Hàn Quốc là một đất nước rất truyền thống. Chính vì thế, vấn đề đồng tính vẫn luôn gặp phải sự phản đối, kỳ thị của nhiều người, đặc biệt là các thế hệ trước
Tuy nhiên, quan điểm về vấn đề đồng tính đang dần thay đổi. Điều đó khiến dòng phim đồng tính Hàn Quốc ngày càng được khán giả đón nhận và được giới chuyên môn công nhận. Các loạt phim xoay quanh những cặp đồng tính không còn là nội dung dành riêng cho cộng đồng LGBT mà có thể được nhiều khán giả yêu thích hơn.
Bạn đang xem: Nỗi khổ của cộng đồng lgbt ở hàn quốc: bị xem như dân thứ cấp, không dám sống đúng với giới tính vì đâu đâu cũng kỳ thị
Nắm bắt được sự thay đổi tư tưởng cũng như nhu cầu giải trí mới lạ của khán giả, các nhà làm phim Hàn Quốc đã cho ra đời nhiều tác phẩm thuộc dòng phim này. Trong số đó, những bộ phim đồng tính Hàn Quốc dưới đây tạo được ấn tượng mạnh mẽ nhất. Mời bạn cùng xem nhé!
1. Phim đồng tính Hàn Quốc: Thám tử giày gót nhọn – Man on High Heels (2014)
Các nhà làm phim không chỉ khai thác đề tài đồng tình ở khía cạnh tình yêu, tình dục. Họ còn nói lên vấn đề người đồng tính bị kỳ thị, gặp phải khó khăn cũng như đau đớn dằn vặt khi muốn được sống thật với giới tính của mình. Thám tử giày gót nhọn là một trong những bộ phim khai thác khía cạnh này.
Thám tử giày gót nhọn là phim hành động, hài kịch đen của biên kịch kiêm đạo diễn Jang Jin. Chuyện phim xoay quanh Yoon Ji Wook (Cha Seung Won), một cảnh sát chuyên điều tra các vụ án mạng. Ji Wook là một cảnh sát tài năng. Anh đã phá giải được nhiều vụ án hóc búa. Đồng nghiệp kính nể Ji Wook, trong khi giới tội phạm phải nhìn anh dè chừng.
Thế nhưng, ít ai biết đằng sau vẻ ngoài nam tính và thô ráp ấy, Ji Wook lại khao khát được sống như một phụ nữ. Anh càng cố gắng đè nén, xóa bỏ nhu cầu ấy, khát vọng lại càng bùng lên mạnh mẽ, cháy bỏng.
2. Cô bé nhà bên – A Girl at My Door (2014)

Cô bé nhà bên thuộc thể loại tâm lý hình sự, bạo lực trẻ em, đồng tính nữ. Chuyện phim xoay quanh Young Nam (Bae Doona), một sinh viên tốt nghiệp đầy triển vọng của học viện cảnh sát. Cô bị chuyển đến công tác tại một ngôi làng nhỏ ven biển.
Vào ngày đầu tiên đến đây, Young Nam chạm trán với Do Hee (Kim Sae Ron), một cô gái sống trong thị trấn. Sau đó, Young Nam biết được Do Hee bị người cha dượng bạo hành. Nữ cảnh sát trẻ là người duy nhất dám đứng lên bảo vệ Do Hee.
Mọi chuyện sẽ không có gì nếu mọi người không phát hiện ra Young Nam là người đồng tính nữ. Họ bàn tán, kinh miệt cô là người bệnh hoạn. Thế nhưng, Young Nam và Do Hee vẫn cố gắng nương tựa vào nhau, vượt qua khó khăn để tìm lại công lý cho bản thân.
3. Chuyến bay đêm – Night Light (2014)
Chuyến bay đêm kể về ba thiếu niên với những cuộc sống, tính cách khác nhau. Yong Joo (Kwak Si Yang) là một học sinh ưu tú, luôn cố gắng đạt thành tích tốt để vào Đại học Quốc gia Seoul. Bản thân cậu cũng luôn phải che giấu việc mình là người đồng tính. Ki Woong (Lee Jae Joon) là học sinh cá biệt, giỏi đánh đấm. Còn Ki Taek (Choi Jun Ha) là một người lầm lì, lập dị và luôn bị bắt nạt tại trường.
Cả ba từng là bạn bè thân thiết. Thế nhưng khi Ki Woong và Yong Joo trở nên thân thiết hơn thì mọi chuyện bắt đầu phức tạp. Ki Taek phát hiện ra Yong Joo là người đồng tính. Cậu phản bội người bạn thân của mình bằng cách tiết lộ cho mọi người rằng Yong Joo yêu Ki Woong suốt nhiều năm qua, kì thị Yong Joo…
4. Phim đồng tính nữ Hàn Quốc hay nhất: Người hầu gái – The Handmaiden (2016)

Người hầu gái là một bộ phim điện ảnh tâm lý về đề tài đồng tính nữ, tình dục, khiêu dâm gắn mác 18+ của đạo diễn Park Chan Wook. Phim có sự tham gia của diễn viên Kim Min Hee, Ha Jung Woo, Cho Jin Woong và Kim Tae Ri. Đây là một trong những bộ phim đồng tính Hàn Quốc được đánh giá rất cao. Phim đã được lựa chọn để tham gia tranh cử giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2016.
Người hầu gái được chuyển thể dựa trên cuốn tiểu thuyết Fingersmith của nhà văn người xứ Wales, Sarah Waters. Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của một trùm lừa đảo người Triều Tiên (Ha Jung Woo đóng). Anh ta đội lốt quý tộc Nhật Bản dưới danh hiệu bá tước Fujiwara. Anh ta muốn tiếp cận tiểu thư Hideko (Kim Min Hee), nữ quý tộc người Nhật, với mục đích chiếm đoạt khối tài sản khổng lồ mà cô được thừa kế.
Để thực hiện mưu đồ, Fujiwara thuê Sook Hee (Kim Tae Ri đóng), một nữ đạo chích mồ côi làm hầu gái cho Hideko. Anh ta muốn Sook Hee hỗ trợ lấy lòng tiểu thư bằng cách nói tốt về hắn khiến cô xiêu lòng và chấp nhận lời cầu hôn. Thế nhưng, Fujiwara không thể ngờ Sook Hee và Hideko lại phải lòng nhau.
5. Phim đồng tính Hàn Quốc: Giao mùa – In Between Seasons (2018)

Giao mùa xoay quanh câu chuyện của Mi Kyung (Bae Jong Ok thủ vai), một bà mẹ đơn thân. Cô ly hôn chồng và một mình nuôi dưỡng Soo Hyun (Ji Yoon Ho đóng). Hai mẹ con vui vẻ qua ngày cho tới khi Soo Hyun bất ngờ gặp tai nạn khi đang đi du lịch cùng người bạn Yong Joon (Lee Won Keun).
Tai nạn khiến Soo Hyun trở thành người thực vật trong khi Yong Joon chỉ bị thương ở chân. Mi Kyung càng đau khổ hơn khi phát hiện ra nguyên nhân khiến con bị tai nạn là do đang “thể hiện tình cảm” với Yong Joon ở trên xe. Điều đó khiến cô coi Yong Joon như kẻ thù.
Cả Mi Kyung lẫn Yong Joon đều vô cùng đau khổ. Thế nhưng, mặc sự oán hận của Mi Kyung, Yong Joon vẫn ngày ngày đến chăm sóc cho Soo Hyun. Dần dần, điều đó đã lay động trái tim của Mi Kyung.
6. Sắc màu vội vã – Color Rush (2020)
Sắc màu vội vã được chuyển thể từ tiểu thuyết mạng cùng tên. Phim thu hút khán giả bởi nội dung mới lạ chưa từng được khai thác. Ngoài ra, phim còn gây ấn tượng cực mạnh nhờ “visual” bắt mắt từ diễn viên đến hiệu ứng màu sắc.
Chuyện phim kể về Choi Yeon Woo (Yoo Jun đóng), một người mù màu đơn sắc. Mẹ của Yeon Woo mất tích một cách bí ẩn suốt sáu năm, khiến cậu cùng người dì luôn mải miết tìm kiếm tung tích. Thế giới của Yeon Woo chìm trong ánh sáng xám.
Xem thêm: Học Tiếng Nhật Với Những Cách Phát Âm Chuẩn Tiếng Nhật Chuẩn Như “Người Bản Xứ”
Thế nhưng lúc anh gặp Yoo Han (Hur Hyun Jun), mọi thứ lại thay đổi. Yeon Woo bỗng nhiên nhìn thấy màu sắc đẹp với những trải nghiệm mãnh liệt. Sự rực rỡ của một thế giới tràn ngập sắc màu mà Yoo Han mang lại đã vô thức khiến Yeon Woo ngày càng đắm chìm. Nhờ sự trợ giúp đỡ của Yoo Han, Yeon Woo cũng dần phát hiện nhiều bí ẩn đằng sau vụ mất tích của mẹ mình.
7. Phim đồng tính Hàn Quốc: Gửi đến ngôi sao của anh – To My Star (2020)

Gửi đến ngôi sao của anh là một trong những bộ phim đồng tính Hàn Quốc hay nhất năm 2020, với lượt rating vượt trội.
Chuyện phim kể về Kang Seo Joon (Son Woo Hyun), một nam diễn viên nổi tiếng “đi chệch khỏi con đường truyền thống”. Sự nghiệp của anh hiện đang xuống dốc do dính phải bê bối bạo lực. Để làm dịu dư luận, dưới sự sắp xếp của công ty, vô tình Seo Joon và Ji Woo (Kim Kang Min) trở thành bạn chung nhà.
Ji Woo là chàng đầu bếp điển trai, không muốn đi chệch khỏi “con đường thẳng”. Vì tính cách và lối sống hoàn toàn khác biệt, nên cả hai luôn đối chọi nhau. Thế nhưng, sự khác biệt ấy lại như hai thỏi nam châm đối cực ngày càng hút nhau.
8. Xin chào Dracula – Hello Dracula (2020)

Xin chào Dracula là một bộ phim đồng tính Hàn Quốc ngắn tập lấy chủ đề về đồng tính nữ (bách hợp). Mặc dù là lấy chủ đề về đồng tính, nhưng phim lại liên quan đến cuộc đấu tranh giữa các thành viên trong gia đình và cách họ giải quyết mâu thuẫn. Điều này khiến cho bộ phim càng thêm hấp dẫn. Khán giả cũng phần nào thấu hiểu hơn về tình cảm cùng nỗi lòng của những người thuộc giới tính thứ ba.
Chuyện phim xoay quanh Anna (Seo Hyun thủ vai), một giáo viên tiểu học. Cô là một giáo viên tốt bụng và chu đáo. Tuy vậy, cô cũng có những vết thương lòng mình. Anna chưa từng sống cuộc đời mình mong muốn vì luôn phải cố gắng đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của mẹ. Cô luôn giữ kín bí mật về con người thật của mình với mẹ.
Thế rồi, thế giới của Anna hoàn toàn sụp đổ khi người bạn gái cô yêu thương nhất suốt tám năm nói lời chia tay. Đau khổ, tuyệt vọng, Anna đã quyết định chia sẻ với mẹ về cảm xúc thật của mình.
9. Hôn lễ của chàng học giả – Nobleman Ryu’s Wedding (2021)

Hôn lễ của chàng học giả là một bộ phim thuộc thể loại cổ trang, lấy chủ đề về đồng tính nam. Sự kết hợp mới lạ giữa yếu tố cổ đại với tư tưởng đam mỹ hiện đại trong bộ phim này thu hút đông đảo khán giả xem phim.
Chuyện phim đồng tính Hàn Quốc Hôn lễ của chàng học giả xoay quanh cuộc hôn nhân éo le với nhiều pha tấu hài giữa Ryu Ho Sun (Kang In Soo) và Choi Ki Hwan (Lee Se Jin).
Vốn dĩ người mà chàng học giả Ho Seon cưới là khuê nữ Choi Hwa Jin, chị gái của Ki Hwan. Thế nhưng vì không chấp nhận cưới người mình không yêu, Choi Hwa Jin đã bỏ trốn ngay trước hôn lễ.
Để không ảnh hưởng đến thể diện của gia đình, Choi Ki Hwan buộc phải cải trang thành cô dâu thay chị gái “lấy chồng”. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, Ho Seon và Ki Hwan dần dần nảy sinh tình cảm với nhau.
10. Phim đồng tính Hàn Quốc: Lỗi logic – Semantic Error (2022)

Lỗi logic là bộ phim đứng đầu bảng xếp hạng trong 8 tuần sau khi ra mắt vào tháng 2-2022. Bộ phim về tình yêu đồng tính nam (đam mỹ) này gồm 8 tập, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Lỗi logic thu hút đông đảo khán giả, bao gồm cả những người không thuộc về cộng đồng LGBT. Đó là vì câu chuyện phim khá độc đáo và các nhân vật rất mới mẻ so với những bộ phim hài lãng mạn khác.
Nội dung phim kể về hai nam sinh viên đại học yêu nhau sau khi cùng thực hiện dự án của nhóm. Đó là Chu Sang Woo (Park Jae Chan), một sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính cơ sở.
Chàng trai còn lại là Jang Jae Young (Park Seo Ham), một sinh viên năm cuối khá nổi tiếng ở trường. Thời gian đầu, cả hai đã có những xích mích, hiểu lầm gay gắt. Đến khi cảm thấy mình cảm mến đối phương, họ cũng không dám thừa nhận tình cảm này. Chỉ đến khi cảm thấy đối phương sắp rời xa mình, họ mới chịu thổ lộ lòng mình và đến với nhau.
Trên đây là 10 bộ phim đồng tình Hàn Quốc hay mà Bazaar Việt Nam muốn giới thiệu đến bạn. Hãy thử xem những bộ phim này, để thấu hiểu hơn về tâm tư tình cảm của một bộ phận không nhỏ những người LGBT nhé!
Hàn Quốc được biết đến không chỉ là một quốc gia với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc mà còn là một quốc gia với nền văn hóa độc...

Hàn Quốc được biết đến không chỉ là một quốc gia với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc mà còn là một quốc gia với nền văn hóa độc đáo với sự lan truyền của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc vô cùng nổi bật (한류). Tuy nhiên có lẽ ít có báo chí nào nói tới các vấn đề luyên quan đến cộng đồng LGBTQ+ ở tại Hàn Quốc. Vì vậy ngày hôm nay mình sẽ tóm tắt một số điểm chính của cộng đồng LGBTQ+ ở Hàn Quốc đến với mọi người sau một thời gian sinh sống và học tập tại Hàn Quốc:
Mặc dù được công nhận là một quốc gia phát triền về mặt kinh tế tuy nhiên văn hóa của Hàn Quốc vẫn còn nhiều điểm giữ lại rất nhiều những nét lâu đời cũng như những suy nghĩ "chưa mới". Cụ thể ở tại Hàn Quốc, vấn đề đồng tính vẫn còn được xem là nhạy cảm và khó nói ra. Điều này mình đã thấy được rất rõ khi mình được sinh sống cả hai quốc gia: Việt Nam và Hàn Quốc. Thậm chí đến với những người trẻ tư duy "cởi mở" nhưng họ vẫn rất khó để nói đến vấn đề này chứ đừng nói đến những người lớn tuổi hơn. Mình từng tham gia một câu lạc bộ queer ở trong trường (ở Hàn người ta ít gọi là LGBTQ+ mà chỉ gộp chung thành chữ queer thôi) tuy nhiên trước khi vào mình được yêu cầu phải tạo một danh tính trong câu lạc bộ và tuyệt đối không được công khai các thành viên của câu lạc bộ ra. Mỗi buổi họp trong câu lạc bộ thì đều được thực hiện ở trong một app kín nhằm giúp đỡ để ẩn biệt danh của mọi người trong câu lạc bộ. Điều này cũng đủ cho bạn hiểu về sự nhạy cảm của các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ tại Hàn.
Mặc dù ở Hàn Quốc, văn hóa vẫn còn giới hạn những sự thể hiện trong các tình yêu đồng giới tuy nhiên một điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều youtuber là người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Họ còn có thể công khai luôn người yêu của họ trên các trang mạng xã hội lớn. Có thể nói rằng họ đang"vượt lên" những định kiến để khẳng định mình và thường họ cũng nhận được những comment tích cực của người Hàn (đương nhiên là cũng có những comment tiêu cực nhưng số này tương đối ít)
Mình đã thử tải 4 apps hẹn hò (Tinder, Blued, Jack"s D và Grinder) để thử tìm một đối tượng hẹn hò. Điều khiến cho mình vô cùng bất ngờ là cộng đồng LGBTQ+ "ẩn danh" ở Hàn là vô cùng nhiều. Mình đã từng rất shock khi người ngay cạnh phòng mình cũng là một người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Bản thân người đồng tính ở Hàn khá cô đơn và đa phần thì họ đều có xu hướng từ chối bản dạng giới của mình. Bạn cùng phòng cũ của mình là một người đồng tính tuy nhiên khi mình thử đề cập đến vấn đề liên quan đến chuyện này cậu ấy đều có xu hướng từ chối nói đến hoặc sẽ chỉ nói những câu đại loại như "I am ok with it." để cho qua chuyện.
Có lẽ phong trào gán ghép các nam idols hay nữ idols ở Việt Nam là vô cùng phổ biến tuy nhiên ở Hàn thì điều này mình thường ít khi thấy. Họ chỉ coi đó là một clips của những bros với nhau chứ cũng chẳng thấy có vấn đề gì. Ở Hàn Quốc, cũng ít có idols nào công khai mình là người thuộc cộng đồng LGBTQ+.
Đây mà một bài báo về các K-pop idols thừa nhận họ là người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên số này chỉ đến trên đầu ngón tay hoặc cũng chẳng quá 20 người:
Korea is known to be a sensitive country, and they were very eager to preserve their culture and belief despite the modern way of living. In this new era, the LGBT community, which represents those who are coming out with different sexuality, aside from being a man or woman, is embracing the diversity of each person, promoting and taking pride in individuality, and fighting against discrimination.
www.kpopstarz.comNgày xưa mình nhớ có bạn Holland công khai là K-pop gay idols đầu tiên nhưng bạn này có lẽ chỉ nổi đối với những fan quốc tế chứ ở Hàn thì gần như không thấy ai nhắc đến cả. Đây là chiếc video tâm sự của bạn ấy nhưng comment bạn có thể thấy rằng rất nhiều comment được viết bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Hàn.
Chuyện mình ở Hàn cũng là điều diệu kì :) Tới tận bây giờ mình vẫn chưa dám công khai bản thân với những người bạn Hàn. Đa phần người mình công khai là học sinh quốc tế hoặc những người bạn Việt Nam. Vì vậy mình cũng đã có những khoảng thời gian khó khăn ở tại Hàn Quốc. Về chuyện hẹn hò thì bởi vì mình là một đứa theo đuổi sự yên bình và nhẹ nhàng, hơn thế nữa, cũng chẳng mấy nổi bật trong nhan sắc nên có lẽ ở Hàn mình chưa phải gu của bất kì một ai. :) Vì vậy mình chưa từng có kinh nghiệm hẹn hò nào ở Hàn cả. Chỉ muốn nhắn nhủ với một số bạn thuộc cộng đồng LGBTQ+ nếu muốn đi du học hàn thì cứ phải lên dây cót sẵn vì ở đây không "thoải mái" được như đất nước chúng ta đâu.