BS. Đỗ Thu Trang
PGĐ ph
F2;ng kh
E1;m BV ĐH Y cơ sở Cầu Giấy
SKĐS - Thời tiết thay đổi đột ngột nhất l
E0; giai đoạn giao m
F9;a, trẻ rất dễ mắc c
E1;c bệnh mũi họng.
Bạn đang xem: Rửa mũi đúng cách cho bé
Việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên giúp điều trị bệnh đồng thời phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Th
S. BS Đỗ Thu Trang - chuyên ngành TMH– BV ĐHY HN sẽ hướng dẫn các bước giúp các bậc cha mẹ biết vệ sinh và rửa mũi đúng cách cho con trẻ.
Tác dụng của rửa mũi đúng cách
Rửa mũi đúng cách giúp loai bỏ chất nhờn, dị vật, thức ăn, vi khuẩn, virus trong mũi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh.Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rửa mũi đúng cách, nếu rửa không đúng cách bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ bị sặc hoặc đẩy dịch lên tai gây viêm tai giữa.• Vật dụng rửa mũi có thể là 1 bơm tiêm tròn hoặc 1 bình có vòi chuyên dùng để vệ sinh mũi;• Có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa;
Rửa mũi đúng cách giúp loai bỏ chất nhờn, dị vật, thức ăn, vi khuẩn, virus trong mũi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Kỹ thuật rửa mũi thông thường gồm các bước sau:
1. Để trẻ trên gối cao hoặc nằm nghiêng trên mặt phẳng (giường, ghế làm thủ thuật) cho bé không bị sặc vào đường thở 2. Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã được làm ấm dung dịch rửa mũi. Đối với trẻ lớn và người lớn nên đứng để rửa mũi. Khirửa mũicần nghiêng người về phía bồn rửa một góc khoảng 45 độ, nghiêng đầu để nước muối có thể chảy từ mũi này sang mũi kia và xuống bồn rửa; 3. Đặt vòi của bình hoặc bơm tiêm, hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi. Từ từ xịt hoặc nhỏ,bơm nước muối vào mũi.Trong khi thực hiện thao tác này phải mở miệng để thở, không được thở bằng mũi 4. Khi nước muối đi vào từ mũi bên này sẽ chảy sang mũi bên kia và ra ngoài, nước muối có thể chảy vào trong miệng nhưng sẽ không ảnh hưởng.5. Sau khi nước muối từ mũi chảy ra ngoài, nên làm sạch lại mũi bằng cách xì mũi nhẹ. Tuyệt đối ko xì mạnh và ko cố gắng xì hết. Thực hiện tương tự với mũi bên kia. Sau khi rửa cả 2 bên mũi, vệ sinh dụng cụ xịt, rửa mũi và lau sạch, để nơi khô ráo, sạch sẽ.6. Có thể dùng máy hút mũi hoặc dây hút mũi có 1 đầu tròn đặt ở cửa mũi của trẻ để hút sau khi rửa hoặc lấy khăn xô mềm lau nước muối và dịch mũi chảy raNếu gặp khó khăn trong quá trình rửa mũi khi trẻ bị bệnh cần đưa ngay tới cơ sở y tế để thực hiện đúng quy trình tránh gây tổn thương và làm nặng bệnh cho trẻ .Đặc biệt không lạm dụng rửa và hút mũi quá nhiều gây teo niêm mạc mũi và tổn thương niêm mạc mũi.
Mời độc giả xem video đang được quan tâm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Một số bố mẹ sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như bóng hút mũi để rửa mũi cho trẻ và cảm thấy sản phẩm ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ sử dụng hơn so với ống bơm. Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
Rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mũi cho trẻ Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà. Nhờ người giữa bé ở tư thế này hoặc quấn lại bằng khăn, giữ tay bé 2 bên hông Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi bé. Buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào mẫu khăn giấy Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi cần được rửa nhiều lần để lấy sạch chất nhầy Lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé bằng khăn giấy Vệ sinh súc rửa và lau sạch bóng hút mũi bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng.3. Rửa mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dãi ở miệng và họng

Hút đờm dãi ở miệng và họng là phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một vài trường hợp như:
Nếu chất nhầy không thể lấy ra bằng ống xy-lanh hoặc máy hút Nếu trẻ nhỏ thở có âm thanh bất thường Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn Nếu trẻ gặp khó khăn khi đồng thời phải thở và ănBác sĩ sẻ đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào ly. Dùng một ống có kết nối với thiết bị hút hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, dùng công tắc để giữ nước lại. Sau đó, từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi nó chạm vào phần sau của cổ họng. Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống. Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống ra ngoài. Phương pháp này được tiến hành nhiều lần đến khi con thở dễ dàng hơn.
4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi
Đầu tiên, bạn hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm một khoảng thời gian. Phương rửa mũi cho trẻ sơ sinh này này có thể cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.
Xem thêm: Lịch Thi Đấu Chung Kết World Cup 2022, Lịch Thi Đấu Cup C1 Champions League Mới Nhất

Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước và dùng máy xông hơi. Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn. Đây cũng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất hiệu quả.
5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương
Khi trẻ sơ sinh bị khó thở, bạn hãy giúp bé bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Ngoài ra, không khí quá khô còn khiến đường hô hấp khó chịu. Do vậy, bạn nên chạy máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.
Câu hỏi thường gặp khi rửa mũi cho trẻ

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?
Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Đây là những băn khoăn phổ biến của các bậc phụ huynh.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp loại dịch tiết, bụi bẩn bên trong mũi để đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc còn non yếu và nhạy cảm của trẻ.
Do đó, bạn nên rửa mũi cho con yêu nếu:
Bé có hiện tượng khó thở do dịch nhầy gây nghẹt mũi Thở khò khè do chất nhầy Dịch mũi đặc quánh, không thể tự chảy Trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm…Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Bạn chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày. Không lạm dụng hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.
Có thể rửa mũi cho trẻ trong lúc tắm không?
Bạn có thể làm sạch mũi của bé trong thời gian tắm bằng cách nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Không nên chèn bất cứ vật gì vào lỗ mũi của bé để tránh bất kỳ tổn thương nào có thể xảy ra đối với vách mũi.
Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:
Không nên hút đờm dãi ở miệng và họng quá 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có. Đừng lo lắng nếu con hắt hơi trong quá trình rửa mũi, các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé. Trong trường hợp trẻ phản ứng mạnh, bạn hãy thử lại sau một thời gian. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút. Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà phòng hoặc nước ấm.