Nỗi Sợ Hãi Là Gì ? Dấu Hiệu Nhận Biết Sợ Hãi

Sự sợ hãi có thể trở thành kẻ thù số 1 đe dọa cuộc sống nếu tình trạng này kéo dài. Theo các chuyên gia, sợ hãi được biết đến như một cảm xúc tất yếu của chúng ta. Tuy nhiên, nó lại làm nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết sẽ cung cấp thêm các thông tin cũng như các cách giúp cải thiện nỗi sợ hãi.

Bạn đang xem: Nỗi sợ hãi là gì


Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên, mạnh mẽ và nguyên thủy của con người. Nó liên quan đến phản ứng sinh hóa phổ quát cũng như phản ứng cảm xúc cá nhân. Nỗi sợ hãi sẽ cảnh báo chúng ta về sự xuất hiện của nguy hiểm hoặc mối đe dọa có thể gây tổn hại, cho dù mối nguy hiểm đó là thể chất hay tâm lý.

Đôi khi, nỗi sợ hãi bắt nguồn từ những mối đe dọa thực sự nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ những mối nguy hiểm tưởng tượng. Sợ hãi cũng có thể là một triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, ám ảnh và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Sợ hãi bao gồm hai phản ứng chính đối với một số loại mối đe dọa được nhận thức: Sinh hóa và cảm xúc.

1.1. Phản ứng sinh hóa

Nỗi sợ hãi bắt nguồn từ đâu? Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên và là một cơ chế sinh tồn. Khi chúng ta đối mặt với một mối đe dọa được nhận thức, cơ thể chúng ta phản ứng theo những cách cụ thể. Các phản ứng thể chất đối với nỗi sợ hãi bao gồm đổ mồ hôi, nhịp tim tăng và mức adrenaline cao khiến chúng ta cực kỳ tỉnh táo.

Phản ứng vật lý này còn được gọi là phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy", tức là cơ thể bạn tự chuẩn bị để tham gia chiến đấu hoặc bỏ chạy. Phản ứng sinh hóa này có thể là một sự phát triển tiến hóa. Đó là một phản ứng tự động rất quan trọng đối với sự sống còn của chúng ta.

1.2. Phản ứng cảm xúc

Nỗi sợ hãi được cá nhân hóa rất cao thông qua phản ứng cảm xúc. Bởi vì nỗi sợ hãi liên quan đến một số phản ứng hóa học tương tự trong não của chúng ta mà những cảm xúc tích cực như hạnh phúc và phấn khích thực hiện. Cảm giác sợ hãi trong một số trường hợp nhất định có thể được coi là niềm vui, như khi bạn xem những bộ phim kinh dị.

Một số người thường tìm kiếm adrenaline có thể là những người đang phát triển mạnh trong các môn thể thao mạo hiểm và các tình huống hồi hộp gây sợ hãi khác. Những người khác có phản ứng tiêu cực với cảm giác sợ hãi thì thường tránh những tình huống gây sợ hãi bằng mọi giá.


Sự sợ hãi
Sự sợ hãi là phản ứng tự nhiên trước yếu tố gây đe dọa đến cá nhân

2. Các triệu chứng


Sự sợ hãi thường liên quan đến các triệu chứng cả về thể chất và cảm xúc. Mỗi người có thể trải qua nỗi sợ hãi khác nhau nhưng một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm: Tức ngực; ớn lạnh; khô miệng; buồn nôn; tim đập, loạn nhịp; hụt hơi; đổ mồ hôi; run sợ; bụng khó chịu,... Ngoài các triệu chứng sợ hãi về thể chất, mọi người có thể gặp các triệu chứng tâm lý như bị choáng ngợp, khó chịu, cảm thấy mất kiểm soát hoặc cảm giác sắp bị chết.


3. Nguyên nhân của sự sợ hãi


Nỗi sợ hãi vô cùng phức tạp. Một số nỗi sợ hãi có thể là kết quả của trải nghiệm hoặc chấn thương, hoặc cũng có thể đại diện cho nỗi sợ hãi hoàn toàn về một điều gì khác, chẳng hạn như mất kiểm soát. Tuy nhiên, những nỗi sợ hãi khác có thể xảy ra vì chúng gây ra các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như: Sợ độ có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt và đau bụng.

Một số yếu tố phổ biến gây nên sợ hãi bao gồm:

Một số đối tượng hoặc tình huống cụ thể, chẳng hạn như: Nhện, rắn, độ cao, bay,...Các sự kiện tương lai.Sự kiện tưởng tượng.Những nguy hiểm thực sự về môi trường.

4. Các kiểu sợ hãi


Một số dạng rối loạn lo âu có đặc trưng thường là sự sợ hãi bao gồm:

Chứng sợ đám đông.Rối loạn lo âu lan tỏa.Rối loạn hoảng sợ.Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).Rối loạn lo âu phân ly.Rối loạn lo âu xã hội.Ám ảnh cụ thể.

5. Chẩn đoán


Nếu bạn đang trải qua cảm giác sợ hãi dai dẳng và quá mức, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành khám sức khỏe toàn diện, đồng thời thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để đảm bảo rằng nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn không liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi các câu hỏi về các triệu chứng của bạn bao gồm thời gian bạn mắc phải, cường độ và các tình huống có xu hướng kích hoạt nỗi sợ hãi. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc một loại rối loạn lo âu nào đó, chẳng hạn như chứng ám ảnh sợ hãi.


Sự sợ hãi kéo dài
Nếu sự sợ hãi kéo dài dai dẳng thì có thể bạn đang gặp vấn đề như rối loạn lo âu

6. Điều trị


Tiếp xúc nhiều lần với những tình huống tương tự sẽ dẫn đến sự quen thuộc, điều này có thể làm giảm đáng kể phản ứng sợ hãi. Cách tiếp cận này tạo nên cơ sở của một số phương pháp điều trị ám ảnh, phụ thuộc vào việc từ từ giảm thiểu phản ứng sợ hãi bằng cách làm cho nỗi sợ hãi trở nên quen thuộc.

Các phương pháp điều trị trạng thái ám ảnh dựa trên tâm lý sợ hãi có xu hướng tập trung vào các kỹ thuật như: Giảm sự nhạy cảm một cách có hệ thống và phương pháp phơi nhiễm. Cả hai kỹ thuật đều hoạt động với phản ứng sinh lý và tâm lý của cơ thể bạn để giảm bớt sự sợ hãi.

Giảm sự nhạy cảm một cách có hệ thống:

Với quá trình giảm sự nhạy cảm có hệ thống, bạn sẽ dần dần được dẫn dắt qua một loạt các tình huống tiếp xúc. Nếu bạn sợ rắn, bạn có thể dành buổi đầu tiên để bác sĩ trị liệu giới thiệu về rắn. Trong các buổi tiếp theo, bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn bạn để bạn có thể xem được những hình ảnh về rắn, chơi với rắn đồ chơi và cuối cùng là đối mặt một con rắn sống. Những hoạt động này thường đi kèm với việc học và áp dụng các kỹ thuật đối phó mới để xử lý phản ứng sợ hãi.

Phương pháp phơi nhiễm:

Phương pháp phơi nhiễm dựa trên tiền đề rằng nỗi ám ảnh của bạn là một phản xạ có điều kiện và bạn cần phải quên nó đi. Bạn sẽ được tiếp xúc với một lượng lớn đối tượng gây sợ hãi hoặc các tình huống gây sợ hãi trong một thời gian dài ở một môi trường an toàn, được kiểm soát cho đến khi nỗi sợ hãi giảm bớt. Ví dụ, mặc dù bạn sợ máy bay, bạn vẫn phải đi máy bay.

Mục đích của phương pháp này là đưa bạn vượt qua sự lo lắng và hoảng sợ tiềm tàng đến một nơi mà bạn phải đương đầu với nỗi sợ hãi và cuối cùng, khiến bạn nhận ra rằng bạn vẫn ổn. Điều này có thể giúp củng cố phản ứng tích cực bên trong bạn (bạn nghĩ mình sẽ không gặp nguy hiểm) với một sự kiện mà trước đây bạn coi là đáng sợ (như là ở trên máy bay) và cuối cùng là đưa bạn vượt qua nỗi sợ hãi.


7. Đối đầu với nỗi sợ hãi


Bạn có thể thực hiện một số hoạt động để giúp bản thân tự đối đầu với nỗi sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày. Những chiến lược như vậy thường sẽ tập trung vào giải quyết các tác động thể chất, cảm xúc và hành vi của nỗi sợ hãi. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Nhận hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Những người thân (gia đình, bạn bè) xung quanh bạn có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác sợ hãi của mình.Thực hành chánh niệm. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn chặn một số cảm xúc nhất định nhưng giữ cho tâm vững vàng có thể giúp bạn giải quyết nỗi sợ và thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ hữu ích hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sợ hãi là tình trạng tâm lý mà rất nhiều người gặp phải nhưng hiếm ai hiểu được cặn kẽ sợ hãi là gì theo góc độ khoa học. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này nhưng không biết cách xử lý thì bài viết sau đây rất cần thiết với bạn đấy.

Xem thêm: Thành Phố Đà Lạt Xưa Và Nay Hết Hồn Kiểu Thu Vé Gửi Xe, Đà Lạt Xưa Và Nay


Sợ hãi kéo dài là một trong những vấn đề đe dọa đến cuộc sống bình thường của mỗi người, đặc biệt là về mặt tâm lý. Nếu không nhận diện kịp thời sợ hãi là gì và có cách cải thiện phù hợp thì không chỉ tâm lý mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không kém.

Sự sợ hãi là gì?

Theo nhiều nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, sự sợ hãi là một trong những cảm xúc nguyên thủy nhất của con người, là dấu hiệu tâm lý e ngại, lo lắng trước một điều gì đó. Việc xuất hiện sự sợ hãi có liên quan đến những phản ứng sinh hóa phổ quát ở con người, với sự kết hợp với phản ứng cảm xúc của mỗi cá nhân.

Nỗi sợ hãi xuất hiện khi bản thân một người cảm thấy bị đe dọa đến an toàn cá nhân, cảm nhận được sự nguy hiểm, cả về tinh thần và thể chất. Mặc dù mối nguy hiểm ấy không đáng sợ như tưởng tượng nhưng nỗi sợ hãi là do bản chất cá nhân mỗi người nên không thể đánh giá một cách chủ quan.


*

Sợ hãi là tình trạng tâm lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Ngoài xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, nỗi sợ hãi còn do cảm nhận được những mối nguy hiểm thực sự từ môi trường hoặc đối tượng xung quanh, hoặc do bản thân mỗi người tưởng tượng ra nỗi sợ hãi đó. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Ví dụ như bạn là người không thích các loài bò sát thì việc tưởng tượng hay suy nghĩ đến các loài như rắn, trăn,... cũng làm bạn cảm thấy sợ hãi.

Đồng thời, sự xuất hiện nỗi sợ hãi còn là do những vấn đề về mặt tinh thần, có thể liên quan đến bệnh lý thần kinh. Những chứng bệnh tâm lý dẫn đến sự sợ hãi như rối loạn hoảng sợ, rối loạn âu lo xã hội, ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương,...

Nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi là gì?

Ngoài tìm hiểu sợ hãi là gì thì nguyên nhân gây nên sự sợ hãi cũng là điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Theo nghiên cứu khoa học, nỗi sợ hãi ở con người xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, đó là:

Phản ứng sinh hóa của cơ thể

Nguyên nhân gây nên sợ hãi là gì? Sợ hãi là một trong những tình trạng cảm xúc tự nhiên, nguyên thủy nhất của con người, đây cũng nằm trong số những cơ chế sinh tồn tự nhiên. Khi con người phải đối mặt với những mối nguy hiểm hoặc đe dọa phía trước, sự nhận thức được kích hoạt và cơ thể phản ứng theo cách tự nhiên nhất, như một phản xạ tự nhiên.

Các phản ứng sinh hóa khi cơ thể cảm nhận nỗi sợ hãi bao gồm đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hơn, mức hormone adrenaline tăng cao hơn mức bình thường và sự sợ hãi xuất hiện.

Theo góc độ khoa học, phản ứng này của cơ thể còn được gọi là phản ứng “chiến đấu và bỏ chạy”, có nghĩa là cảm nhận thấy mối đe dọa, cơ thể sẽ tự có những phản ứng chuẩn bị cho việc chiến đấu hoặc chọn lựa phương án bỏ chạy. Đây là một phản ứng sinh hóa tự nhiên của cơ thể hình thành sau quá trình tiến hóa và cũng là phản xạ vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn và sống còn của loài người.


*

Sợ hãi khiến cơ thể kích thích sản sinh hormone adrenaline

Phản ứng cảm xúc

Nỗi sợ hãi do cá nhân hóa thường đáng sợ hơn rất nhiều so với nỗi sợ do phản ứng sinh hóa tự nhiên của cơ thể người. Bởi những nỗi sợ này mang tính cá thể cao hơn, hình thành trong quá trình phát triển và dựa nhiều vào môi trường giáo dục, sinh hoạt của mỗi người. Ví dụ như khi bé, bạn bị rắn cắn thì khi lớn lên, mỗi lần nhìn thấy hoặc tưởng tượng về loài động vật này đều có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng trong một vài trường hợp, nỗi sợ hãi có thể tạo được niềm vui cho con người, ví dụ như khi xem phim kinh dị. Những người muốn tìm kiếm hormone adrenaline thông qua những môn thể thao mạo hiểm hoặc các trò chơi kinh dị. Nhưng cũng có những trường hợp không đối mặt được với nỗi sợ hãi cá nhân nên khi cảm thấy bị đe dọa sẽ luôn tìm cách trốn tránh hoặc bỏ chạy khỏi nỗi sợ hãi.

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, sợ hãi còn gây ra bởi:

Một số tình huống nguy hiểm một cách cụ thể như tai nạn hoặc các loài động vật như nhện, gián, chuột, rắn,...Một số sự kiện quan trọng trong tương lai cũng dễ khiến con người nảy sinh cảm giác sợ hãi và muốn bỏ trốn.Sự kiện đáng sợ được tưởng tượng ra.Những mối nguy hiểm thực sự tồn tại trong không gian, thời gian xung quanh.

Các kiểu sợ hãi phổ biến nhất

Sợ hãi là gì? Sợ hãi có những kiểu nào? Thực tế cho thấy sự sợ hãi không cố định 1 kiểu mà có rất nhiều kiểm sợ hãi khác nhau. Bởi những vấn đề liên quan đến tâm lý con người thường tương đối phức tạp, vấn đề ở mỗi người là không hoàn toàn giống nhau.

Một số kiểu sợ hãi đặc trưng nhất có:

Chứng sợ hãi đám đông: Thường đến từ sự thiếu tự tin, dẫn đến khi đứng trước đám đông sẽ xảy ra những triệu chứng của sự sợ hãi. Chứng sợ đám đông có thể điều trị và cải thiện được thông quá quá trình điều trị cụ thể về mặt tâm lý.

Rối loạn lo âu lan tỏa: Luôn có cảm giác lo lắng không ngừng trước nhiều vấn đề. Chứng rối loạn lo âu lan tỏa là một vấn đề tâm lý phức tạp.

Rối loạn hoảng sợ: Người bệnh bị rối loạn hoảng sợ thường trong trạng thái âu lo, sợ hãi cực độ và hoảng loạn trước nhiều vấn đề với mức độ cực hạn, tần suất cao.


*

Rối loạn hoảng sợ là một dạng phổ biến của sự sợ hãi

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Là một trong những dạng sợ hãi phổ biến nhất, thường xuất hiện sau tai nạn hoặc cú sốc tâm lý.

Rối loạn lo âu phân ly: Là dạng sợ hãi xuất hiện khi người bệnh phải rời xa những thứ vốn đã rất quen thuộc, thường là người mẹ của mình. Biểu hiện khi bị rối loạn âu lo phân ly là sợ hãi, hoang mang và căng thẳng không ngừng.

Rối loạn âu lo xã hội: Là một dạng rối loạn tâm thần tương đối phổ biến mà người bệnh luôn có cảm giác sợ hãi, căng thẳng trước lời nhận xét, phê bình từ người khác về vấn đề của bản thân.

Ám ảnh cụ thể: Những nỗi sợ hình thành do những trải nghiệm cá nhân trước đó dẫn đến ám ảnh thời gian dài.

Như vậy, thắc mắc sợ hãi là gì đã được giải đáp qua những thông tin trên đây. Nếu nhận thấy bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái sợ hãi kéo dài dẫn đến tinh thần căng thẳng, bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị sớm nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.