Mẫu giáo án phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn, phát triển năng lực trong môn ngữ văn 8

Tác giả: Nguyễn Thị Nương - Nguyễn Thị Ngân Hoa (Đồng Chủ biên) - Đoàn Thị Thanh Huyền - Nguyễn Thị Mai Liên - Đặng Thị Hảo Tâm - Nguyễn Việt Hùng

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 4612/BGDĐT – GDTr
H về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.

Bạn đang xem: Giáo án phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn

Trên tinh thần này, việc biên soạn bộ sách Phát triển năng lực trong môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở là sự cụ thể hoá các bước xây dựng các bài học trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn cấp Trung học cơ sở theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực; bồi dưỡng các năng lực: giao tiếp, thẩm mĩ, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,... thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để học sinh thực hiện trong không gian trong lớp/ngoài lớp học, theo hình thức cá nhân/nhóm.

Các bài học trong bộ sách đều mang tính tích hợp, liên môn và góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Các hoạt động học tập trong mỗi bài đa dạng, được đánh số thứ tự (STT) liên tục từ đầu bài học đến cuối bài học và được tổ chức theo con đường hình thành kiến thức, định hướng sản phẩm để phát triển năng lực chung và đặc thù trong môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cấu trúc của bài học gồm 3 phần:

- Phần đầu gồm:

+ Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực được phát biểu theo các chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.

+ Các từ khoá thể hiện nội dung chính của bài, giúp học sinh dễ tra cứu, ghi nhớ, ôn tập các kiến thức.

- Phần Hoạt động học tập gồm các mục cụ thể:

+ Mục Đọc - hiểu văn bản là trọng tâm của bài học gồm hệ thống các hoạt động liên kết chặt chẽ với các văn bản trong SGK Ngữ văn. Mỗi hoạt động đều được đánh số và tăng dần mức độ nhận thức từ nhận biết, phân tích đặc điểm đến hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của văn bản. Từ đó học sinh vận dụng để giải quyết các vấn đề trong các mục Thực hành Tiếng Việt, Thực hành làm văn và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo. Mỗi hoạt động đều có không gian/gợi ý không gian để học sinh thực hiện.

+ Mục Thực hành Tiếng Việt và Thực hành làm văn bao gồm các hoạt động học giúp học sinh thông qua việc chiếm lĩnh kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn hình thành các năng lực: tạo lập ngôn ngữ cho cá nhân, phản biện, giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ,...

- Phần Hoạt động mở rộng:

Bao gồm các mục Luyện tập, Tìm tòi/Mở rộng (xuất hiện linh hoạt tuỳ nội dung bài học cụ thể) giúp học sinh ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức, nâng cao năng lực cho học sinh. Phần này cũng góp phần phân loại học sinh. Học sinh khá, giỏi có thể thực hiện hết các hoạt động trong các giờ học trên lớp hoặc học sinh có thể tự thành lập các nhóm để thực hiện những dự án học tập, nhiệm vụ học tập mở rộng ở nhà.

Do từng bài học được thiết kế chi tiết thành các hoạt động, nên giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu học sinh làm trước một phần ở nhà để đến lớp dành thời gian trao đổi, thảo luận mở rộng, đào sâu kiến thức về các vấn đề được đặt ra trong bài học. Qua các hoạt động học sinh thực hiện, giáo viên hoặc phụ huynh có thể xác định được những năng lực mà con em mình còn thiếu, còn yếu để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

Bộ sách là tài liệu để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục so sánh, đối chiếu, đánh giá giữa cách tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở định hướng hoạt động dạy học trong nhà trường, góp phần kết nối giữa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với Chương trình giáo dục phổ thông mới trong cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Trong sách có sử dụng một số hình ảnh trên Internet, nhóm tác giả chân thành cảm ơn tác giả của những hình ảnh này và các cá nhân có mặt trong bức ảnh.

Với mong muốn bộ sách ngày càng hoàn thiện trong những lần xuất bản tiếp theo, chúng tôi xin trân trọng đón nhận các ý kiến đóng góp cho bộ sách từ các thầy/cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh và bạn đọc gần xa. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

PHÒNG BIÊN TẬP NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ MĨ THUẬT

Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thân tặng các thầy cô bộ giáo án Văn 6,7,8,9 theo định hướng phát triển năng lực.Bộ giáo án Văn được Tư liệu Ngữ văn tham khảo từ thuvienhoclieu.com. Vì là giáo án Văn tham khảo nên còn một số bài mục tiêu chưa trình bày đúng, hoạt động chưa thực sự đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, vẫn hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô.

BỘ GIÁO ÁN Văn 6,7,8,9 theo định hướng phát triển năng lực

3. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 7 HOC KÌ I THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.

4. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 7 HOC KÌ II THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.

5. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 8 HOC KÌ I THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.

6. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 8 HOC KÌ II THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.

7. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 9 HOC KÌ I THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.

8. BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 9 HOC KÌ II THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.


Tham khảo thêm


Tổng hợp giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 học kì 2


Bộ đề thi Ngữ văn 7 học kì 1 theo cấu trúc mới


Phân tích văn bản Ngữ văn 9 kì II – Ôn thi vào 10 môn Ngữ văn


Tuần 1

Tiết 1- Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

MỤC TIÊU :Kiến thức: Học sinh : – Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.Kĩ năng: HS : – Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo gương
Bác.

Xem thêm: Những Dòng Stt Kỉ Niệm 1 Năm Yêu Nhau Viết Gì, Status, Stt Kỉ Niệm 1 Năm Yêu Nhau Hay Nhất

Phẩm chất – năng lực:Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.CHUẨN BỊ

Thầy:

Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu

+ Văn – Văn: Văn bản ” Đức tính giản dị của Bác Hồ ”

+ Văn – Tập làm văn: văn nghị luận

Trò:– Soạn bài
Đọc lại văn bản ” Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, sưu tầm những tài liệu viết về Bác.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm…Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.Hoạt động khởi động :Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Bài soạn)Vào bài mới

GV giới thiệu ( … ) Chiếu đoạn clip về hình ảnh HCM

Những mẫu chuyện trong cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mà mỗi chúng ta phải học tập. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.

Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và tròNội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc , tìm hiểu chung

* PP : gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật

I. Đọc – tìm hiểu chung
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não GV : Giới thiệu vài nét về tác giả.

? Văn bản được trích trong tác phẩm nào ?

? Theo em vb này cần được đọc với giọng đọc ntn ?

GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu
Gọi 2 HS đọc
Yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét
GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ : phong cách , truân chuyên, uyên thâm.

? Bài viết trên thuộc kiểu loại văn bản nào ?

? Chủ đề chính của vb?

? Để giúp người đọc hiểu rõ nội dung đó tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào.?

? Văn bản được chia làm mấy phần. Nêu rõ giới hạn và nội dung từng phần?

Hoạt động 2 : Phân tích

* Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm…

* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.

-Yêu cầu HS chú ý phần 1

? Em biết danh hiệu cao quý nào của Hồ Chí Minh về văn hoá ?

? Quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh gắn với một cuộc đời như thế nào ?

? Trong cuộc đời ấy, vốn tri thức văn hoá của Bác được thể hiện ra sao ?

? Tìm những câu văn nêu bật quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh ?

Tác giả : Lê Anh Trà
Tác phẩm

a, Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ

– Vb được trích trong HCM và văn hóa Việt Nam ( 1990)

b, Đọc, tìm hiểu chú thích

– Giọng đọc: Nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện rõ niềm tự hào về Bác…

– Chú thích (sgk)

Kiểu loại văn bản nhật dụng

– Chủ đề: Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

d, PTBĐ : Nghị luận + tự sự, biểu cảm.

Bố cục

+ Phần 1 ( Đoạn 1 ): Quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.

+ Phần 2 ( Đoạn 2,3,4 ): Lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Phân tích

1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.

Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hoá thế giới (UNEECO-1990)

*

* Con đường hình thành phong cách vh của Bác

– Quá trình ấy gắn với cuộc đời đi tìm đường cứu nước đầy ” truân chuyên ”

-Người tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng (phương Đông, phương Tây)

– ” Trên những … châu Mĩ ”

– ” Người đã từng sống… Anh ”

? Tác giả đã sử dụng bpnt nào qua các chi tiết trên ?

? Qua đó em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?

– GV: giảng và cung cấp tư liệu về cuộc đời HCM trong quá trình người tìm đường cứu nước.

– Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi

? Cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Và đây là cách tiếp thu ntn?

– GV gọi HS trình bày, NX

– GV; giảng

? Cách lập luận của tg ở đoạn văn trên?

– GV sử dụng kĩ thuật động não

? Qua đv trên, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của HCM?

? Điều này có ý nghĩa như thế nào với quá trình hội nhập của chúng ta?

– GV khái quát

– ” Người nói … nghề ”

-” Có thể nói … Hồ Chí Minh ”

– ” Đến đâu … uyên thâm ”

+ NT: kể xen lẫn bình luận, so sánh

-> Bác là người đi nhiều, biết nhiều, có nhu cầu cao về văn hoá, am hiểu văn hóa thế giới uyên thâm . Người có vốn văn hóa sâu rộng.

* Cách tiếp thu văn hóa của Bác:

– Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực

->Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.

– Những ảnh hưởng quốc tế…nhào nặn với gốc vh dân tộc không gì lay chuyển được

->Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững giá trị vh dân tộc.

+Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa bình luận, kể.

=> Một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Chúng ta có định hướng đúng đắn, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại.Hoạt động luyện tập:

? Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh sâu rộng nh thế nào?

?
Cách lập luận của tg có gì đặc biệt?

Hoạt động vận dụng:Em học tập được ở Bác cách tiếp thu tri thức,văn hóa của nhân loại như thế nào?Hoạt động tìm tòi, mở rộng:Sưu tầm 1 số tài liệu về quá trình tự học , tiếp nhận tri thức của Bác.Học bài cũ

– Soạn tiếp phần 2 ( Câu hỏi 2,3,4 – SGK )

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.