Những Dấu Hiệu Đến Ngày Kinh Nguyệt Trước 1 Tuần Dễ Nhận Biết

Bạn đã từng nghe về hội chứng tiền kinh nguyệt? Đó là những triệu chứng thường xuất hiên trong khoảng thời gian từ năm ngày đến hai tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Hơn 90% phụ nữ đều trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt với những mức độ khác nhau. Một số người trải qua các triệu chứng đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường biến mất trong vòng vài ngày sau khi hành kinh. Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhất cho bạn biết chu kỳ kinh nguyệt sắp bắt đầu.

Bạn đang xem: Dấu hiệu đến ngày kinh nguyệt

1. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh hay đau bụng kinh nguyên phát là một triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến. Tình trạng đau quặn bụng dưới có thể bắt đầu vài ngày trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn sau khi bắt đầu. Mức độ đau có thể trải qua nhiều mức độ khác nhau. Từ đau âm ỉ, nhẹ đến đau dữ dội khiến bạn không thể tham gia các hoạt động thường ngày.

Bạn sẽ cảm thấy vùng bụng dưới bị co thắt. Và cảm giác đau thắt này cũng có thể lan ra phía lưng dưới và đùi trên của bạn.

Vậy tại sao lại có những cơn đau bụng kinh này? Rất đơn giản là các cơn co thắt tử cung gây ra những cơn đau bụng kinh. Những cơn co thắt này giúp làm bong lớp niêm mạc bên trong của tử cung (nội mạc tử cung) khi thai kỳ không diễn ra.

Việc sản xuất các lipid giống như hormone được gọi là prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt này. Mặc dù những chất béo này gây ra viêm nhiễm nhưng chúng cũng giúp điều chỉnh quá trình rụng trứng và kinh nguyệt.

Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn. Chúng bao gồm:

Hẹp cổ tử cung.Bệnh tuyến cơ tử cung.Bệnh viêm vùng chậu.

Đau bụng kinh liên quan đến các loại tình trạng này được gọi là đau bụng kinh thứ phát.


*
Đau bụng dưới là triệu chứng tiền kinh nguyệt thường gặp

2. Nổi mụn báo hiệu sắp có kinh nguyệt

Khoảng một nửa phụ nữ nhận thấy sự gia tăng mụn trứng cá khoảng một tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Mụn liên quan đến kinh nguyệt thường bùng phát ở cằm và đường viền của hàm dưới. Tuy nhiên chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên mặt, lưng hoặc các vùng khác trên cơ thể. Những nốt mụn này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố tự nhiên liên quan đến chu kỳ sinh sản nữ.

Lí giải cho hiện tượng này như sau. Trong một chu kì có trứng rụng mà bạn không có thai, nồng độ estrogen và progesterone suy giảm. Trong khi đó nội tiết tố androgen, chẳng hạn như testosterone, tăng nhẹ. Androgen trong hệ thống của bạn kích thích sản xuất bã nhờn, một loại dầu được sản xuất bởi tuyến bã nhờn của da.

Khi lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều, mụn có thể nổi lên. Mụn trứng cá liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thường biến mất vào gần cuối kỳ kinh nguyệt. Hoặc ngay sau đó khi mức độ estrogen và progesterone bắt đầu tăng cao.

3. Những thay đổi ở vòng 1

Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt (bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh), nồng độ estrogen bắt đầu tăng lên. Điều này kích thích sự phát triển của các ống dẫn sữa trong vú của bạn.

Mức progesterone bắt đầu tăng vào giữa chu kỳ của bạn xung quanh ngày rụng trứng. Điều này làm cho các tuyến vú ở ngực của bạn to ra và sưng lên. Những thay đổi này khiến ngực của bạn có cảm giác đau nhức, sưng tấy ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

Triệu chứng này có thể nhẹ đối với một số người. Bạn thường cảm thấy vú của mình to ra. Hoặc cảm thấy vú trở nên rất nặng hoặc sưng đau vùng đầu ngực. Có thể gây khó chịu vô cùng.

*
Vòng 1 căng tức hoặc đau vùng đầu ngực có thể là dấu hiệu sắp hành kinh

4. Mệt mỏi

Khi kỳ kinh nguyệt đến gần, cơ thể bạn chuyển từ trạng thái sẵn sàng để mang thai sang chuẩn bị hành kinh. Vì vậy mức độ nội tiết tố giảm mạnh và thường dẫn đến sự mệt mỏi. Ngoài ra thay đổi tâm trạng cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Chị em thường thấy mệt mỏi, ủ rũ toàn thân, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Một số phụ nữ còn than phiền rằng họ khó ngủ trong thời gian này của chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi vào ban ngày.

5. Cảm thấy sưng, phù hơn

Nhiều chị em trải qua cảm giác vùng bụng của mình nặng nề hơn. Hoặc cảm giác như bạn không thể kéo quần jean của mình lên một vài ngày trước kỳ kinh. Đây cũng là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường gặp.

Lí giải cho triệu chứng này khá đơn giản. Trong chu kì kinh nguyệt, sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone có thể khiến cơ thể bạn giữ lại nhiều nước và muối hơn bình thường. Vì vậy bạn có thể cảm thấy mình “mập mạp” hơn một chút.

Cân nặng cũng có thể tăng lên một chút, nhưng đây không thực sự là tăng cân. Triệu chứng này sẽ giảm dần từ hai đến ba ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu. Thường thì tình trạng này tồi tệ nhất xảy ra vào ngày đầu tiên của chu kỳ.

6. Xuất hiện các vấn đề về ruột báo hiệu sắp có kinh nguyệt

Bạn biết không, ruột của bạn khá nhạy cảm với những thay đổi nội tiết tố. Do đó, bạn có thể gặp phải những thay đổi về vấn đề tiêu hóa trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Các chất prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung. Và chúng cũng có thể khiến các cơn co thắt diễn ra trong ruột. Bạn có thể thấy mình đi tiêu thường xuyên hơn trong kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể gặp:

Buồn nôn.Đầy hơi.Táo bón.

7. Đau đầu báo hiệu sắp có kinh nguyệt

Vì nội tiết tố trong cơ thể chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng đau. Nên có thể hiểu được rằng mức độ nội tiết tố dao động có thể gây ra đau đầu và đau nửa đầu.

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh thường gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Trong khi đó, estrogen có thể làm tăng nồng độ serotonin và số lượng các thụ thể serotonin trong não tại một số điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự tương tác giữa estrogen và serotonin có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số chị em.

Hơn 50% phụ nữ bị chứng đau nửa đầu cho biết có mối liên quan giữa sự xuất hiện của chứng đau nửa đầu và kỳ kinh của họ. Chứng đau nửa đầu có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt. Một số cũng bị đau nửa đầu vào thời điểm rụng trứng.

*
Đau đầu có thể liên quan đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt

8. Thay đổi tâm trạng

Các triệu chứng cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể nghiêm trọng hơn các triệu chứng thể chất đối với một số người. Bạn có thể gặp:

Tâm trạng thay đổi, vui buồn thất thường.Trầm cảm.Cáu gắt.Lo âu.

Nếu bạn cảm thấy buồn hơn hoặc cáu kỉnh hơn bình thường, thì sự dao động estrogen và progesterone trong chu kì kinh nguyệt có thể là nguyên nhân. Estrogen có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin và endorphin là chất mang lại cảm giác dễ chịu trong não. Vì vậy làm giảm cảm giác hạnh phúc, đồng thời gia tăng chứng lo âu, cáu kỉnh.

Đối với một số người, progesterone có thể có tác dụng êm dịu, bình tĩnh. Khi mức progesterone thấp, tác dụng này có thể giảm đi. Có thể dẫn đến những khoảng thời gian khóc không rõ lý do và quá mẫn cảm với cảm xúc.

*
Tâm trạng của chị em rất dễ thay đổi trước và trong lúc hành kinh

9. Đau lưng dưới

Các cơn co thắt tử cung và bụng được kích hoạt bởi việc giải phóng các prostaglandin cũng có thể gây ra các cơn co thắt cơ ở lưng dưới.

Xem thêm: Các Chuyên Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa 11, Các Chuyên Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa Học 11

Vì vậy bạn có thể cảm giác đau nhức hoặc co kéo vùng lưng dưới. Một số chị em có thể bị đau lưng dưới đáng kể trong kỳ kinh nguyệt. Những người khác cảm thấy khó chịu nhẹ hoặc chỉ là cảm giác khó chịu ở lưng.

10. Khó ngủ

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, đau đầu và thay đổi tâm trạng đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chúng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ hơn.

Rất thú vị rằng, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng khoảng nửa độ sau khi rụng trứng. Và điều này được duy trì ở mức cao cho đến khi bạn bắt đầu hành kinh hoặc ngay sau đó. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng nhiệt độ cơ thể mát hơn có liên quan đến giấc ngủ ngon hơn. Nửa độ đó có thể làm giảm khả năng nghỉ ngơi, thoải mái của bạn.

Mất ngủ có thể là dấu hiệu tiền kinh nguyệt

11. Làm gì khi bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Việc điều trị hay giải quyết các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể bị rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một dạng hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn. Lúc này, sự chăm sóc của bác sĩ có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, sự thăm khám của bác sĩ có thể sẽ làm các triệu chứng thuyên giảm.

Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hoặc lạc nội mạc tử cung, cũng có thể khiến hội chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn cần sự trợ giúp của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai để điều chỉnh hormone của bạn. Thuốc tránh thai chứa nhiều loại estrogen và progesterone tổng hợp ở mức độ khác nhau.

Thuốc tránh thai ngăn cơ thể bạn rụng trứng tự nhiên bằng cách cung cấp lượng hormone phù hợp và ổn định trong ba tuần. Tiếp theo là một tuần dùng thuốc giả dược hoặc thuốc không chứa hormone. Khi bạn dùng thuốc giả dược, nồng độ nội tiết tố của bạn giảm xuống để bạn có thể hành kinh.

Bởi vì thuốc tránh thai cung cấp một lượng hormone ổn định. Cơ thể của bạn có thể không gặp phải mức thấp nhất hoặc mức cao nhất của hormone để gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt.

12. Mách bạn mẹo nhỏ làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt tại nhà

Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

Giảm lượng muối ăn vào.Uống thuốc giảm đau không cần kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.Dùng một chai nước nóng hoặc miếng đệm ấm chườm lên bụng để giảm sự co thắt.Tập thể dục vừa phải để cải thiện tâm trạng và có khả năng giảm sự co thắt.Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để lượng đường trong máu của bạn duy trì ổn định. Lượng đường trong máu thấp có thể gây ra tâm trạng kém.Ngồi thiền hoặc tập yoga có thể cải thiện tâm trạng.Uống bổ sung canxi. Một nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí Sản khoa & Phụ khoa cho thấy rằng việc bổ sung canxi rất hữu ích để điều chỉnh chứng trầm cảm, lo lắng và sự giữ nước.
*
Yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Rõ ràng, các triệu chứng tiền kinh nguyệt rất thường gặp ở chị em phụ nữ. Bài viết đã trao đổi với bạn đọc 10 dấu hiệu thường gặp trước chu kì của chị em. Khi nắm bắt được những dấu hiệu này, chị em sẽ chuẩn bị sẵn tâm lí cũng như những đồ dùng cần thiết để vượt qua một chu kì nhẹ nhàng, thoải mái nhất.

Đôi khi những dấu hiệu sắp có kinh và có thai thường bị nhầm lẫn bởi triệu chứng khá tương đồng. Vậy làm sao để nhận biết rõ ràng biểu hiện của hai tình trạng hoàn toàn khác nhau này? Hãy cùng thibanglai.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

1. Tại sao dấu hiệu có kinh bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai?

Đa phần chị em phụ nữ đều mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này dẫn đến việc biểu hiện những triệu chứng gần tương đồng với dấu hiệu ban đầu của việc mang thai. Vậy nên, nhiều chị em đã có quan hệ tình dục, nhất là những chị em đang mong ngóng có con thường có sự nhầm lẫn những dấu hiệu này.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ, kinh nguyệt là tình trạng bong tróc niêm mạc sau quá trình rụng trứng và gây chảy máu âm đạo vài ngày. Định kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần và theo chu kỳ từ 28-32 tùy thuộc từng người.

Trong giai đoạn chuẩn bị hành kinh, nhiều phụ nữ thường có dấu hiệu: căng tức ngực, đầy hơi, thay đổi tâm trạng, nổi mụn, thèm ăn chua... Những dấu hiệu này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng này gần giống với dấu hiệu mang thai.

*

Rất nhiều chị em phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt

2. Những điểm giống nhau của dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Dấu hiệu sắp có kinh và có thai có rất nhiều điểm tương đồng. Trong đó có thể kể đến như:

Căng tức ngực

Bắt đầu vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em thường có cảm giác đau vú, căng tức khó chịu. Thậm chí là cảm giác kích thước ngực có vẻ tăng lên, căng hơn so với bình thường. Tình trạng căng đau ở mức nặng - nhẹ tùy từng người. Dấu hiệu này cũng xuất hiện ở người mang thai.

Ra huyết âm đạo

Trước ngày hành kinh, các bạn nữ có thể thấy ra nhiều dịch, chất nhầy màu nâu nhạt. Hoặc cũng có lúc thấy lấm tấm máu trên quần nhỏ. Đó là hội chứng ra huyết tiền kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy kỳ kinh đang chuẩn bị bắt đầu. Ở người mang thai thời kỳ đầu cũng có thể xuất hiện hiện tượng ra huyết rất nhẹ, lấm tấm máu trên quần và kéo dài 1-2 ngày rồi hết hẳn. Đây là một trong những sự tương đồng của dấu hiệu sắp có kinh và có thai.

*

Hội chứng tiền kinh nguyệt khiến nhiều chị em lầm tưởng là mang thai

“Khó tính” hơn

Chị em đến kỳ kinh nguyệt thường hay thay đổi tâm trạng, hay nóng nảy, cáu gắt, dễ xúc động và rất khó chịu với mọi thứ xung quanh. Những triệu chứng này sẽ hết hẳn khi bắt đầu hành kinh. Dấu hiệu này rất thường gặp ở người mang thai. Đặc biệt là tâm trạng dễ xúc động, hay lo nghĩ, bất an. Nếu không điều chỉnh được cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, là biểu hiện của trầm cảm sau sinh về sau.

Cơ thể mệt mỏi

Mắc hội chứng tiền kinh nguyệt chị em thường có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi người, buồn ngủ nhưng khó ngủ trong thời kỳ chuẩn bị hành kinh. Dấu hiệu này càng rõ rệt với những người đang mang thai. Sự mệt mỏi không chỉ ở trong giai đoạn đầu thai kỳ mà còn kéo dài suốt cả giai đoạn mang thai.

Thay đổi thói quen ăn uống

Tiền kinh nguyệt, chị em có thể cảm nhận rõ sự thay đổi về thói quen ăn uống so với thường ngày của bản thân mình. Trong thời gian này, có thể bạn sẽ thèm ăn chua, ăn ngọt hơn bình thường hoặc là thèm ăn mặn. Đồng thời bạn sẽ thấy nhạy cảm hơn với những món ăn nặng mùi, nhất là mùi tanh, nồng. Dấu hiệu này cũng giống với tình trạng ốm nghén và sợ thức ăn ở người mang thai. Khi mang thai, bà bầu thường đặc biệt thèm chua hoặc thèm ngọt hay cay, và rất ghét thức ăn có mùi. Đây chính là dấu sự giống nhau nhất về dấu hiệu sắp có kinh và có thai.

Chướng đau phần bụng dưới

Trước ngày kinh nguyệt, đa phần phụ nữ đều có cảm giá chướng bụng, đau tức phần bụng dưới, đôi khi là chuột rút nhẹ. Tình trạng này kéo dài đến cả giai đoạn hành kinh, đôi khi là bị đau bụng kinh một cách nặng nề và có trường hợp phải dùng đến thuốc giảm đau. Ở người mang thai cũng có những biểu hiện tượng tự nhưng kéo dài và nặng hơn, nhất là tình trạng chuột rút ở những tháng cuối thai kỳ.

*

Có rất nhiều điểm tương đồng về dấu hiệu sắp có kinh và có thai

3. Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Dù chị em nào mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nặng mấy thì vẫn có thể phân biệt khá dễ dàng so với những dấu hiệu có thai. Chị em có thể chú ý và nhận thấy rằng, dấu hiệu có thai khác hẳn dấu hiệu sắp có kinh ở những điểm sau:

Trễ kinh hay mất kinh

Với những chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì rất dễ để nhận ra sự bất thường của cơ thể nếu ngày kinh bị trễ hoặc mất quá lâu. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của việc mang thai.

Chảy máu âm đạo nhẹ

Nếu dấu hiệu sắp có kinh thì âm đạo có thể ra máu lấm tấm không dễ nhận ra. Còn nếu trong giai đoạn thai làm tổ thì có thể xảy ra hiện tượng ra máu âm đạo mức nhẹ, không đủ thấm băng vệ sinh nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy được.

Tăng tiết dịch âm đạo

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu có thể thấy tăng dịch tiết âm đạo nhiều hơn thông thường.

Thâm quầng vú

Tiền kinh nguyệt chỉ căng tức ngực, còn nếu có thai thì thêm dấu hiệu quầng vú đen, sạm màu. Nếu có dấu hiệu này thì có thể chắc chắn bạn đang mang thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

*

Không khó để phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Có thể thấy, dấu hiệu sắp có kinh và có thai có rất nhiều điểm tương đồng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn và lầm tưởng. Nhất là với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, để chắc chắn là mình có mang thai hay không, tốt nhất các chị em nên test mang thai nếu trễ kinh. Hoặc cẩn thận hơn là đến cơ sở y tế uy tín để khám và theo dõi sức khỏe.

Hoặc đơn giản hơn là gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa thibanglai.edu.vn để được tư vấn cụ thể. Các chuyên gia, bác sĩ tại đây luôn sẵn lòng tiếp nhận mọi thắc mắc của khách hàng và tư vấn miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.