Tìm Hiểu Những Công Dụng Của Tỏi Ngâm Dấm, Tác Dụng Của Tỏi Sẽ Tăng Gấp 4 Lần Khi Ngâm Giấm

Từ bao đời nay, tỏi vẫn thường được biết đến là một loại “thần dược” trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, để giảm vị cay hắc và nâng cao công dụng của tỏi với sức khỏe, ngâm tỏi với giấm cũng là một cách được nhiều người áp dụng. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của tỏi ngâm giấm trong bài viết ngày hôm nay.

Tỏi ngâm giấm là món ăn kèm không thể thiếu khi thưởng thức những bát phở hay hủ tiếu thường ngày. Ngoài việc bổ sung hương vị cho các món ăn thường ngày, tỏi ngâm giấm còn mang rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe.

Bạn đang xem: Công dụng của tỏi ngâm dấm

1. Tại sao nên ăn tỏi ngâm giấm thay vì tỏi tươi?

Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi được sử dụng trong việc phòng và điều trị rất nhiều loại bệnh, từ các bệnh nghiêm trọng như ung thư đến các bệnh thường gặp hơn như rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, mụn nhọt.

Tỏi tươi có mùi vị hăng và cay nên dù tỏi mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nhiều người lại không thích mùi vị của tỏi tươi, đặc biệt là tình trạng hôi miệng sau khi ăn tỏi tươi. Chính vì lý do này, họ thường tìm cách chế biến tỏi tươi thành các dạng khác để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa không để lại hơi thở khó chịu.



Ăn tỏi ngâm giấm giúp tăng sức đề kháng, phòng chống ung thư, chống lão hóa và tăng cường sức khỏe xương khớp. (Ảnh: Internet)

Một trong những phương pháp chế biến phổ biến là ngâm tỏi trong giấm. Giấm chua sẽ làm giảm bớt vị cay nồng của tỏi, bổ sung mùi vị vào các món ăn và mang lại cảm giác ngon miệng hơn. Bên cạnh việc không để lại tình trạng hôi miệng sau khi ăn, tỏi ngâm giấm cũng đem lại hiệu quả phòng và trị bệnh tốt hơn so với tỏi sống. Lý do là môi trường axit của giấm sẽ kích thích các thành phần dược lý của tỏi, giúp cơ thể hấp thụ tỏi nhanh hơn.

2. Tác dụng của tỏi ngâm giấm

2.1. Tăng sức đề kháng của cơ thể

Khi đi vào cơ thể, hợp chất Allicin trong tỏi ngâm giấm sẽ được chuyển hóa thành Allicin. Đây là thành phần mang hoạt tính sinh học chính của tỏi, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm men,… và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung tỏi ngâm giấm vào bữa ăn hàng ngày là một cách hữu hiệu để nâng cao thể trạng và nhanh chóng phục hồi sau cảm cúm/viêm họng.

-Uống nước dừa có tác dụng gì?

-Ăn vú sữa có tốt không? Tác dụng của vú sữa đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

2.2. Phòng chống ung thư

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng tích cực của tỏi ngâm giấm trong việc làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể (đặc biệt là ung thư dạ dày hay trực tràng). Ăn tỏi sống hoặc tỏi ngâm giấm một cách khoa học trong thời gian dài sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư tới 60% so với các đối tượng không sử dụng.

2.3. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Trong tỏi có chứa nhiều khoáng chất như canxi, mangan, kẽm,... đây là những chất có tác dụng củng cố xương và ngăn ngừa các bệnh về mô liên kết cũng như chuyển hóa xương. Ăn tỏi ngâm giấm cũng giúp bổ sung vitamin C, giúp đẩy mạnh quá trình hấp thụ khoáng chất của cơ thể và tốt cho xương khớp.

2.4. Chống lão hóa

Allicin và các hợp chất khác trong tỏi giúp loại bỏ các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa của tế bào. Tỏi cũng cung cấp nhiều loại vitamin tự nhiên giúp sản sinh hồng cầu và tái tạo tế bào để nuôi dưỡng cơ thể, giúp đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa do tuổi tác như tàn nhang và nếp nhăn.

2.5. Tốt cho huyết áp và tim mạch

Tỏi ngâm giấm chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và kháng viêm, đặc biệt là S-allylcysteine - đây là chất có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Hợp chất Allicin có trong tỏi cũng có tác dụng phân hủy cholesterol xấu (LDL) và ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong động mạch, giúp phòng chống bệnh tim mạch.



Ăn tỏi ngâm giấm tốt cho huyết áp và tim mạch. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, áp dụng chế độ ăn giàu Allicin với tỏi ngâm giấm là một cách hữu hiệu để điều hòa huyết áp tâm thu và ngăn ngừa các bệnh liên quan tới huyết áp.

2.6. Chữa các bệnh đường hô hấp

Tỏi ngâm giấm là phương thuốc cổ truyền của y học phương Đông giúp chữa trị các bệnh thông thường về đường hô hấp, viêm họng, cảm mạo, … Vị cay nồng và tính ấm của tỏi giúp tăng thân nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong niêm mạc mũi, họng, phế quản. Cùng với đó, đặc tính thanh lọc cơ thể của mật ong hay giấm có tác dụng thanh mát, thông họng và nâng cao hoạt động của hệ hô hấp.

2.7. Dưỡng da

Lượng vitamin phong phú trong tỏi cũng đem lại cho chúng nhiều công dụng trong thẩm mỹ và làm đẹp. Vitamin B1 và B2 có tác dụng chuyển hóa protein trong cơ thể và cải thiện cấu trúc da, vitamin E giúp cân bằng độ p
H và tăng tính đàn hồi cho da. Để phát huy tối đa tác dụng làm đẹp của tỏi, các chị em nên ăn tỏi ngâm giấm hoặc sử dụng tỏi với các nguyên liệu tự nhiên khác như mật ong, sữa chua không đường, muối, chanh,…

3. Tác dụng phụ của tỏi ngâm giấm và một số lưu ý khác về sức khỏe

3.1. Tác dụng phụ của tỏi ngâm giấm

Tỏi thường được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, tuy nhiên người dùng cũng nên chú ý tới các tác dụng phụ sau của tỏi ngâm giấm (đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên hoặc quá nhiều):

- Tỏi có vị cay, tính nóng nên khi sử dụng quá nhiều, sẽ dễ gặp phải hiện tượng ợ nóng, buồn nôn hay tiêu chảy.

- Ăn tỏi ngâm giấm trước bữa ăn, hoặc khi cơ thể còn đang đói dễ gây ra hiện tượng chướng bụng và viêm loét dạ dày trong lâu dài. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên sử dụng tỏi ngâm giấm trong hoặc sau bữa ăn.

- Ăn tỏi ngâm giấm với một số loại thực phẩm kỵ tỏi như trứng, thịt gà, … có thể gây ra những hệ lụy xấu về sức khỏe

- Để đảm bảo sức khỏe, liều lượng tỏi ngâm giấm được các chuyên gia khuyên dùng nằm ở mức 1-2 tép (không quá 10g)/ngày.

3.2. Các đối tượng không nên sử dụng tỏi ngâm giấm

Với những tác dụng phụ kể trên, các đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc tránh sử dụng tỏi ngâm giấm để đảm bảo sức khỏe:

- Những bệnh nhân gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa (bệnh dạ dày, đại tràng, gan, …) nên kiêng tỏi ngâm giấm để tránh làm bệnh tật nghiêm trọng thêm.

- Những người bị dị ứng với tỏi nên tránh việc sử dụng tỏi ngâm giấm để đảm bảo sức khỏe

- Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân mắc bệnh về máu, những người chuẩn bị hoặc đang trong quá trình phẫu thuật/điều trị thuốc, … cần tránh ăn tỏi ngâm giấm trong thời gian này để đảm bảo thể trạng.

Xem thêm: Ngô Trác Hy Đã Có Bạn Gái Mới, Ngô Trác Hy Độc Thân Sau Nhiều Cuộc Tình

- Trong quá trình ăn tỏi ngâm giấm, nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về sức khỏe; phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

4. Cách làm tỏi ngâm giấm

Nguyên liệu:

- 500g tỏi tươi, không dập nát, mọc mầm hay thâm đen

- 10 quả ớt tươi (có thể thay đổi số lượng tùy khẩu vị gia đình)

- 500ml giấm gạo

- 2 thìa muối tinh

- 1.5 lít nước sôi

- Lọ/hũ/bình thủy tinh có nắp đậy kín, chắc chắn

Cách làm:

- Tỏi tươi đem bóc vỏ, tách thành từng tép riêng, rửa sạch với nước và để ráo. Ớt thái lát nhỏ

- Hòa 2 thìa muối tinh với 1.5 lít nước sôi

- Ngâm các tép tỏi đã rửa trong nước muối khoảng 10 phút để đảm bảo màu trắng và độ giòn cho tỏi khi ngâm

- Vớt tỏi ra và để ráo nước

- Cho tỏi, ớt vào lọ thủy tinh và đổ giấm cho ngập tỏi. Đậy nắp thật kín, để lọ ở nơi không có ánh nắng mặt trời và đợi khoảng 10-15 ngày là có thể ăn được.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Tỏi ngâm giấm bị chuyển sang màu xanh có còn ăn được không?

Trong quá trình ngâm giấm, nước giấm có thể chuyển sang màu xanh khiến nhiều người lo ngại. Theo lời khuyên của các chuyên gia, đây chỉ là hiện tượng hóa học xảy ra giữa các enzyme có trong tỏi non và phần axit giấm khiến cho giấm ngả sang màu xanh. Hiện tượng tự nhiên này hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tuy nhiên công dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh của tỏi non sẽ không được như tỏi già.

Để đảm bảo phát huy tối đatác dụng của tỏi ngâm giấm, hãy chọn những tép tỏi già và thực hiện ngâm theo những bước nói trên.

5.2. Nên bảo quản tỏi ngâm giấm như thế nào và trong bao lâu?

Đối với tỏi ngâm giấm, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là hiệu quả nhất, và có thể để được 2-3 tháng. Khi ăn, dùng muỗng sạch múc một lượng vừa phải đủ ăn ra bát con riêng. Tuyệt đối không được đổ phần giấm thừa lại vào trong lọ đang ngâm.

Khi trong lọ đựng tỏi ngâm giấm xuất hiện váng bọt, tỏi có hiện tượng chuyển màu, … cần ngưng việc sử dụng lại và làm một lọ tỏi ngâm giấm mới để đảm bảo sức khỏe.

Ngâm giấm là một trong những cách chế biến tỏi hữu hiệu để vừa phát huy được tối đa công dụng của tỏi, vừa tránh được các vấn đề phiền toái sau khi ăn. Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đã tích lũy thêm nhiều thông tin bổ ích về tác dụng của tỏi ngâm giấm, cũng như tìm được cách làm món ăn kèm này sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình.

*

Từ lâu, tỏi được biết đến như là “thần dược” có công dụng phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc dùng sai cách tỏi sẽ có tác dụng ngược lại.

Tỏi chứa hàm lượng vitamin A, B, C, D, PP, hydratcacbon dồi dào, cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như i-ốt, can-xi, phốt-pho, ma-giê, các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, thành phần khoa học của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin, một loại kháng sinh chống lại các virus gây bệnh. Vì vậy, việc dùng tỏi sao cho đúng để phát huy được hết công dụng là điều hết sức cần thiết.

Hiện nay, tỏi được sử dụng dưới nhiều hình thức như nấu chín kèm các món ăn, ăn ngậm sống, ăn sống, ngâm rượu, ngâm giấm…

Tuy nhiên để dùng tỏi đúng cách, đúng mục đích cần tham khảo những điều sau đây:

Không dùng tỏi non khi ngâm dấm

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit, sẽ kích thích các thành phần dược lí. Thường xuyên ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng làm giảm cloesterol trong máu, ngăn ngừa sơ cứng động mạch, giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, ăn tỏi ngâm còn có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình não hóa giúp trẻ lâu hơn.

Rất nhiều người thắc mắc khi ngâm dấm, tỏi hay bị chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc tỏi chuyển màu xanh khi ngâm dấm là do tỏi còn non. Ăn tỏi ngả màu xanh không lo bị độc nhưng chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.

Tỏi chuyển màu xanh khi ngâm dấm, công dụng sẽ không được như

mong muốn. (ảnh minh họa)

Không sử dụng ngay sau khi băm nhuyễn

Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi là thiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút. Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.

Không xào nấu tỏi ở nhiệt độ cao

Nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.

Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụng sau khi chế biến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.