Trì Tụng Chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn (108 Biến) Có Chữ, Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn

*
Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lu rô tịch lưu ly, bát lặc bà, hắc ra xà dã, đát tha yết đa gia, a ra hắc đế, tam miệu tam bột đà da. Đát điệt tha: Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Bạn đang xem: Chú dược sư quán đảnh chơn ngôn

Giảng Giải

Nam mô: dịch là quy mệnh, hoặc tin theo, cung kính y theo, quay về đảnh lễ, kính xin hóa độ con. Nam mô có nghĩa là cung kính, cũng có nghĩa là tin tưởng nhất, không có mảy may hoài nghi. Cho nên nói cung kính quy mệnh nương về, đem thân tâm tính mệnh quy y Phật, cũng tức là tín ngưỡng Phật một cách không điều kiện, biết Phật sẽ hóa độ chúng ta. Cho nên nói : “Quy mệnh kính đầu nghĩa Na mô”. Nam mô tức na mô là tiếng Phạn, có nghĩa là quy mệnh cung kính nương về, cũng có nghĩa là kính lễ tin theo.

 

bạc già phạt đế: dịch là “Bạt Già Phạm”. Bạt Già Phạm là tiếng Phạn có sáu nghĩa:1. Tự tại2. Sí thạnh3. Đoan nghiêm4. Danh xưng5. Cát tường6. Tôn quý.

Vì có sáu nghĩa này, cho nên Bạt Già Phạm trong Kinh văn hoặc trong Chú không phiên dịch. Đây gọi là “đa hàm không dịch”, là một trong năm loại không dịch.

Tự tại là gì ? Tức là vô tại vô bất tại. Phật thì vô tại vô bất tại. Bạt Già Phạm là một danh hiệu của đức Phật.

Sí thạnh là hình dung oai đức của Phật, rực sáng như lửa.

Đoan là đoan chánh. Nghiêm là oai nghiêm, đây là Phật có 32 tướng, 80 vẻ đẹp, rất đoan nghiêm.

Danh xưng của Phật nghe khắp, cho nên chúng sinh đều biết.

Bất cứ ai gặp được Phật đều đắc được cát tường, tùy tâm mãn nguyện, cát tường như ý.

Tôn quý là nói mười tướng tốt của Phật, là trời người đều tôn quý trong tam giới

Cho nên nói ‘’Nhiều nghĩa không dịch Bạt Già Phạm – Tự tại sí thạnh diệu đoan nghiêm.’’ Ngài rất tự tại sí thạnh đoan nghiêm. ‘’Nghe đến danh hiệu được cát tường.’’ Bất cứ ai nghe đến danh hiệu của Phật đều đắc được cát tường, nơi nơi đều cát tường. ‘’Trời người tôn quý đồng chiêm ngưỡng.’’ Trời người đều cung kính Ngài, chiêm ngưỡng Ngài, Phật giống như mặt trời.

 

bệ sát xã: là tên gọi của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở phương đông tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Trong chú Lăng Nghiêm là “Ti Sa Xà Gia” trong câu: Nam mô bà già bà đế, ti sa xà gia

“Dược” nghĩa là thuốc; “Sư” là thầy. Vị Phật nầy là một thầy thuốc lớn, có thể trị tất cả mọi bệnh tật của con người trong thế gian. Bất kể quý vị bị chứng bệnh nan y gì, nếu được Ngài cứu chữa thì chắc chắn bệnh sẽ hết. Bệnh gì cũng được chữa lành, ở cửa tử mà được hồi sanh, bệnh đáng chết mà được cứu sống. Bởi vậy Ngài mới có tên gọi là “Dược Sư”.

 

lụ rô tịch lưu ly: là cõi tịnh độ Lưu Ly ở phương đông cực lạc.

“Lưu Ly” là một chất trong suốt, ở trong có thể nhìn thấu ra ngoài, ở ngoài có thể nhìn xuyên vào trong. Lưu Ly là tên của quốc độ quả báo (báo độ) của Đức Dược Sư, gọi là thế giới Lưu Ly và Ngài là vị giáo chủ. Thân thể của Ngài cũng là chất lưu ly, nội ngoại đều sáng trong, tinh khiết.

 

bát lặc bà: hay Bát La Bà tức là “trí huệ quang minh”.

“Đại tài Bát Nhã trí huệ quang, Phổ chiếu pháp giới tánh trung vương”

Đây là nói :‘’ Đại tài Bát Nhã trí huệ quang – Chiếu khắp pháp giới tính trung vương.’’ Tính trung vương tức là bổn thể của Phật.

 

hắc ra xà dã: Đây là nói “phổ lễ tất cả các vị bồ tát”. Dịch là “Kim Cang thủ chủ”, tức là Kim Cang thủ lãnh. Vị ấy thượng thủ trong Kim Cang. Nghĩa là “thương chúng sinh khổ”. Vì thương xót tất cả chúng sinh khổ, nghĩ muốn chúng sinh lìa khổ được vui, ra khỏi ba cõi, cho nên muốn cứu độ chúng, từ từ giáo hóa chúng, khiến cho tất cả tự phát bồ đề tâm, thoát khỏi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Kim Cang Tạng Bồ Tát hộ niệm người tu hành, tế độ họ, khiến cho họ từ bờ sinh tử bên này qua dòng sông phiền não, đạt đến bờ bên kia Niết Bàn, khiến cho tất cả phiền não và bệnh khổ của họ chẳng còn nữa, rốt ráo lìa khổ được vui.

 

đát tha yết đa gia: hay đa tha già đa gia. Đây là nói “phổ lễ tất cả đệ tử của Như Lai”. Đệ tử của Như Lai là ai ? Là hết thảy tất cả hiền Thánh Tăng, cho nên nói : ‘’Thường trụ Tam Bảo Phật Pháp Tăng.’’ Thường trụ tức là thường trụ bất biến, đó là tận hư không biến pháp giới, một thứ chánh khí, đạo phải có Phật có Pháp có Tăng. Phật kể cả Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai, đây gọi là tất cả chư Phật ba đời.

Tam Bảo tức là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Sao gọi là bảo ? Vì rất ít có, chẳng phải lúc nào cũng có thể thấy được. Tuy nhiên thường trụ nhưng nghiệp chướng của chúng ta che lấp trí huệ của mình, cho nên không thấy được Phật, không nghe được Pháp, không thấy được Tăng. Bây giờ chúng ta thấy Phật, nghe Pháp, gặp Tăng, cho nên phải một lòng cung kính, chuyên nhất kỳ tâm, tâm không có hai niệm. Cung kính Tam Bảo phải kiền thành, chẳng phải làm hình thức, biểu diễn bên ngoài, phải cung kính chân thật, tâm thật không hai, càng kiền thành càng tốt.

‘’Đệ tử Như Lai A La Hán.’’ Đệ tử của Phật tức là tất cả đại A La Hán, đại Tỳ Kheo Tăng, đêm dài tối tăm ở đây, thì A La Hán hiền Thánh Tăng Tam Bảo là đèn sáng chỉ đường cho chúng ta, cho nên ‘’Đèn sáng lớn phá tan đêm tối.’’ Đèn sáng lớn, tức là chánh khí, chánh pháp trụ thế. Những kẻ bác vô nhân quả, làm nhất xiển đề cũng giống như đêm dài tối tăm, không thấy quang minh. Phật Pháp Tăng Tam Bảo, tức là đèn sáng lớn phá đêm dài tối tăm.

 

a ra hắc đế: hay là A La Ha Đế nghiã là “tất cả ứng chân chúng vương tộc”. Ứng là cảm ứng đạo giao. Chân là chân thật thị hiện

 

tam miệu tam bột đà da: Là quy mạng mười phương ba đời tất cả chư Phật. Câu chú là “quy mạng tất cả Chánh Giác Phật Thế Tôn”. Quy là tâm có chỗ trở về, có chỗ nương tựa. Mạng tức là mạng sống, đem mạng sống của chúng ta ký thác cho Phật Chánh Giác. Chánh Giác thì chẳng phải là tà giác. Tà giác cũng rất thông minh, có chút trí huệ, nhưng đi vào đường tà, đi vào con đường bàn môn tả đạo, tà tri tà kiến, hành vi bất chánh. Chúng ta quy y chánh giác Phật.

Phật là nửa chữ Phạn ngữ, đầy đủ gọi là Phật Đà Gia vì người Tàu thích gọi tắt cho nên chỉ gọi một chữ Phật. Dịch là “giác giả”, giác có ba loại là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Giác tha tức là dùng những đạo lý mình đã hiểu, khiến cho kẻ khác cũng hiểu. Tự giác trong Nho giáo là minh minh đức, đem đức hạnh của mình hiện ra quang minh, minh mà lại minh, bổn hữu trí huệ quang minh lộ ra. Giác tha tức là dùng đức hạnh minh minh đức của mình giáo hóa kẻ khác, khiến cho họ cũng minh minh đức đạt đến mức chí thiện. đến chí thiện rồi tức là giác hạnh viên mãn.

 

Đát điệt tha: Tiếng Phạn là Tadyatha. Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị” có nghĩa là vô lượng pháp môn tu học và trí huệ nhãn vô lượng.

Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Xem thêm: Đap An Mon Hoa 2016 Của Bộ Gd&Đt, Đề Và Đáp Án Môn Hoá Học Thi Thpt Quốc Gia 2016

 

Án: Tiếng Phạn là Om. Án nghĩa là “Bổn mẫu”, là “Chú mẫu” mẹ của tất cả mọi thần chú; cũng chính là “Phật mẫu” mẹ của tất cả chư Phật. Mẹ của chư Phật có nghĩa là mẹ của nguồn tâm trong mọi loài chúng sinh, vì nguồn tâm của chúng sinh vốn có sẵn mọi trí tuệ, thường xuất sinh các pháp lành, nên gọi là “Bổn mẫu”.

Chữ Án này có rất nhiều nghĩa. Có nghĩa là : “Dẫn sinh”, tức là dẫn sinh tất cả công đức. Có nghĩa là: “Hàng phục”, hàng phục thiên ma ngoại đạo. Có nghĩa là: “Ủng hộ”, ủng hộ tất cả chánh pháp. Có nghĩa là : “Ba thân”, đầy đủ pháp thân, báo thân, hóa thân. Cho nên khi niệm chữ Án, thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính nghe mệnh lệnh, nếu không thì chúng sẽ bị trừng phạt. Chữ Án như là chiếu chỉ của hoàng đế, văn võ bá quan đều phải quỳ xuống lắng nghe. Chữ Án là sự thành tựu công đức, bạn có tu hành, thì niệm chữ Án sẽ có cảm ứng phi thường.

 

bệ sát thệ, bệ sát thệ: nghĩa là Như Lai. Sao gọi là Như Lai ? “Vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ”, không có chỗ đến, cũng không có chỗ đi nên gọi là Như Lai. Không đến không đi, như đến nhưng dường như không đến. Cho nên nói : “Vô lai vô khứ kính trung hoa”, cũng không có từ chỗ đến, cũng không có chỗ đi, giống như hoa trong gương vậy, quý vị nói hoa trong gương từ đâu đến, lại đi về đâu ?

Ðức Phật thì không giống với Bồ tát, Ðức Phật có thể tự giác lại có thể giác tha và lại giác hạnh viên mãn. Giác viên mãn, vạn hạnh cũng viên mãn. Tam giác viên mãn muôn vạn đức hạnh đầy đủ, cho nên gọi là Phật

 

bệ sát xã: là tên gọi của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở phương đông tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.

 

tam một yết đế tóa ha. nghĩa là ba đời khen ngợi tán tức giai giải thoát đến bến bờ bên kia. Tóa ha tiếng Phạn là Svaha hay ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm.

 

Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là muốn cứu độ các chúng sanh, giải trừ cho họ thoát khỏi bệnh tật thống khổ, cho nên trong ánh hào quang, Ngài nói thần chú. Thần chú này chỉ có mấy câu, rất ngắn, nhưng cái diệu dụng của nó thì vô cùng tận. Tuy nhiên muốn được lợi ích, ta phải có lòng tin, rồi trì tụng nó một cách chuyên cần.

Đối với các y sĩ làm nghề chữa bệnh, nếu một mặt họ trị bệnh bằng thuốc, mặt khác họ lại trì tụng thêm thần chú này thì chắc hiệu nghiệm nhiều hơn và bệnh tình sẽ chóng thuyên giảm. Cho nên trì tụng thần chú là điều rất hay, dù quý vị có phải là thầy thuốc hay không, khi gặp người có bệnh, quý vị dùng thần chú này, vì họ mà đọc tụng, quý sẽ thấy sự kiến hiệu.

Những câu chú đều là dịch âm, đọc lên không thấy nghĩa của nó, vả lại cũng không cần biết nghĩa. Diệu dụng của chú là ở chỗ không thấy nghĩa của nó, đọc lên quý vị không hiểu gì, quý vị chỉ biết chú tâm tụng, không có vọng tưởng gì khác, bởi đó mà nó có cảm ứng.

Ví như chúng ta có thể niệm các câu trên một cách chuyên chú thì sự “cảm ứng đạo giao” sẽ không thể nghĩ bàn, do đó:

“Khi trong quang minh nói thần chú rồi”, lúc bấy giờ, trong ánh đại hào quang, khi đức Dược Sư nói câu chú, tức câu “Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn” xong, thời “đại địa chấn động, phóng đại quang minh”, cả trái đất rung chuyển tỏa ra hào quang sáng rực.

Trong kinh ghi rằng: “Này ông Mạn Thù! Nếu có thấy ai, dù nam hay nữ, mắc phải bệnh khổ, thì nên nhất tâm vì người bệnh ấy, tắm rửa súc miệng, tụng chú một trăm lẻ tám lần vào thức ăn hoặc thuốc, hoặc nước sạch trùng, thời đem cho uống, thì bệnh khổ gì, cũng đều tiêu hết. Nếu có cầu gì dốc lòng tụng niệm, cũng đều được cả và lại còn được sống lâu vô bệnh, sau khi mệnh chung sanh sang cõi kia, được ngôi bất thối, cho đến tận khi đắc đạo Bồ đề.

Bởi vậy cho nên ông Mạn Thù ơi! Nếu có nam tử nữ nhân nào mà dốc lòng cung kinh cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời thường trì chú, chớ để lãng quên.”

Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn nằm trong kinh Dược Sư. Ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn là giúp Phật tử khi trì tụng hay biên chép có thể giảm trừ nghiệp ác, tăng trưởng nghiệp lành, nhận được sự gia trì của Phật Dược Sư khi ốm đau bệnh tật.

Ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn

Chú Dược Sư có nguồn gốc từ kinh Dược Sư. Kinh Dược Sư là một bản kinh của Phật giáo Bắc truyền, được tin tưởng có công năng hóa giải bệnh tật và hộ trì con người. Nội dung chính của kinh nói về Phật Dược Sư cùng với những hạnh nguyện và công đức của ngài.

Phật Dược Sư có danh hiệu đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Ngài là hóa độ tại thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Bổn nguyện của ngài là trị lành tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau.

*
Ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn không chỉ gói gọn trong phạm vi cầu an

Ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn là giúp Phật tử có cơ hội nương vào lời Phật để học theo hạnh của Dược Sư Như Lai. Chúng ta có thể hướng tâm từ bi đến mọi chúng sanh đang chịu khổ đau trong các cõi, phát nguyện hồi hướng công đức góp phần chữa lành những oan trái đó.

Kinh Dược Sư dạy rằng: “Đối với kinh điển này thì tự mình hay dạy người khác chép ra, rồi giữ một lòng thọ trì và suy nghĩ nghĩa lý. <…> Hễ hết lòng như vậy thì nhờ chư Phật hộ niệm được mãn nguyện mọi sự mong cầu cho đến chứng đặng đạo quả bồ đề nữa.”

Cần hiểu đúng về chú Dược Sư

Ngày nay, trong thế giới đầy rẫy bất an, nhiều người tìm về với Phật Dược Sư. Tuy vậy, khi chép kinh hoặc chú Dược Sư, chúng ta nhận thấy giá trị của kinh chú không chỉ gói gọn trong ý nghĩa cầu an, mà sâu xa là tinh thần từ bi rộng lớn của nhà Phật đối với tất cả chúng sanh.

Kinh Dược Sư có dạy: “Giữ lòng thanh tịnh, không giận dữ, không sát hại đối với tất cả loài hữu tình phải khởi tâm bình đẳng, đủ cả tâm từ, bi, hỉ, xả làm cho họ được lợi ích an vui”. Do đó, đọc tụng hay biên chép kinh chú cần phải kết hợp với tu tập các thiện nghiệp.

*
Ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn là giúp Phật tử giảm trừ nghiệp ác, tăng nghiệp lành

Song hành với việc biên chép, mỗi người cần phát khởi tâm lành, bắt tay vào thực hiện các việc lành, từ đó chuyển hóa nghiệp bất thiện. Khi các nghiệp bất thiện đã được chuyển hóa, chúng ta được tiêu trừ bệnh tật, tăng trưởng sức khỏe, thọ mạng kéo dài. Đó là hiểu đúng về ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn.

Hy vọng rằng công đức chép kinh và chú Dược Sư sẽ góp phần giúp các chúng sanh được tiêu trừ những khổ đau: “Nguyện ngày an lành, đêm an lành. Đêm ngày sáu thời đều an lành. Tất cả các thời đều an lành. Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.”

Khi chép chú Dược Sư cần biết

Phật tử biên chép kinh chú không chỉ để mình học hỏi giáo pháp mà còn cúng dường lên Tam Bảo. Do vậy, khi chép chú Dược Sư, chúng ta cần biên chép cho sạch đẹp và trang nghiêm để thể hiện lòng chí thành và cung kính đối với Phật Pháp Tăng.

Đồng thời nhờ chép chú mà chuyển hóa được ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn, nhẹ nhàng. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành công đức. Với công đức làm được, Phật tử có thể hồi hướng cho quyến thuộc hiện tiền lẫn quá vãng và chúng sanh mười phương.

*
Ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn là chuyển hóa nghiệp bất thiện

Phật tử cần lưu ý, chúng ta không nên xem Phật Dược Sư là đấng tối cao có khả năng ban phước giáng họa. Tinh thần của chư Phật vẫn là từ bi cứu độ chúng sanh, nhưng không vì thế mà chúng ta thỏa sức tạo tác ác nghiệp, rồi đến xin Phật phù hộ. Như vậy là hiểu sai về ý nghĩa của Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn.

Trái lại, đọc tụng và biên chép kinh chú Dược Sư cần phải song hành với tu tập các thiện nghiệp. Chất liệu bình an có mặt trong việc giữ giới, cúng dường, bố thí, thiền định… Phật tử cần tinh tấn thực hiện các thiện sự để nhận ra sự nhiệm mầu của giáo pháp.

Nơi thỉnh sổ tay chép kinh 

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.