Cách Nuôi Vi Sinh Bể Hiếu Khí Như Thế Nào? Cách Nuôi Bùn Vi Sinh Trong Bể Hiếu Khí

Áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải đang là một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay, đó chính là xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.

Bạn đang xem: Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí

Bùn vi sinh hiếu khí là gì?

Bùn hiếu khí là quần thể các vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm làm sạch nước thải. Trong bùn hoạt tính hiếu khí có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí. Bùn có đặc điểm là dạng bông cặn, màu nâu sẫm, chứa chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải.

Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao

*
Bùn hiếu khí màu đen. Nguyên nhân và cách khắc phục khi bùn hiếu khí màu đen?

Để việc xử lý nước thải đạt hiệu quả tốt nhất, cần tiến hành nuôi cấy vi sinh hiếu khí theo đúng quy trình, bao gồm:

Trước khi nuôi cấy, cần kiểm tra kỹ hệ thống, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để xử lý nước thải, đánh giá các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải. Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, cần kiểm tra kỹ các thông số, đảm bảo hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của công nghệ sinh học xử lý nước thải. Đảm bảo các chỉ số như độ PH, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan, chỉ tiêu BOD…cần trong phạm vi cho phép trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

Khởi động lại hệ thống: bật bơm cấp nước thải vào hệ thống cho đến khí nước thải chảy qua hệ thống xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí. Bật máy thổi khí để cấp khí cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tản đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Để làm giảm thời gian nuôi cấy, bổ sung thêm lượng bùn vi sinh vừa đủ làm cơ chất trong bùn vi sinh, nồng độ bùn cấp khoảng 10-15% nồng độ bùn cần thiết cho toàn bộ hệ thống

Ngày 1: Cho nước thải vào ⅓ bể sinh học có sục khí, ⅓ bể nước sạch, việc pha loãng làm cho tải lượng COD nhỏ hơn 2kg/m3. Cho men vi sinh và hợp chất vi sinh theo đúng liều lượng, sau đó sục khí liên tục để vi sinh thích nghi và tăng trưởng.Ngày 2: Đợi nước lắng khoảng 2 tiếng thì cho nước trong ra, cho nước thải mới vào. Sục khí và thêm ½ lượng vi sinh theo tính toán ban đầu, tùy thuộc vào chất lượng bùn sinh học mà bổ sung thêm hóa chất dinh dưỡng. Ngày 3: Làm như ngày thứ 2 đồng thời quan sát chất lượng bùn vi sinh mà thêm chất dinh dưỡng, làm liên tục như vậy cho đến ngày thứ 15.Sau khoảng 10-15 ngày: cho nước thải trong ra ngoài và bơm nước thải mới, bắt đầu hệ thống như bình thường, lượng sinh khối lúc này tăng đến ổn định để xử lý chất hữu cơ.

Bổ sung vi sinh: Nếu hệ thống đã ổn định thì cho tiếp lượng vi sinh vào theo ngày hay mỗi tuần tùy thuộc vào độ ổn định của hệ thống, tạo điều kiện cho vi sinh hoạt động ổn định và xử lý tốt nước thải.

Việc kiểm tra xác định các chỉ số và việc lựa chọn hàm lượng vi sinh tùy thuộc vào từng hệ thống, đòi hỏi người nuôi cấy cần có kinh nghiệm tốt. Men vi sinh xử lý nước thải của Bionetix mà Nam Hưng Phú cung cấp đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay cho mọi hệ thống xử lý nước thải. Nếu bạn quan tâm đến loại men vi sinh này và muốn tìm một chuyên gia tư vấn để đảm bảo việc nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao nhất, vui lòng liên hệ với Nam Hưng Phú để có được giải pháp hoàn hảo nhất cho hệ thống của bạn.

Việc áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải đang là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, đó là xử lý xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Ở bài viết này chúng tôi mách bạn mẹo nhỏ để nuôi vi sinh đạt hiệu quả cao.


Bùn vi sinh hiếu khí là gì?

*

Bùn vi sinh bể hiếu khí trong xử lý nước thải

Bùn vi sinh là một trong những thành phần cực kì quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước thải sử dụng bể MBBR, aerotank…Bùn vi sinh về mặt bản chất nó là một quần thể các vi sinh vật, khi quần thể này được đưa vào nước thải với một công thức và liều lượng nhất định, vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, sử dụng nó kết hợp cùng oxy để thúc đẩy quá trình phân bào nhờ đó nước thải được làm sạch.

Trong bùn hiếu khí có nhiều vi sinh vật khác nhau, nhưng chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí. Bùn vi sinh có đặc điểm là dạng bông cặn, màu nâu sẩm, chứa chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải.

Phương pháp nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải kết quả cao

*

Để đạt hiệu quả xử lý cao, cần tiến hành nuôi cấy vi sinh theo đúng quy trình sau:

Công đoạn chuẩn bị

Để quá trình nuôi bùn vi sinh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần chuẩn bị các công đoạn thật tốt như sau:

– Tính toán chính xác và chuẩn bị một lượng bùn cần thiết cho hệ thống;

– Chuẩn bị tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết nhất để phục vụ cho quá trình nuôi cấy (Có thể sử dụng mật gỉ đường hoặc cám cò để làm nguồn thức ăn cho vi sinh);

– Kiểm tra và đảm bảo cho tất cả các thiết bị hoạt động tốt (bao gồm bơm, máy thổi khí để cấp oxy, hệ thống điện, bể chứa…).

Xem thêm: Chu Chỉ Nhược Xa Thi Mạn - Triệu Mẫn Lê Tư Tái Ngộ Cùng Sau 21 Năm

Thông thường, trong thành phần nước thải đã có sẵn vi sinh vật, nếu cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và cân bằng độ p
H tốt thì quần thể sinh vật này sẽ phát triển được. Tuy nhiên, với phương pháp này sẽ rất tốn kém về chi phí và thời gian, vì vậy chúng ta có thể tận dụng lượng bùn từ các hệ thống xử lý nước thải tương tự để tái sử dụng. Loại bùn này thường có hoạt tính rất cao nên việc nuôi cấy và phát triển đơn giản, nhanh và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều do hệ vi sinh vật đã phát triển hoàn thiện.


Cách nuôi bùn vi sinh hiếu khí

Một vài thông số cần lưu ý trong quy trình nuôi cấy bùn vi sinh xử lý nước thải

Ở giai đoạn ban đầu chúng ta phải cho bùn vi sinh thích nghi từ từ với nồng độ và tính chất của nước thải. Để giảm thiểu tối đa hiện tượng bị sốc tải, chỉ nên chạy tải khoảng 30% lưu lượng, sau đó sẽ tăng dần công suất đến khi chỉ số bùn đạt được trong khoảng từ 200 ml/l đến 300ml/l

Trong suốt giai đoạn nuôi cấy, cần phải đảm bảo hệ thống phân phối khí cung cấp oxy liên tục không gián đoạn, phân tán đồng đều trong toàn bộ bể nuôi để tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa bùn hoạt tính và nước thải. Chất dinh dưỡng để làm nguồn thức ăn ban đầu cũng cần được thêm vào theo lượng tăng dần tới khi sinh quần thể sinh vật này phát triển tốt và thích nghi hoàn toàn với tính chất của nước thải thì tiến hành chạy hệ thống với lưu lượng từ 20, 50, 75 và 100% (Lưu ý là hệ thống phải chạy liên tục, không ngắt quãng trong giai đoạn này).

Một vài thông số cần lưu ý và kiểm soát trong suốt quy trình nuôi cấy bùn vi sinh xử lý nước thải

Yêu cầu tiên quyết là độ p
H cần phải duy trì trong khoảng từ 6.5-8.8; Điều kiện hoạt động của bùn hiếu khí bắt buộc phải có sự góp mặt của oxy liên tục, vì vậy thống số “DO” cần được kiểm soát tốt và phải luôn duy trì trong khoảng từ 2 đến 4mg/l. Để kiểm soát thông số này, chúng ta có thể sử dụng đầu dò DO để đo nồng độ oxy.Nhiệt độ không ổn định, tăng giảm quá đột ngột sẽ là điều bất lợi cho quần thể vi sinh. Nếu nhiệt độ trong nước vượt quá 40o
C, vi sinh sẽ bị chết. nhiệt độ tăng cao sẽ làm giảm độ hòa tan của oxy trong nước, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa. Quá trình chuyển hóa này lại cần thêm oxy hòa tan nên tốc độ tiêu thụ DO cũng sẽ tăng lên. Do đó, cần phải duy trì nhiệt độ giao động trong khoảng 20-30o
C là tốt nhất;Chất dinh dưỡng cung cấp vào hệ thống cũng cần đảm bảo đúng tỉ lệ, ngoài chất dinh dưỡng ra thì các nguyên tố khác như lưu huỳnh, kali, magie, canxi, natri, clo, sắt, kẽm… cũng là các nguyên tố rất cần thiết cho hệ vi sinh vật phát triển. Chất dinh dưỡng thêm vào cần tuân thủ tỷ lệ sau: BOD:N:P = 100:5:1;
*

Quy trình nuôi vi sinh hiếu khí

Khởi động lại hệ thống: bật bơm cấp nước thải vào hệ thống cho đến khi nước thải chảy qua hệ thống xử lý bằng vi sinh hiếu khí. Bật máy thổi khí để cấp khí cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ hòa tan đảm bảo trong ngưỡng cho phép. Để làm giảm thời gian nuôi cấy, cần bổ sung thêm bùn vi sinh vừa đủ để làm cơ chất cho vi sinh, nồng độ bùn cấp khoảng 10-15% nồng độ bùn cần thiết cho toàn bộ hệ thống.

Ngày thứ 1: Cho nước thải vào 1/3 bể sinh học có sục khí, 1/3 bể nước sạch, việc pha loãng làm cho tải lượng COD nhỏ hơn 2kg.m3. Cho men vi sinh theo đúng liều lượng, sau đó sục khí liên tục để vi sinh thích nghi và tăng trưởng.Ngày thứ 2: Cho nước lắng khoảng 2 tiếng thì chô nước trong ra, cho nước thải mới vào. Sục khí và thêm 1/2 lượng vi sinh đã tính toán ban đầu. Tùy thuộc vào chất lượng bùn sinh học và kinh nghiệm người vận hành mà bổ sung thêm chất dinh dưỡng (như soda, cám gạo, mật rỉ đường, ethanol…)Ngày thứ 3: Làm như ngày thứ 2 đồng thời quan sát chất lượng bùn vi sinh mà thêm chất dinh dưỡng, làm liên tục như vậy cho đến ngày thứ 15.Sau khoảng 10-15 ngày: Cho nước thải trong ra ngoài và bơm nước thải mới, bắt đầu vận hành hệ thống như bình thường lượng sinh khối lúc này tăng đến ổn định để xử lý các chất hữu cơ.Bổ sung vi sinh: Nếu hệ thống đã ổn định thì cho tiếp vi sinh vào theo tuần hay định kịnh tháng, quý tùy thuộc vào độ ổn định của hệ thống tạo điều kiện cho vi sinh hoạt động ổn định và xử lý tốt.
Quá trình nuôi cấy vi sinh cũng không thể tránh khỏi các rủi ro và sự cố. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một vài sự cố có thể phát sinh trong quá trình nuôi cấy và cách khắc phục.
Sự cố nổi bọt:Do lượng bùn trong bể quá ít dẫn đến nồng độ các chất hữu cơ vượt quá ngưỡng xử lý của vi sinh. Đây là hiện tượng sốc tải của vi sinh vật. Cách khắc phục cho sự cố này là kiểm tra kỹ lưỡng tính chất của nước thải đầu vào và bổ sung thêm bùn hoạt tính để đảm bảo đúng tỉ lệ hoặc có thể liên hệ công ty môi trường ETM để được hỗ trợ;Sự cố nổi bùn trong bể lắng: Hiện tượng này xả ra có thể do quá trình thông khí quá mức hoặc do quá trình khử nitrat hóa gây ra. Bùn nổi thành từng tảng hoặc từng cục có màu nâu hoặc đen. Cách khắc phục với hiện tượng bùn nổi nếu do khử nitrat hóa là tăng tốc độ tuần hoàn bùn vi sinh, điều chỉnh và đảm bảo bùn luôn mới để hạn chế quá trình khử nitrat. Nếu do thông khí quá mức thì khắc phục bằng cách giảm thông khí;

Thực tế, quy trình nuôi bùn vi sinh hiếu khí cần tuân thủ chặt chẽ theo các bước. Cần phân tích, tính toán thành phần nước thải thật chính xác và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, nồng độ oxy theo một công thức nhất định.

Các quy trình tính toán này cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm. Quy trình nêu trên chỉ là tóm lược phương pháp nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải. Để có cái nhìn chuyên sâu hơn hãy liên hệ với Vĩnh Tâm để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về bùn vi sinh.

VPGD: 240 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.