Top 20 Trò Chơi Dân Gian Mầm Non, Tiểu Học, 10+ Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ Mầm Non

Trò chơi dân gian vẫn luôn thu hút được rất nhiều bậc phụ huynh cùng các bạn nhỏ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu top 7 trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ mầm non, tiểu học để bạn tham khảo nhé.

Bạn đang xem: Trò chơi dân gian mầm non


Trò chơi dân gian oẳn tù tì

Oẳn tù tì là một trong những trò chơi dân gian cực lâu đời và ngày nay nó vẫn thường được sử dụng như một cách quyết định ai là người được ưu tiên. Đây là một trò chơi đơn giản nhưng giúp các bạn nhỏ có thể thử sức phán đoán của mình. Để chơi trò chơi này, các bé sẽ dùng chính bàn tay để thể hiện các vật dụng gồm:


Cái búa: Nắm các ngón tay lại như nắm đấm.Cái kéo: Cụp 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón áp út và ngón út, đồng thời xòe 2 ngón tay còn lại (tức là ngón giữa và ngón trỏ) để tạo hình cái kéo.Cái bao: Xòe cả 5 ngón tay ra.

Theo quy định luật chơi thì cái búa sẽ đập cái kéo, cái bao sẽ trùm cái búa và cái kéo sẽ cắt cái bao. Khi chơi các bé sẽ đọc "Oẳn tù tì, ra cái gì? Ra cái này!".


Trò chơi ô ăn quan

Trò chơi ô ăn quan (hay còn được gọi là ô quan, ăn quan) là một trong những trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Đây là một trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi trở lên và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.

Cách chơi:

Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân, đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

Quân chơi gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.


Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.

Trò chơi thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.

Trò chơi chi chi chành chành

Chi chi chành chành cũng là một trong những trò chơi dân gian được nhiều bạn nhỏ yêu thích, đặc biệt là những bạn nhỏ mầm non và tiểu học.

Số lượng người chơi có thể từ 3 người trở lên. Một người sẽ được chọn đứng ra trước xòe bàn tay ra, những người khác giơ ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay xòe ra rồi cùng nhau đọc:


“Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đếChấp chế đi tìmÙ à ù ập”.

Khi đọc đến chữ "ập" thì người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh. Nếu ai không kịp rút tay ra thì sẽ bị thế chỗ của người xèo tay đó và tiếp tục đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

Trò chơi rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian tập thể quen thuộc và được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Trò chơi này không chỉ giúp các bé được vận động, vui chơi mà còn giúp các bé thể hiện được tinh thần đoàn kết, gắn bó.

Cách chơi

Để chơi trò chơi này sẽ cần 1 bé đóng vai "ông chủ" và ngồi 1 chỗ. Những bé còn lại sẽ nối đuôi nhau để thành 1 hàng dài rồi đi vòng quanh sân, vừa đi vừa đọc bài vè:

"Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?".

Khi đọc đến câu "có ông chủ ở nhà không", các bé sẽ dừng lại. Lúc này "ông chủ" có thể trả lời "có" hoặc "không". Nếu ông chủ trả lời "không" thì các bé sẽ tiếp tục đi và đọc bài vè. Nếu "ông chủ" trả lời "có" thì cả nhóm sẽ trả lời những câu hỏi sau đây của "ông chủ".

Ông chủ: Cho tôi xin khúc đầu.Cả nhóm: Những xương cùng xẩu.Ông chủ: Cho tôi xin khúc giữa.Cả nhóm: Chả có gì ngon.Ông chủ: Cho tôi xin khúc đuôi.Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Lúc này "ông chủ" sẽ đuổi để bắt được khúc đuôi (tức là bé đứng cuối hàng), cả nhóm sẽ chạy để tránh "ông chủ". Bé đứng đầu hàng dang tay để che cho cả nhóm. Nếu "ông chủ" bắt được khúc đuôi thì các bé sẽ đổi vai cho nhau và bắt đầu chơi lại từ đầu.

Xem thêm: Phân biệt dream thái và dream việt ngon chính xác, so sánh dream việt và dream thái

Trò chơi dân gian thiếu nhi cá sấu lên bờ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cá sấu lên bờ chắc chắn sẽ giúp cho các bạn nhỏ có được những giây phút thư giãn, thoải mái. Để tiến hành trò chơi này, bạn cần chuẩn bị sân chơi rộng rãi.

Cách chơi

Bạn kẻ 2 đường vạch cách nhau khoảng 3 mét trở lên (tùy vào độ tuổi của nhóm các bé "làm bờ"). Em bé "bị" sẽ đóng vai cá sấu và đi lại ở giữa 2 vạch kẻ đó để tìm bắt người ở dưới nước hoặc có 1 chân dưới nước (nghĩa là thò chân ra khỏi vạch kẻ hoặc nhảy ra khỏi vạch). Những bé còn lại sẽ đứng ngoài 2 vạch kẻ (tức là đứng trên bờ) để vừa chọc tức cá sấu và làm sao cho cá sấu không thể bắt được mình. Nếu bé nào bị cá sấu bắt sẽ đổi vai là cá sấu. Trong trường hợp cá sấu bắt được 2 bé thì 2 bé này sẽ chơi oẳn tù tì để quyết định ai làm cá sấu.

Trò chơi bịt mắt bắt dê

Cách chơi:

Sau khi chơi trò chơi “tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Những người còn lại sẽ đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác.


Trò chơi nu na nu nống

Nu na nu nống là một trong những trò chơi dân gian tập thể vô cùng phù hợp với các bạn nhỏ. Trò chơi này thường phù hợp nhất với nhóm từ 4 đến 6 bạn để đảm bảo độ dài cho bài đồng dao.

Cách chơi:

Khi chơi, các bạn nhỏ sẽ ngồi duỗi chân thoải mái rồi cùng nhau đọc bài đồng dao theo nhịp. Mỗi từ của bài đồng dao này khi đọc lên sẽ đập nhẹ vào chân của trẻ. Nếu từ cuối cùng trúng chân của trẻ nào thì trẻ đó nhanh chóng co chân lại. Nếu bạn nào rút chân chậm thì phải nhảy lò cò 1 vòng. Bạn nào được rút cả 2 chân trước thì sẽ được làm quản trò.

Bài đồng dao lời 1:

“Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi Phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rút”.

Bài đồng dao lời 2:

“Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.”

Bài đồng dao lời 3:

“Trồng đậu trồng cà
Hoa hòe hoa khếKhế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ông cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cây đa cây nhãn
Ai có chân, có tay thì rụt.”

Trên đây là top 7 trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ mầm non, tiểu học để bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

Đối với lứa tuổi mầm non, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư ... đọc tiếpduy logic... Thế nên, các cô giáo còn chờ gì nữa mà không hướng dẫn trẻ những trò chơi dân gian cực kỳ bổ ích này. Hãy cùng thibanglai.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!


*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*


Ếch dưới ao

33

Mục đích chơi:

Rèn luyện cho trẻ kỹ năng đi, nhảy, di động, né tránh.Hình thành tố chất nhanh nhẹn, sức bật cùng sự khéo léo.Tinh thần đồng đội cùng sự mạnh dạn.

Thả đỉa ba ba

11

Mục đích chơi:

Rèn cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, tăng cường tính hòa đồng khi được vui chơi cùng mọi người xung quanh.

Cách chơi:

Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp và những thành viên tham gia sẽ đứng thành vòng tròn giữa sân.

Mục đích chơi:

Rèn luyện thính giác, óc phán đoán cho trẻ.

Cách chơi thứ nhất:

Cho trẻ chơi trò “Tay trắng tay đen” trước để loại ra 2 người. Và 2 trẻ bị loại sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.Những trẻ còn lại thì đứng thành vòng tròn. Những trẻ làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. ""Những con dê"" không được chạy ra khỏi vòng tròn, nếu phạm luật thì sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác.Cách chơi thứ hai:Người chơi cũng phải oẳn tù tì như ở cách 1 để tìm ra người bị bịt mắt đi tìm dê và người làm dê.Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, đồng thời phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt mình. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào trúng con dê nào thì người đó bị bịt mắt.

Mèo đuổi chuột

11

Luật chơi:

Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được 2 vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.

Cách chơi:

Giáo viên cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong và vòng tròn lớn bên ngoài. Giáo viên sẽ phân một trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ.Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ cao để làm thành hang.Khi nghe hiệu lệnh của cô giáo, trẻ làm chuột sẽ chạy trước và trẻ làm mèo đuổi theo sau. Chuột chạy vào hang nào thì mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang thì đồng thanh đọc:Đã là Mèo
Phải bắt Chuột
Bắt được Chuột Là chén liền
Đã là chuột
Trông thấy Mèo
Phải chạy ngay.

Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì 2 trẻ làm hang đó đổi vai thành mèo và chuột, còn hai trẻ đã làm mèo và chuột ban đầu sẽ nắm tay nhau làm hang.

Yêu cầu:

Cô cho trẻ đổi vai cho nhau đến hết số trẻ được làm Mèo hoặc Chuột.

Rồng rắn lên mây

8

Cách chơi:

Cô giáo sẽ cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.

Chim bay cò bay

6

Mục đích chơi:

Hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng cho trẻ.

Cách chơi:

Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn và sẽ có một người điều khiển trò chơi đứng ở ngay giữa. Người điều khiển nói “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay. Lúc đó, các trẻ phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được chẳng hạn như “nhà bay” hay “bàn bay” mà trẻ nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn.

Cá sấu lên bờ

8

Mục đích chơi:

Luyện tập phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.

Cách chơi:

Cô giáo vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy thuộc vào độ tuổi của nhóm trẻ chơi làm bờ. Trẻ nào “bị” sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hay có một chân ở dưới nước. Những người còn lại đứng ngoài 2 bên vạch, có nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “các sấu, cá sấu lên bờ”.Khi nào cá sấu quay lại thì trẻ lại nhảy lên bờ. Trẻ nào nhảy lên không kịp mà bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc 2 người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu bằng cách oẳn tù tì.Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc“chảy nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì mới thôi.

Cáo Và Thỏ

9

Mục đích chơi:

Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo.

Đua thuyền

10

Cách chơi:

Cô giáo hãy chia trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm có khoảng 7 – 8 trẻ, có thể chia nhóm trẻ trai, gái riêng).Cô cho trẻ ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước để tạo thành một chiếc thuyền đua.Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức 2 tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích.Yêu cầu:

Các thuyền đua phải cố gắng bám thật chặt vào nhau để không bị đứt thuyền trong khi đang di chuyển.

Thả chó

6

Cách chơi:

Một bạn đóng vai “chú chó”, một bạn đóng vai “ ông chủ”, các bạn còn lại đống vai “thỏ con”.

Các bạn cùng hát:

“Ve ve chùm chùm

Cá bóng nổi lửa

Ba con lửa chếp chôi

Ba con voi thượng đế

Ba con dế đi tìm

Ù a ù ịch”

Một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại

Luật chơi:

Khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ.Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó.Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chũ tả chạm vào. và quay về chạm ông chủ.

Rồng rắn lên mây

6

Cách chơi:

Chia trẻ làm 2 đội, một đội làm thầy thuốc chỉ có một người, số còn lại là đội “rồng rắn” nối đuôi nhau bằng cánh ôm hông, nắm vạt áo hoặc đặt tay lên vai người đứng trước, cứ thế xếp thành một hàng dài giống hình một con rắn dài nhiều khúc. Người đứng đầu phải dang rộng tay sang hai bên
Thầy thuốc đứng đối diện với đoàn rồng rắn. Khi “rồng rắn” cùng hỏi ông thầy, nếu thầy không đồng ý bằng cách nói “đi vắng” hoặc “đang bận việc gì” thì “rồng rắn” sẽ đi vài vòng rồi quay lại hỏi tiếp.Trò chơi bắt đầu bằng bài đồng dao:

Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có nhà khiển binh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?
Thầy thuốc:

Thầy thuốc đi vắng

Thầy thuốc đang ăn cơm(Hoặc thầy thuốc đang đi chợ, đang ngủ...)


Trên đây là top 20 trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non thú vị nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!


Chia sẻ lên facebook Báo lỗi thibanglai.edu.vn
trò chơi dân gian trò chơi cho trẻ mầm non hay nhất thú vị nhất trò chơi dân gian

Đăng nhập bằng Facebook Các bình luận
Click the image to close ×
Top 16 Trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non ngày khai giảng hay nhất
Top 13 Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non thú vị nhất
Top 10 Bài thơ viết về học tập dành cho trẻ mầm non hay nhất

*
Top 10 Phim hoạt hình hay và ý nghĩa nhất dành cho trẻ mầm non
*
Top 9 Phần quà, phần thưởng tổng kết năm học cho trẻ mầm non ý nghĩa nhất
Top 13 Trò chơi dân gian gắn liền với ký ức tuổi thơ nhất
*
Top 13 Địa chỉ bán ghế massage toàn thân uy tín, giá tốt hàng đầu tại Hà Nội
*
Top 7 Tiệm gội đầu dưỡng sinh thư giãn tại tỉnh Hải Dương
*
Top 15 Địa chỉ niềng răng uy tín nhất TP. Hồ Chí Minh
*
Top 10 Bộ phim chiếu rạp hay tháng 3/2023 cập nhật mới nhất
*
Top 10 Công ty cung cấp suất ăn công nghiệp chất lượng tại Bình Dương
*
Top 5 Địa chỉ bán tré rơm Bình Định ngon nhất tại TP. HCM
*
Top 6 Bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh
*
Top 8 Trường cao đẳng đào tạo ngành Digital Marketing tốt nhất
Chủ đề liên quan

Khách quan đầy đủ chính xác

Là top 3 tiêu chí mà thibanglai.edu.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.