ngứa tay chân

Để giúp bảo vệ làn da trước sự ảnh hưởng của mùa đông, bạn cần có biện pháp phòng ngừa có thể kể đến:

4.1. Bổ sung về lượng dinh dưỡng

Tích cực ăn uống các loại rau xanh có màu đậm, củ quả như cà rốt, cam, dưa,... có chứa thành phần beta carotene cần thiết cho làn da. Đồng thời tránh ăn hành, tỏi,...có chứa nhiều chất sulfur gây hại cho da

4.2. Vệ sinh sạch sẽ làn da

Tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày đặc biệt quan trọng kể cả trong mùa đông. Hoạt động vệ sinh sạch sẽ làn da giúp loại bỏ vi khuẩn, tránh nhiễm trùng da hoặc bệnh về da nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, bạn hạn chế chà xát mạnh và dùng nước đủ ấm để tắm, tránh dùng nước quá nóng. Ngoài ra, để tránh gặp phải hiện tượng trời lạnh bị ngứa tay chân thì bạn nên chọn xà phòng, sữa tắm có thành phần lành tính để vừa loại bỏ vi khuẩn vừa bảo vệ tốt cho da.

4.3. Dưỡng ẩm cho làn da

Không chỉ những người đang gặp tình trạng ngứa tay chân mà cả những người bình thường cũng cần giữ ẩm cho da tay, chân, mặt, cổ. Bạn nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp với da, nhất là khi vừa mới tắm xong.

*

Mùa đông bẹn nên dưỡng ẩm cho tay chân để tránh tình trạng khô da gây nứt nẻ

4.4. Thường xuyên ủ ấm tay, chân

Để ngăn chặn hiện tượng cước tay chân khi trời lạnh bị ngứa tay chân thì bạn cần ủ ấm cho mặt, đặc biệt là mũi và tai. Bởi đây là nơi nếu gặp lạnh dễ bị co thắt mạch, rồi lan ra xung quanh cơ thể khiến tay chân tím tái.

4.5. Tập thể thao đều đặn

Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn được khuyến khích vừa tốt cho sức khỏe vừa có lợi cho làn da. Tập thể thao giúp khí huyết được lưu thông và da được nuôi dưỡng. Trong đó, nếu bạn hút thuốc thì hãy từ bỏ ngay vì chất nicotin khiến mạch máu bị co hẹp, giảm lượng máu lưu thông đến da.

4.6. Biện pháp phòng ngừa khác

Bạn cần tránh mặc quần áo quá chật để tránh việc cọ xát, gây kích ứng tại chỗ. Với mỹ phẩm có tính chất dưỡng ẩm da với các thành phần chính: cetaphil, lacticare giúp da không bị khô và bong tróc. Bên cạnh đó, hạn chế ăn những thực phẩm dễ làm dị ứng như đồ hải sản, đồ ăn lên men (dưa chua, cà muối,...).

Trời lạnh bị ngứa tay chân đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điều quan trọng là bạn cần chú ý theo dõi vết ngứa để có cách điều trị phù hợp. Nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên khám Chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ kê đơn thuốc trị dứt điểm. Nếu cần tư vấn sức khỏe, đặc biệt là thông tin về tình trạng ngứa tay chân, bạn hãy liên hệ đến Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa thibanglai.edu.vn theo số tổng đài: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.