Dịch vụ
Các khoa lâm sàng
Các khoa cận lâm sàng
Các khoa dự phòng
Chuyên khoa
Các khoa lâm sàng
Các khoa cận lâm sàng
Các khoa dự phòng
Văn bản pháp luật
Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức nhiều hay ít ở mi mắt. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn; ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Chích rạch là biện pháp mạnh tay nhất trong điều trị chắp lẹo. Đây là một tiểu phẫu ngoại khoa cần phải được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Bạn đang xem: Mổ chắp mắt có đau không
I. ĐẠI CƯƠNG
Chích chắp – lẹo là kỹ thuật lấy đi ổ chắp hoặc lẹo.
II. CHỈ ĐỊNH
Chích chắp và lẹo khi đã hình thành mủ và ổ viêm khu trú có điểm mủ trắng hoặc thành bọc như hạt đỗ dưới da mi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
-Chắp, lẹo đang sưng tấy.
-Những bệnh toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.
2. Phương tiện
-Bộ dụng cụ chích chắp.
-Thuốc: thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng sinh.
3. Người bệnh
-Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.
-Khai thác tiền sử đông máu. Tiền sử huyết áp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1 Vô cảmGây tê tại chỗ.
3.2 Kỹ thuật
-Sát khuẩn vùng chích bằng dung dịch betadin 5%.
-Dùng cặp cố định, cố định chắp. Chú ý vặn ốc vừa phải.
-Dùng dao lưỡi nhỏ rạch kết mạc ở vị trí chắp, nếu rạch ngoài đường rạch song song với bờ mi, nếu rạch trong đường rạch vuông góc với bờ mi.
-Nếu có bọc xơ tránh làm vỡ bọc chắp, dùng kéo cong nhọn phẫu tích lấy gọn chắp.
-Nếu vết rạch quá 5mm. Khâu 1-2 mũi.
-Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
-Băng mắt.
VI. THEO DÕI
-Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
-Hướng dẫn người bệnh thay băng sau 3 giờ. Tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Xem thêm: Cách làm cá viên cà ri hồng kông, cà ri cá viên, món ngon hong kong
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
-Chảy máu: băng ép.
-Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Tìm kiếm thông tin
Thông báo mới
Báo giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại năm 2022 – 2023
QĐ 2222 công bố công khai dự toán thu chi NSNN đầu năm 2023
Ngày hết hạn: Tải xuống
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Liên hệ
Trung tâm y tế huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc
Trung tâm y tế Huyện Yên Lạc với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, hệ thống máy móc tiên tiến, nhân viên y tế nhiệt tình.


Bản đồ
0211 3 836 468 0211 3 836 468 Nhắn tin Facebook Chat zalo
Giới thiệu
Dịch vụ
Các khoa lâm sàng
Các khoa cận lâm sàng
Các khoa dự phòng
Chuyên khoa
Các khoa lâm sàng
Các khoa cận lâm sàng
Các khoa dự phòng
Văn bản pháp luật
Chắp mắt là hiện tượng một u hạt xuất hiện ở mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc, cản trở tầm nhìn và gây khó chịu cho người gặp phải. Các chất bã ứ đọng sẽ xâm nhập nhập các vùng mô gần đó và làm viêm hạt cấp tính, thường bị nhầm lẫn với lẹo mắt (tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập).
Chắp mắt có rất nhiều dạng, có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng thường hay tái phát. Thông thường, các chắp mắt đều vô khuẩn nên dùng kháng sinh để chữa trị không mang lại hiệu quả, do đó, nhiều người chọn cách mổ chắp mắt. Phương pháp này liệu có đem lại hiệu quả? Mổ chắp mắt bao lâu thì khỏi? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chắp mắt là gì?
Chắp mắt là một vấn đề về mắt tương đối phổ biến, là một u hạt từ tuyến sụn mi bị bít tắc gây nổi cục ở mí mắt trên, các chất bẩn tích tụ xâm nhập vào những mô lân cận và làm viêm hạt mãn tính, đôi khi có thể khởi phát cấp tính hay âm ỉ. Thời gian đầy, chắp mắt có kích thước nhỏ, hơi ửng đỏ và mềm, qua vài ngày sẽ chuyển cứng hơn. Chắp mắt thường hay bị nhầm lẫn với mụt lẹo, cách phân biệt là lẹo thường xảy ra ở mép mí mắt và sưng đau còn chắp mắt sẽ nằm xa mí và không gây đau. Chắp mắt có nhiều dạng, có thể nằm bên ngoài, bên trong mi mắt hoặc đa chắp. Với dạng chắp mắt bên ngoài, biểu hiện là có nốt đỏ ở mi mắt, độ rắn, kích thước khoảng chừng hạt đậu; chắp mắt bên trong nằm trong mi mắt nên khó thấy hơn; với trường hợp đa chắp mắt, nhiều đầu chắp sẽ xuất hiện trên một hoặc hai mi, thậm chí cả hai bên mắt.

Chắp mắtlà một u hạt từ tuyến sụn mi bị bít tắc gây nổi cục ở mí mắt
Những triệu chứng và nguyên nhân chắp mắt
Thông thường sẽ có một số triệu chứng để bạn có thể nhận ra tình trạng mắt bị chắp:
Mí mắt sưng nhưng không đau, có lớp màng bao ngoài bề mặt mắt và kết mạc.
Bên trong mí mắt xuất hiện vùng màu xám hoặc đỏ.
Mắt cộm, khó chịu. Nhìn không rõ, mờ, hình ảnh bị méo mó.
Chắp mắt có thể hình thành bên ngoài hoặc bên trong mí mắt nhưng chỉ thường xuất hiện ở mí trên.
Chắp mắt xảy ra chủ yếu do tình trạng tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Ai cũng có khả năng gặp phải hiện tượng này, tuy nhiên chắp mắt thường xuất hiện ở những người bị viêm bờ mi, mắc các bệnh liên quan đến làn da như chàm, mụn trứng cá, viêm da tiết bã, hoặc từng mắc chắp mắt hay mụt lẹo trước đây. Chất dịch nhờn trong tuyến mi (meibum) của các đối tượng này thường đặc hơn, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn dễ xảy ra hơn.

Tình trạng chắp mắt thường xuất hiện ở những người bị viêm bờ mi
Bị chắp mắt có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp bị chắp mắt đều không dẫn đến vấn đề gì nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, các cục u mi mắt này có thể bị nhiễm trùng. Mặc dù khả năng này rất hiếm nhưng nếu nó xảy ra, tình trạng nhiễm trùng mắt có thể lây lan ra toàn bộ mí mắt và các vùng mô lân cận mắt. Khi đó, mí mắt sẽ ửng đỏ, sưng to, mắt đau nhức dữ dội, mở mắt khó khăn và có thể bị sốt. Biến chứng này được gọi là viêm mô tế bào bao quanh hốc mắt (orbital cellulitis), nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để được chữa trị đúng cách, hạn chế các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Chắp mắt có thể biến chứng thành viêm mô tế bào bao quanh hốc mắt
Mổ chắp mắt bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Thực tế, hầu hết các chắp mắt nhỏ đều có thể tự khỏi sau 2-8 tuần. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình này, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc chắp mắt ngay tại nhà dưới đây.
Chườm khăn ấm lên mắt. Sử dụng khăn ấm vừa phải đắp nhẹ lên mắt, nhiệt độ nóng sẽ tác dụng làm tuyến nhờn nở ra, giảm tình trạng tắc nghẽn giúp dịch mi thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Bạn nên chườm 10-25 phút mỗi lần với tần suất 3-5 lần/ ngày.
Đeo kính khi ra ngoài để tránh bụi bẩn xâm nhập vào chắp mắt gây nhiễm trùng.
Không nặn, ấn vào chắp mắt. Hạn chế trang điểm hay đeo kính áp tròng khi đang gặp tình trạng chắp mắt.
Trong trường hợp chắp mắt quá lớn hoặc vẫn không tự hết sau 2-8 tuần chăm sóc tại nhà, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ dẫn điều trị. Thông thường, phương pháp mổ chắp mắt sẽ được tiến hành. Về cơ bản, bác sĩ sẽ rạch một đường ở mí mắt để giúp dịch tuyến mi thoát ra ngoài. Trong quá trình mổ bạn sẽ được gây tê cục bộ nên sẽ không có cảm giác đau đớn, đồng thời cũng được tiêm steroid để giảm sưng sau khi mổ. Nếu không có hiện tượng bất thường gì xảy ra, mổ chắp mắt sẽ khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày. Biểu hiện là vị trí mổ chắp mắt không không còn sưng đỏ, đau nhức, miệng vết mổ khô, không chảy máu và khép kín lại hoàn toàn.

Ngườimổ chắp mắt sẽ khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày
Cách phòng ngừa tình trạng chắp mắt
Để ngăn ngừa hiện tượng chắp mắt xảy ra, gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của bạn, cách tốt nhất là giữ vệ sinh đôi mắt luôn được sạch sẽ bằng các biện pháp sau:
Rửa tay thường xuyên, đúng cách trước khi chạm lên mắt.
Không sử dụng các sản phẩm trang điểm như phấn mắt, mascara,... kém chất lượng, không rõ nguồn xuất xứ. Không sử dụng chung đồ trang điểm với người khác.
Chắp mắt thường không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng cảm giác cộm ngứa ở mắt cũng khiến người khó chịu và mất tự tin về vẻ bề ngoài của mình. Bài viết trên đây đã chia sẻ các phương pháp phòng tránh cũng như điều trị tình trạng chắp mắt hiệu quả, hy vọng bạn luôn giữ được sự khỏe mạnh, sáng ngời cho đôi mắt của mình!