NGÀY 15/7: TÀU THỦY CHẠY BẰNG HƠI NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT, LỊCH SỬ TÀU THỦY

Phải thừa nhận rằng vương triều Nguyễn vào thời vua Minh Mạng, nước ta đã có được những năm gọi là hưng thịnh. Về mặt nội trị, loạn lạc trong nước liên tục xảy ra, nhưng với cải cách hành chánh toàn quốc, tập quyền trung ương… đã bảo đảm cho Minh Mạng đưa quân bảo hộ cả Lào lẫn Chân Lạp. Đất nước thời đó được người phương Tây nhìn nhận là một cường quốc trong khu vực, trong đó không thể không có bản lĩnh của chính vua Minh Mạng đem lại.

Bạn đang xem: Tàu thủy chạy bằng hơi nước

Ở đây ta thử xét đến việc Minh Mạng áp dụng kỷ thuật cơ khí Phương Tây, ông đã nhanh chóng cho đóng tàu chạy bằng máy hơi nước, cải tổ thủy quân. Trong tình thế thời bấy giờ, thủy – hải quân phải vững mạnh mới bảo đảm việc biên phòng. Xâu chuỗi các sự kiện mà bộ sử Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu ghi chép, xem lại Minh Mạng đã có những động thái nào về việc nầy. Kết quả thu lượm ra sao.

– “Tháng 3 năm 1834, Vua sai Hộ thành Binh mã Phó sứ là Trương Viết Soái chế ra xe “thủy hỏa ký tế”, nhờ sức nước chảy làm cho máy chạy”.

Có thể đây là loại máy giống như guồng xe nước mà trước đây thịnh hành ở Quảng Ngãi, nông dân dùng đưa nước sông lên ruộng. Vì sau đó thấy Minh Mạng lệnh cho các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định… tu bổ loại xe nầy, để giã thuốc súng.

– “Tháng 7 năm 1837, cho làm xe máy cũng chạy bằng sức nước dùng để cưa ván, máy bắt chước theo cách của Tây. Sau đó cho đặt máy tại thác Dài, làng Dương Hòa nơi Hữu trạch nguyên”.

Hữu trạch nguyên chắc đúng là vùng thượng lưu sông Hương ở Huế. Minh Mạng đã cho chế tạo máy móc chạy sức nước thay sức người để giã thuốc súng và cưa ván. Cưa ván để làm gì !? Có phải dùng để đóng tàu không !? Không thấy sách chép. Chỉ biết 2 năm sau đó, đích thân Vua ngự ra cầu Bến Ngự để duyệt xem tàu chạy bằng máy hơi nước vừa tự chế được. Từ đó có thể hình dung được những việc đó có mối liên quan với nhau.

– “Tháng 4 năm 1839, Ngài ngự chơi cầu Bến Ngự, xem thí nghiệm tàu máy hơi. Khi trước khiến sở Võ khố chế tạo tàu ấy, đem xe chở ra sông, giữa đàng vỡ nồi nước, máy không chạy. Người đốc công phải bị xiềng, quan bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Ngô Kim Lân vì cớ tâu không thiệt, đều bị bỏ ngục.

Bấy giờ cho chế tạo lại, các máy vận động lanh, thả xuống nước chạy mau. Ngài ban thưởng Giám đốc là Hoàng Văn Lịch, Võ Huy Trinh mỗi người một cái nhẫn pha lê độ vàng, một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn. Còn Đốc công và binh tượng được thưởng chung 1 nghìn quan tiền.

Ngài truyền rằng tàu nầy mua bên Tây cũng được, nhưng muốn khiến cho công tượng nước ta tập quen máy móc cho khéo, vậy nên chẳng kể lao phí”.

Qua đoạn sử chép trên, ta thấy việc thưởng phạt của Minh Mạng thể hiện mối quan tâm việc chế tạo tàu, áp dụng cộng nghệ phương Tây trong việc trang bị quốc phòng. Tiếc một điều là đến nay ta chưa rõ hình dáng, kích thước của tàu. Tàu bọc đồng hay toàn ván gỗ, mức sử dụng nhiên liệu, tải trọng là bao nhiêu. Binh tượng của sở Võ khố học nghề chế tạo ở đâu, hay là máy chạy bằng hơi nước phải mua của nước ngoài… Đó là những điều cần phải biết, để xác định nổ lực của quốc gia trong việc phòng nguy biến ngoại xâm.

Trước đó vào tháng Chạp năm 1836, đã xảy ra sự kiện một tàu chiến của Pháp vào đậu ở hòn Mỏ Diều thuộc Quảng Nam (phía Tây bán đảo Sơn Trà bây giờ). Vua khiến người ra hỏi, họ trả lời rằng tàu ở cảng Tu lông (Toulon) đi thao diễn đường biển đã hơn một năm, nay từ Mã Cao (Macao) trở về, xin ở lại đây một vài ngày để lấy củi. Nhưng sáng hôm sau tàu nầy bắn một phát súng lớn rồi rời bỏ đi. Đây là một dấu hiệu mà bất cứ lực lượng biên phòng nào cũng phải quan tâm, lo lắng. Huống gì tàu chiến của Tây phương thời đó, đối với Việt Nam khác nào con cá mập trước bầy cá lòng tong.

Vì tình thế ấy, cũng trong tháng 10 năm 1839 ấy, Minh Mạng có những động thái tiếp theo:

– “Cho chế tạo thêm một tàu lớn hơn, phí tổn 11 vạn quan tiền. Ngài truyền bộ Hộ rằng Ta muốn công tượng nước ta tập nghề máy móc, vậy nên không kể phí tổn”.

Xem thêm: Thay Màn Hình Xiaomi Redmi Note 3 Đà Nẵng, Xiaomi Redmi Note 3

Không chỉ bao nhiêu đó, lúc ấy Minh Mạng lập tức phái các sứ bộ :

– Trần Tú Đỉnh cùng Đào Trí Phú đi Giang Lưu Ba (Indonesia)

– Trần Bưu, Cao Hữu Tấn qua Tam Ba Răng (!?).

– Nguyễn Đức Long, Lê Bá Tú qua Tiểu Tây Dương (!?)

– Nguyễn Đãi Bản, Nguyễn Du, Lê Văn Thu, Đỗ Mậu Thường đi Hạ Châu (vùng Singapore và Malaca).

– Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường qua thẳng bên châu Âu.

Nhiệm vụ các sứ bộ gọi là ra ngoại dương làm việc công, mua đồ. Nhưng chắc chắn không ngoài mục đích mua tàu trang bị quốc phòng. Vì sau vào triều Thiệu Trị năm 1843, cũng phái bộ Đào Trí Phú đó, phải tiếp tục sứ mệnh là qua Singapore mua về chiếc tàu trị giá 28 vạn quan tiền, chuyến đi mà có Cao Bá Quát tháp tùng để ra công chuộc tội.

Năm 1839 Minh Mạng đã lo tự đóng tàu chạy bằng máy hơi nước, cũng tìm cách mua bổ sung tàu sản xuất từ nước ngoài. Mới trước đó một năm, vua cũng đã ban hành quốc hiệu là Đại Nam. Những việc nầy đã biểu hiện tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ của một quốc gia.

Minh Mạng mất năm 1840, tinh thần trên đặt lên vai vua Thiệu Trị. Nhưng việc giữ nước không chỉ tự lực tự cường, chỉnh đốn binh bị, còn phải cần có chính sách ngoại giao phù hợp, khoan sức dân, lo cho dân… mới huy động được sức mạnh của quốc gia.

Thiệu Trị, Tự Đức đã không đủ bản lĩnh. Dựa vào thiên triều nhà Thanh bên Tàu thì Đại Thanh lại đang bị Tây phương uy hiếp, bọn giặc Khách Tam Đường, rồi giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng từ bên đó thừa cơ tràn sang cướp phá mất tỉnh biên giới. Người dân trong nước thì như đang chìm trong cõi u minh. Tàu bè ngoại bang ra vô cảng biển quốc gia mà như đi vào chỗ không người, khiêu khích thăm dò… Rồi việc phải đến đã đến, ngày 01.9.1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Rigault De Genouilly, đã nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng, mở màn sự kiện đô hộ 100 năm nước Việt.

Những con tàu chạy bằng máy hơi nước của vua Minh Mạng, năm 1840 được vua đặt cho tên :

– Chiếc lớn gọi là Yên Phi

– Chiếc vừa gọi là Vân Phi

– Chiếc nhỏ gọi là Vũ Phi

Sau nầy Thiệu Trị mua thêm về chiếc Điện Phi vào năm 1843.

Những chiếc tàu nầy đã nói lên được nổ lực đáng ghi nhận của một vương triều, đã minh chứng cho việc trang bị vũ khí chẳng đủ để giữ nước trước tham vọng của ngoại bang.

John Fitch Tàu thủy hơi nước năm1790 Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Fitch

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió.Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào đầu thế kỷ 18 đã mang lại cho ngành Hàng Hải một sản phẩm chế tạo do các nhà phát minh và kỹ thuật, đó là máy hơi nước, một dụng cụ sinh ra động lực. Máy hơi nước đã được áp dụng vào thuật Hàng Hải và tầu thủy ra đời.1/ Các nhà phát minh đầu tiên.Vào khoảng năm 1700, Newcomen đã chế ra chiếc máy "không khí" nhưng loại máy này còn quá yếu và nặng nề, không thể áp dụng cho tầu thủy. Cũng vào thời kỳ này, Denis Papin đã tìm cách áp dụng phát minh về máy hơi nước của ông ta vào tầu thủy nhưng chiếc tầu làm mẫu của Papin bị các thủy thủ ganh tị phá vỡ vào năm 1707 và Denis Papin từ bỏ việc chế tạo.Chiếc máy hơi nước thực sự được James Watt chế ra vào khoảng năm 1770 và tại nước Pháp, nhiều người đã tìm cách áp dụng máy hơi nước vào việc chuyển vận trên mặt nước. Các Bá Tước Auxiron và Follenay đã làm các tầu thủy nhưng các con tầu này đều bị chìm trên giòng sông Seine, có thể do sự phá hoại của các thủy thủ thời đó, vì họ sợ bị thất nghiệp. Tới năm 1783, Bá Tước Jouffroy d'Abbans đã thành công trong việc đóng chiếc tầu thủy Pyroscaphe và cho tầu này chạy trên sông Saone trong 15 phút trước sự chứng kiến của hàng ngàn người quan sát. Bá Tước d'Abbans đã xin trợ giúp của chính phủ nhưng dự án bị Hàn Lâm Viện Pháp bác bỏ vì Viện đang tài trợ các thí nghiệm về khinh khí cầu của Montgolfier. Vì thế công trình nghiên cứu tầu thủy của Bá Tước d'Abbans phải bỏ dở.Cuộc nghiên cứu về cách chế tạo tầu thủy bị lãng quên tại nước Pháp thì tại Hoa Kỳ, phần lớn các nhà tiên phong về tầu thủy bắt đầu hoạt động vì quốc gia này gồm rất nhiều sông rộng, lại không có đường lộ và đường sắt. Máy hơi nước vào cuối thế kỷ 18 còn cồng kềnh và chưa hoàn hảo. Chưa ai có kiến thức gì về việc áp dụng động lực vào cách chuyển vận trên mặt nước. Các nhà phát minh chỉ hiểu biết về cách dùng buồm và lái.Hai người Mỹ đầu tiên được gán cho danh dự đã chế tạo các tầu thủy đầu tiên là James Rumsey và John Fitch. J. Rumsey đã cố gắng lắp một động cơ dùng hơi nước vào một chiếc thuyền vào năm 1786 nhưng chẳng may, Rumsey đã chọn phải một động cơ không thích hợp. Động cơ này hút nước ở trước tầu và nhả ra sau tầu. Sau nhiều lần thử thất bại, Rumsey sang nước Anh và tại nơi này, ông ta chế tạo một tầu thủy khác. Rumsey qua đời bất ngờ khiến cho công cuộc thí nghiệm bị chấm dứt dù cho về sau, trong chuyến chạy thử trên giòng sông Thames, chiếc tầu thủy của ông Rumsey đã chạy được với vận tốc 4 hải lý một giờ.Sau Rumsey, John Fitch mới đúng là nhà chế tạo tầu thủy đầu tiên. Chính vì cần tới các miền đất Viễn Tây mà Fitch tới Pennsylvania để học hỏi về máy hơi nước. Vào năm 1785, Fitch bắt đầu đóng một kiểu tầu thủy có guồng (paddle wheel) tại bên sườn tầu. Hai năm sau, nhà phát minh này lắp động cơ vào một chiếc thuyền dài 14 mét. Không biết vì sao, Fitch đã đổi ý và lại cho lắp các mái chèo thẳng đứng. Động cơ truyền sức mạnh vào hai bộ máy chèo, mỗi bộ gồm 6 chiếc, tại mỗi cạnh thuyền. Các mái chèo này lần lượt nhấc lên rồi cắm xuống, đẩy nước về phía sau. Mặc dù phương pháp này rất vụng về, lần thử trên sông vẫn mang lại thành công. Vào một buổi chiều tháng 8 năm 1787, con tầu đã vượt được khoảng cách 40 dậm với vận tốc 4 dậm một giờ.Fitch như vậy đã chiếm được địa vị độc tôn về đóng tầu thủy chạy trong các tiểu bang New Jersey, New York, Pennsylvania, Delaware và Virginia. Vì tin tưởng thành công nên Fitch trù tính đóng một chiếc tầu thủy lớn hơn, dài 18 mét và cũng chạy bằng hơi nước. Vào năm 1788, con tầu này được hạ thủy và cũng thành công trong việc chở 30 hành khách chạy trên hải trình từ Philadelphia tới Burlington. Trong khoảng thời gian này, tiền vốn của Fitch cạn dần trong khi dân chúng lại không quan tâm đến phát minh đó. Fitch cố gắng chế tạo con tầu thứ ba vào năm 1790. Chiếc tầu thủy này có nồi súp de tốt hơn và bộ máy đơn giản hơn, tầu đã di chuyển trên giòng sông Delaware và được các báo chí tại Philadelphia ca tụng. Mặc dù cách đẩy nước vụng về, con tầu này của Fitch đã thành công về cơ khí và đã di chuyển được hơn 2,000 dậm, chở cả hành khách lẫn hàng hóa.Khi sắc luật về bằng sáng chế được chấp thuận vào năm 1791, Fitch được cấp bằng phát minh về tầu thủy nhưng cũng loại bằng cấp này được cấp cho Rumsey và Stevens trong khi đó Fitch đứng đầu về tài năng. Mặc dù bất mãn và bị túng thiếu, Fitch vẫn tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ về tầu thủy. Tưởng rằng có thể thành công hơn tại nước Pháp, Fitch xuống tầu sang Pháp vào năm 1793. Tại nước Pháp và để chắc chắn, Fitch lại xin bằng phát minh về tầu thủy nhưng rồi vẫn gặp vận sui. Cuộc Cách Mạng Pháp đã cản trở các cuộc thí nghiệm của Fitch. Dù sao, Fitch cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về tầu thủy của xứ sở này. Fitch đã để lại các họa đồ vẽ tầu thủy cho viên Lãnh Sự Mỹ tại Paris rồi ông này đã cho một kỹ sư trẻ tuổi kiêm họa sĩ xem. Viên kỹ sư này tên là Robert Fulton. Trong lúc đó, Fitch trở lại Hoa Kỳ với sức khỏe mong manh. Nhà phát minh này đã cố gắng làm cho dân chúng quan tâm về sự chuyển vận của tầu thủy bằng cuộc triển lãm một con tầu nhỏ dùng động cơ hơi nước, nhưng dân chúng vẫn lãnh đạm. Fitch lui về Kentucky, trở nên mất trí rồi qua năm 1798, qua đời vì dùng quá liều thuốc phiện.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x