Trụ Trồng Rau Khí Canh Trụ Đứng, Thiết Kế Trụ Đứng Trồng Rau Khí Canh Tại Nhà

Hiện nay, việc trồng rau thủy canh trụ đứng đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này thường có thời gian thu hoạch ngắn và cho năng suất thu hoạch cao hơn so với trồng ngoài đất. Bên cạnh đó, sản phẩm rau thu được cũng đảm bảo độ sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe người dùng. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật thủy canh trụ đứng hiện đại nhé.

Trồng rau thủy canh trụ đứng

*
Tháp thủy canh trụ đứng

Với mô hình thủy canh trụ đứng cây trồng trong các lớp xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Là sự kết hợp của hydroponics và canh tác dọc. Các rọ trồng sẽ được thiết kế xoay quanh một ống thủy canh hình trụ đứng lớn.

Bạn đang xem: Trồng rau khí canh trụ đứng

Hệ thống thùng chứa được đặt ngay bên dưới và hệ thống máy bơm sẽ đưa dưỡng chất tới từng rọ thủy canh. Mô hình này có tính lưu động cao, tất cả khung được ghép với nhau bởi các khớp nối vào ống thép bọc nhựa.

Bên cạnh đó, cấu tạo thủy canh trụ đứng cũng bao gồm nhiều khay trồng với đường kính khác nhau.

Mô hình này rất tiết kiệm diện tích cho người trồng, số lượng thu hoạch sẽ lớn hơn. Tuy nhiên thách thức là cung cấp đủ nước + chất dinh dưỡng và ánh sáng cho cây ở mọi cấp độ.

Khi cây trồng được xếp chồng lên nhau, việc lấy nước đến các lớp phía trên cần máy bơm công suất cao hơn.Nếu không thiết kế cẩn thận, các cây thấp hơn có thể bị ngập nước.

Tương tự về việc cung cấp ánh sáng. Cần thiết kế các cây so le. Thay vì các lớp xếp chồng trực tiếp lên nhau, bạn sẽ giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn ở mọi góc độ.

Thiết kế nào đảm bảo cho hệ trụ dễ dàng lắp đặt, di chuyển và có khả năng chống chịu được mọi điều kiện thời tiết. Bạn cũng có thể đặt thiết kế loại trụ đứng riêng phù hợp với không gian của gia đình mình.

*
Hệ thống thủy canh trụ đứng

Trồng rau khí canh trụ đứng

*
Khí canh trụ đứng

Trồng rau khí canh trụ đứng là phương pháp trồng không cần phải sử dụng đến đất và nước.

Thay vì bơm nước lên để nước chảy xuống như thủy canh trụ đứng thì khí canh có hệ thống phun sương ở phía trong. Phun chất dinh dưỡng và nước trong không khí. Vì vậy sẽ hạn chế được việc ngập nước rễ cây.

Các loại cây sẽ phát triển trong môi trường không khí và được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng thông qua hệ thống phun sương. Hệ thống tháp khí canh cho phép gieo trồng tất cả các loại rau, thảo mộc hay hoa quả.

Bộ sản phẩm khí canh trụ đứng được thường được thiết kế theo hình trụ tròn, bao gồm: bộ trụ, bể dinh dưỡng, các lỗ rọ nằm trên đốt trụ, máy bơm dinh dưỡng và hệ thống lưu dẫn dinh dưỡng.

Với cấu tạo khép kín, mô hình này sẽ giúp cây rau phát triển xanh tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

Mô hình trồng rau thủy canh trụ đứng hồi lưu

Thủy canh hồi lưu trụ đứng là mô hình trồng rau sử dụng hệ thống thùng chứa và bơm tuần hoàn để luân chuyển dung dịch dinh dưỡng lên những ống nhựa trồng rau. Nguồn dinh dưỡng này sẽ đi nuôi thân cây và phần dung dịch còn lại được thu về thùng chứa ban đầu.

*
Thủy canh trụ đứng hồi lưu

Ưu điểm của thủy canh trụ đứng hồi lưu

Cây rau được trồng trên các trụ đứng nên giúp các hộ gia đình tiết kiệm được diện tích canh tác theo chiều ngang.Mỗi trụ đứng được phân bố khoảng 40 điểm trồng giúp mang lại năng suất cao hơn so với kỹ thuật trồng đất thông thường.Nguồn dinh dưỡng được bơm đến các điểm trồng với liều lượng vừa đủ, phần dư thừa sẽ về lại bể chứa. Do đó, lượng dinh dưỡng luôn kiểm soát ở mức an toàn.

Mô hình trồng rau thuỷ canh bằng hệ thống vườn treo cũng tiết kiệm diện tích và có những ưu điểm khác giống trụ đứng.

Nhược điểm của mô hình thủy canh trụ đứng hồi lưu

Thủy canh trụ đứng hồi lưu khó áp dụng khi trồng rau ở ban công chật hẹp.Đòi hỏi nguồn cung cấp nước đảm bảo an toàn, không nhiễm kim loại nặng.Chi phí đầu tư lớn hơn so với kỹ thuật thông thường.

Thiết bị trồng rau sạch thuỷ canh trụ đứng

Hiện nay, trụ đứng là một thiết bị trồng rau sạch thuỷ canh trụ đứng đóng vai trò quan trọng. Sản phẩm này được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Nó không chỉ góp phần cải thiện môi trường sống mà còn đáp ứng được nhu cầu về rau sạch cho người dân. Trụ đứng thích hợp trồng ở nhiều không gian khác nhau với cấu tạo bao gồm:

Trục inox 304Chậu trồng, nắp đậy sử dụng nhựa ABS chống tia UVCác hốc trồng rau
Bồn đế sử dụng nhựa PP định hình, chống va đập.Rọ nhựa PP chống rêu bám.

*

So sánh thủy canh trụ đứng và khí canh trụ đứng

Trồng rau trụ đứng thủy canhkhí canh trụ đứng đang trở thành sự lựa chọn tối ưu của rất nhiều gia đình. Các phương pháp này sẽ đảm bảo trồng được nguồn rau sạch trong không gian chật hẹp. Tuy nhiên, mỗi hình thức lại mang ưu điểm và nhược điểm khác nhau khiến người dân phải đắn đo lựa chọn.

*

Thủy canh trụ đứngKhí canh trụ đứng
Thời gian thu hoạch thường sẽ dài hơn so với khí canh
Hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh bằng các rọ trồng đặt sâu trong hốc trụ nên có thểÍt khả năng mắc sâu bệnh hơn
Thời gian thu hoạch chỉ nằm trong khoảng 15-20 ngày
Dễ dàng thay đổi hoặc xoay vòng hệ thống gieo trồng
Sử dụng hệ thống phun sương đến rễ cây nên dịch bệnh có thể lây lan nhanh và khó kiểm soát.

Như vậy, việc lựa chọn hình thức trồng rau thủy canh trụ đứng hay khí canh trụ đứng sẽ phụ thuộc vào điều kiện đầu tư và nhu cầu của gia đình bạn. Bạn nên xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo nguồn rau tươi sạch nhất.

Lời kết

*

TRỤ TRỒNG RAU KHÍ CANHĐể thực hiện một hệ thống khí canh thì bạn chỉ cần hiểu cơ bản về cách thực hoạt động của hệ thống và tự chuẩn bị các công cụ có sẵn ngoài đời để thực hiện, có thể chia thành các thành phần như:

- Phần thân trụ: để cố định các rọ cây, điều phối dung dịch dinh dưỡng tới các rọ: có thể sử dụng các ống nước phi 200, phi 168 làm thân trụ, và các ống phi 60, 40 làm các nhánh chứa rọ, sau đó thi công đảm bảo độ nghiêng các nhánh khoảng 45 độ để cây có thể phát triển và nhận đủ dung dịch dinh dưỡng. - Phần đáy trụ: là bồn nước dung tích khoảng 50-100 lít, tùy vào điều kiện, dùng để chứa dung dịch dinh dưỡng, có thể mua các thùng nhựa bán sẵn trong chợ như thùng đại thành 50 - 70 - 100l...

*

Chuẩn bị vật tư, công cụ dụng cụ:Vật tư:2m Ống u
PVC phi 200mm x 5.9mm .4m ống u
PVC phi 60mm x 2.5mm.1 cái Chén bịt phi 200mm.1 cái chén bịt 200 làm đế.1 cái chén bịt 168mm.1 cái thùng nhựa Duy Tân loại có nắp có 6 bánh xe2m dây ống nước trong 16mm.1 cái máy bơm AP 3100 của Lifetech.1 tấm cách nhiệt 1.55mx1.5m.56 cái rọ trắng trồng cây.Keo silicon 2 ống + súng bắn keo.Keo dán sắt.

Xem thêm:

Công cụ dụng cụ:Khoan
Cưa lọng hoặc mủi khoản kiếng phi 40-60mm để khoan lổ thân trụ.Cưa sắt cầm tay
Kệ đỡ ống 200 để dể thao tác ( nên làm cao khoảng 80-100cm cho đỡ mỏi lưng. Nếu không có thì cột các ống lại với nhau để khi thao tác ống ko bị chạy qua chạy lại).

*

Khuôn cắt ống 60 cạnh trên 7cm. Cạnh dưới 1.5cm, cưa ở đường rãnh, cứ như vậy cắt cho đủ số lỗ 8x7=56 lỗ, có thể cắt ống thành 9cm cưa séo sẽ cho ra 2 ống/lần.

*
*

Thi công thân trụCắt ống 200 với độ dài 1,9 – 2m.Đưa ống lên kệ để chuẩn bị gia công, chia đều ống thành 8 phần bằng nhau theo chiều dọc (gần 8cm). Sau đó chia lỗ so le nhau theo từng hàng và cột. Mỗi hàng ngang 4 lỗ, khoảng cách giữa hai hàng ngang kế nhau là 10cm (tính từ tâm của mỗi lỗ).Nên dùng bút lông vẽ theo đúng tâm giao nhau giữa cột dọc và hàng ngang để có thể thi công chính xác hơn.

*
*

Đối với đoạn ống 200, ta chừa 1 khoảng tầm 10-15cm trên đỉnh ống, nơi gắn bộ tưới nước cho trụ và 1 khoảng tầm 40cm dưới đáy trụ (phần này nằm trong bồn nước), còn lại ta vẽ sẵn các lổ để thi công khoan lỗ.Khoét lỗ và cắt ống 60.Đặt ống phi 60 vào khuôn đã chuẩn bị từ trước và cắt theo đường chéo khuôn ta được các đầu nhánh để gắn vào lổ trụ.

*

*

Lấy mặt chéo úp vào bìa cứng để "lấy kích cỡ" -> Cắt lấy miếng khuôn để vẽ lỗ lên ống 200.

*

Đặt Tâm miếng bìa này vào tâm giấu + mà ta đã đánh giấu như hình vẽ ở phần 2 sau đó vẽ lại kích thước lên ống 200 để làm dấu khi khoét lỗ.

*

Khoét lỗ: có thể dùng cưa lọng hoặc mủi khoan kiếng để thực hiện phần này, đối với mủi khoan kiếng, do chiều dài mủi khoan thường ngắn hơn so với chiều dài lổ khoan, do đó để khoan được đúng góc 45 độ, ta cần khoan 3 lần:

*

Lần 1: khoan góc 45 độ tới hết chiều dài mủi khoan.Lần 2: khoan cắt phần tiết diện đã khoan được ở lần 1 cho ngắn lại
Lần 3: khoan tiếp phần còn lại của lỗ khoan.Khi khoét xong 56 lỗ nhìn cái ống như tổ ong

*

Liên kết các mối keo.Đặt ống 60 vào lỗ và canh thật chuẩn 2 đầu trên dưới ko bị méo sang các bên.Dùng keo 502 hoặc keo dán sắt tạm thời cố định ở 2 đầu ( Nếu bạn nào có kệ thi công phần này rất dễ. Nếu không có kệ phải kê 2 đầu ống lên cao sao cho ống 60 khi gắn vào ko bị quệt đất).Sau khi tạm thời cố định hết ống 60 bằng keo 502 vào ống 200 ta sẽ bắn keo silicon để che mối nối, chống nước rỉ.Sau khi trét xong keo cần để khô khoảng 3-4 tiếng để keo bám thật chắc và khô hẳn.

*

Gia công thùng nhựa:Gắn nắp vào thùng, dùng thước vẽ 2 đường thẳng ở CHÍNH GIỮA 2 CẠNH dài và rộng-> điểm giao nhau của 2 đường này chính là tâm của nắpthùng.Lấy compa đặt ngay tâm vẽ một đường tròn có ĐƯỜNG KÍNH bằng đường kính TRONG của Chén bít 200Dùng kéo hoặc cưa lọng CHỈ cắt vòng tròn này THEO ĐƯỜNG COMPA tuyệt đối ko làm méo mó hay làm miếng nhựa bên trong hay ngoài bị PHẠM. ( chú ý các từ viết hoa.Dùng khoan khoét 1 lỗ ngoài bìa để nhét bơm và châm nước. ( kích cỡ tùy thích nhưng phải nhét bơm và tay vô được, lỗ trong hình là của mũi khoét 127mm).

*

Hệ thống phun nước.Vì không dùng bơm áp lực, phun sương nên ta dùng chén bít làm đài sen để cho ra dạng mưa.Lấy chén bít 168 Khoan lỗ theo hình ( trong hình là 16 lỗ). Khoan lỗ to hay nhỏ tùy áp lực của máy bơm. (nhưng đừng to quá hay bé quá) để tạo giọt nước hoàn hảo ( trong hình là lỗ của mũi 2.0mm).Khoan thêm một lỗ 16mm ở giữa tâm chén bít 168 để dẫn nước lên.Khi khui hộp bơm AP3100 ta thấy có đầu nhựa chuyển đổi đi kèm, sử dụng đầu chuyển và gắn vào chén bít 168 để dẫn nước lên chén bít.

*

*

Khi keo khô ta tiếp tục dán lắp 168 vào chén bít 200 cách làm như sau: chén bít 200 vệ sinh sạch sẽ và đặt ngửa chén bít 168 cũng vệ sinh sạch sẽ và bôi keo bình minh trên mặt của thành chén sau đó úp vào trong chén bít 200 lấy vật nặng đè lên trên cho cứng. ( Nếu dùng chén bít 200 ST thì sẽ thấy bên trong lòng chén có 1 vòng tròn vừa với chén bít 168. Cứ canh theo đường tròn này để dán sẽ cân.

*

Cắt một đoạn ống nước 16mm dài 2m để dán vào ống nối và chờ keo khô hẳn.

*

Cách nhiệt và Hoàn thiện hệ thống.Mua tấm cách nhiệt và cắt như hình minh họa và khoét một lỗ 200 ở giữa.

*

Kéo thùng chứa dung dịch (90-120lit) ra vị trí muốn để trụ rau, có thể để trụ rau tại bất kì đâu có diện tích dưới 1m vuông và ánh sáng từ 3-5 tiếng/ngày tùy loại rau bạn trồng.Có thể hàn 1 cái khung sắt bằng diện tích đáy thùng và gắn 4 bánh xe tiện di chuyển. Kéo ra đẩy vào.( Đáy thùng cũng có 6 bánh xe, nước 50% thì dễ kéo/đẩy. Nước đầy thì kéo hơi nặng).Cho máy bơm vào thùng.Phủ tấm cách nhiệt lên trên sao cho lỗ của tấm cách nhiệt vừa ngay lỗ của thùng.Dán keo bốn góc bao kín thùng dung dịch.

*

Lấy ống 200 ra và lắp NHẸ đài sen bên trên đỉnh trước sau đó luồn dây chạy xuống.Cho ống 200 vào thùng đã có chân giữ từ trước.(phần trước).

Nối dây nước với máy bơm.Lấy búa và thước đo cân bằng nước để cân lại mặt phẳng của đài sen. Càng phẳng nước chảy càng đều. ( giọt nước nghiêng bên nào thì gõ vào bên đó )Sau khi cân xong ta sả nước vào thùng.Chạy thử bơm và xem nước rớt như thế nào ( nếu đài sen cân bằng chắc chắn nước sẽ rớt đều quanh ống và ngược lại ).Chạy không 1-2 ngày cho ổn định độ PH và bay bớt Cl trong nước máy thành phố.Theo thời tiết Sài Gòn trong mùa nắng thì set timer 10phút on - 10phút off liên hoàn bất kể ngày đêm. Mùa mưa thì 15p on - 15p off cũng liên hoàn như vậy.

*

Phần 8: Cách nhét rọ 70 vào lỗ 60Tại sao phải cắt rọ?
Để nhét vừa ống 60Thuận tiện cho việc cho cây vào rọSau này cây lớn rễ nhiều rất dễ lấy ra khỏi hốc mà ko bị kẹt rễ.Thuận tiện cho việc tách rọ ra khỏi cây. Tách rễ khỏi rọThuận tiện khi vệ sinh rọTiện trồng các rọ lên nhau
Cắt rọ theo hình minh họa bên dưới

*

Chống Giông và Áp Thấp.Đo đáy thùng bằng tấm bìa
Vẽ tấm pvc 5-7mm theo kích thước tấm bìa.( Nên mua tấm PVC loại tốt giá ~40k/kg
Làm khô 2 mặt và kết dính bằng 1 túyp keo silicon xịn.Sau khi dán ta nắp luôn trụ vào thùng để tăng độ kết dính.Trọng lượng của ống sẽ được chịu đều lên tấm PVC toàn bộ bề mặt đáy thùng, về lâu dài sẽ tránh bị võng và lõm đáy.Nước càng nhiều trong thùng thì trọng lượng đè lên chân đế càng cao trụ càng chắc.

Gắn thân trụ vào đế vừa tạo, như vậy là ta đã hoàn thành trụ trồng rau bằng khí canh. (Bài viết có tham khảo nội dung hướng dẫn làm trụ khí canh của anh Trương Bình Sơn - nickname: Nongdanthanhthi - diển đàn: vuonrausanh.com).

Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của mọi người thì thibanglai.edu.vn có cung cấp các sản phẩm trụ trồng rau cao cấp nhất trên thị trường hiện nay, tuy cao cấp và hiệu quả nhưng giá sản phẩm lại rất phải chăng so với công sức, thời gian, chức năng và hiệu quả của trụ mang lại. Bà con quan tâm có thể truy cập vào đường dẫn bên dưới để xem sản phẩm:

https://trongcaykhongcandat.com/collections/all?sort_by=price-descending

*

*

*

*

https://trongcaykhongcandat.com/collections/all?sort_by=price-descending

BÀI VIẾT NỔI BẬT:

Kỹ Thuật:

Hướng dẫn ươm hạt cây giống bằng mút xốp

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật mô hình trồng rau sạch không cần đất thủy canh - khí canh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.