Mất cảm giác thèm ăn - &ndash trung tâm y tế huyện nam sách

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội soi tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bạn đang xem: Mất cảm giác thèm ăn


Ăn không ngon miệng hay chán ăn là hiện tượng phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe. Vậy đâu là lý do gây ra tình trạng ăn không ngon miệng?


Thưởng thức nhiều món ngon là mong muốn của rất nhiều người, tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại có cảm giác ăn không ngon miệng hay chán ăn. Ngon miệng là cảm giác thèm ăn, còn ăn không ngon miệng là tình trạng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nó khiến cho bạn luôn thèm ăn, muốn ăn nhiều dù cơ thể đang đầy năng lượng. Vậy hiện tượng ăn không ngon miệng là do đầu và giải quyết vấn đề này như thế nào?


2. Nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng

Bia rượu
Uống nhiều rượu bia

Những người trưởng thành uống quá nhiều rượu bia cũng được xem là một nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không ngon miệng do khi say, người uống không để ý đến ăn uống, ói mửa nên khi tỉnh rượu không muốn ăn thêm bất cứ cái gì. Hơn nữa, khi uống quá nhiều bia rượu, gan không thể thực hiện chức năng thải độc của của nó, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và dự trữ thức ăn.

Điều kiện thời tiết quá nóng

Trời quá nóng nhất là vào thời điểm nắng nóng kỷ lục của mùa hè cũng gây ra tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn. Lý do là vì mất nước nên bạn cần tăng cường bổ sung thức ăn dạng lỏng để bù đắp cho bất cứ hao hụt nào thông qua việc đổ mồ hôi.

Stress hoặc chịu áp lực nặng nề

Căng thẳng có thể dẫn đến việc giải phóng hormone khiến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tuần hoàn thay đổi và còn làm suy giảm cả hệ tiêu hóa.

Gặp vấn đề dị ứng với gluten

Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc. Ở một số người mắc bệnh Celliac là bệnh không dung nạp được gluten nên dẫn đến tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng và có thể khiến bạn ăn không ngon miệng.

Có bệnh liên quan đến tuyến giáp

Tuyến giáp có nhiệm vụ sản sinh ra hormone để kiểm soát chức năng trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém, bạn sẽ ăn không ngon miệng, mệt mỏi, tăng cân và nhạy cảm với nhiệt độ thấp.

Nhiễm ký sinh trùng Giardia

Nhiễm trùng Giardia là do người bệnh uống nước bị nhiễm bẩn và có thể lây từ người này sang người khác. Đây là bệnh hiếm gặp của hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau co thắt, khó tiêu, buồn nôn, mệt mỏi và ăn không ngon miệng.

Bệnh về tuyến thượng thận

Người mắc bệnh giảm năng tuyến thượng thận (bệnh Addison) là bệnh hiếm gặp có ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Cơ thể bị thiếu hụt adrenaline – một loại hormone tiết ra khi con người sợ hãi, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không ngon. Bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn, khát nước liên tục.


“Thủ phạm” khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng
Người mắc bệnh về tuyến thượng thận gây ra tình trạng ăn không ngon.

Mắc bệnh về răng miệng

Những người gặp vấn đề về răng miệng như sử dụng răng giả, thường khó khăn khi nhai nuốt, ăn thức ăn nguội.

Sử dụng một số loại thuốc có thể khiến ăn không ngon miệng

Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư hay thuốc chống trầm cảm cũng ức chế cảm giác ăn ngon, khiến bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu bạn đang dùng thuốc và cân nặng giảm nhanh thì nên gặp bác sĩ ngay.

Nhiễm virus

Những người bị nhiễm trùng gan do virus như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E có thể là nguyên nhân gây ra chứng ăn không ngon miệng, có kèm cùng triệu chứng đau bụng, đau cơ, khớp, sốt cao và vàng da.


3. Cải thiện tình trạng ăn không ngon như thế nào?


Bổ sung thêm nhóm thực phẩm “xanh”

Rau xanh, hoa quả, cá biển,... là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, kẽm,... có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể, giúp kích thích vị giác. Điều đó cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, không bị đắng miệng và ăn ngon hơn.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bữa ăn được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp tiêu hóa nhanh hơn, tránh việc ăn quá no, thức ăn lâu tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đầy bụng, ợ hơi.

Bổ sung gừng trong bữa ăn

Uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng, kết hợp ăn một vài lát gừng trước khi ăn sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn nhờ tác dụng điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu của nó.


“Thủ phạm” khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng
Uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị có sẵn trong nhà bếp và có hiệu quả rất tốt để chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn.

Tía tô

Chế biến các món ăn có kèm tía tô cũng giúp chữa trị tình trạng ăn ngon miệng, chán ăn và còn giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, chữa cảm, sốt, sổ mũi,...

Xem thêm:

Một số lời khuyên để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ăn không ngon miệng để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Ăn thường xuyên và ăn nhiều hơn khi cảm thấy đói.Không uống quá nhiều nước trong khi ăn.Làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn bằng cách trang trí họa tiết và nhiều màu sắc.Luôn có đồ ăn nhẹ cho các bữa ăn nhẹ.Tập thể dục thường xuyên để kích thích cảm giác thèm ăn.

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy chán ăn sau vài ngày tự điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. Từ tình trạng sức khỏe cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.


“Thủ phạm” khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy chán ăn sau vài ngày tự điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kể rõ về tiền sử bệnh tật, tất cả loại thuốc nào bạn đang dùng cũng như chế độ ăn uống. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị tận gốc vấn đề sẽ khiến chứng chán ăn của bạn nhanh chóng biến mất.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cơ thể con người cần nguồn năng lượng thông qua chất dinh dưỡng trong thực phẩm chúng ta ăn. Nếu bạn không cảm thấy đói, điều đó có nghĩa là cơ chế ngon miệng không hoạt động tốt. Bỗng nhiên, một buổi sáng thức dậy, mặc dù bụng trống rỗng nhưng bạn lại không muốn ăn và cảm giác này kéo dài suốt cả ngày. Đôi khi, không cảm thấy đói là do ăn quá nhiều nhưng chán ăn còn là một triệu chứng của nhiều bệnh lý.

Hội chứng ruột kích thích

Một lý do làm mất cảm giác thèm ăn có thể là hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn cảm thấy đau ở bụng hoặc bị các vấn đề về đường ruột, bạn sẽ không muốn ăn gì. Chướng bụng và đầy hơi cũng ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Vì vậy, bạn nên tránh xa chất kích thích và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vấn đề về gan

Mất cảm giác ngon miệng trong nhiều ngày cùng với các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về gan. Bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra để loại trừ khả năng bị suy gan khi các triệu chứng trên kéo dài.

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm miệng có thể "giết chết" cảm giác thèm ăn bất cứ thứ gì. Khi bị nhiễm trùng nấm miệng, bạn không thể ăn hoặc cảm nhận hương vị thức ăn khiến bạn mất cảm giác thèm ăn.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Thiếu sắt hoặc vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, táo bón, chảy máu nướu.

Lo lắng, trầm cảm

Nếu bạn đang lo lắng về điều gì đó, nó có thể "giết chết" sự thèm ăn. Thư giãn hoặc cải thiện tâm trạng của bạn thông qua tập thể dục có thể làm giảm lo lắng và lấy lại cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy chán nản, stress cũng làm mất cảm giác thèm ăn với bất cứ thứ gì.

Chứng biếng ăn

Chứng biếng ăn cũng có thể là một nguyên nhân làm mất cảm giác thèm ăn. Nếu giảm cân nhanh, chán ăn kèm theo cảm giác đau có thể bạn đang mắc chứng biếng ăn.

Phản ứng phụ của thuốc

Nếu bạn đang dùng thuốc thì chán ăn có thể là phản ứng phụ của thuốc. Kháng sinh, morphine và hóa trị có thể làm thay đổi sự thèm ăn. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị ung thư cũng ảnh hưởng đến vị giác của bạn và điều này có thể khiến bạn không muốn ăn bất cứ thứ gì. Khi khối u phát triển, chúng có thể cản trở việc ăn uống. Điều này thường xảy ra với bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư buồng trứng.

Một số bệnh khác

Bệnh Alzheimer và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sự thèm ăn. Thậm chí suy tim cũng có thể làm mất cảm giác thèm ăn. Nếu bạn trên 65 tuổi và không muốn ăn bất cứ thứ gì thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời.


*
Ăn nhiều thịt có thể dẫn đến nguy cơ tử vong sớm

thibanglai.edu.vn - Nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí y học của Hiệp hội y khoa Mỹ (JAMA) đã chỉ ra rằng, ăn nhiều thịt có thể dẫn đến nguy cơ tử vong sớm.

*
Ăn nhiều rau làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường

thibanglai.edu.vn - Một nghiên cứu kéo dài hơn hai thập kỷ được đăng trên tạp chí y khoa PLOS của Mỹ đã chứng minh: Ăn nhiều rau hơn và ít thịt đi sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

*
Nhận diện thức ăn nhiều muối

thibanglai.edu.vn - Gia vị chứa muối có rất nhiều loại từ bột canh, hạt nêm, muối ớt, muối tiêu; gia vị chứa muối dạng lỏng gồm có nước mắm, xì dầu, tương, mắm tôm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x