Cách Gắn Camera Hành Trình Lên Mũ Bảo Hiểm, Cách Gắn Camera Hành Trình Ở Trước Cằm

Việc gắn camera hình trình lên mũ bảo hiểm đang được thịnh hành hiện nay. Để ghi được trọn vẹn các khoảnh khắc trong suốt quá trình di chuyển. Bạn...

Bạn đang xem: Cách gắn camera hành trình lên mũ bảo hiểm


Việc gắn camera hình trình lên mũ bảo hiểm đang được thịnh hành hiện nay. Để ghi được trọn vẹn các khoảnh khắc trong suốt quá trình di chuyển. Bạn nên gắn camera hành trình ở những vị trí có thể quan sát toàn cảnh. Việc gắn lên mũ bảo hiểm là một trong những gợi ý cực kỳ tốt dành cho bạn. Cùng Unitools tìm hiểu trong bài viết “Cách lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm 2022”


Cách lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm

Việc lắp camera hành trình không quá khó. Tuy nhiên trước khi lắp đặt bạn cần xác định một vị trí hoàn hảo; để camera có thể quan sát được hết hành trình.

*

Các vị trí lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm

Vị tríVị trí đỉnh mũVị trí cằm mũHai bên mũ
Ưu điểm– Đây là một vị trí được nhiều người lựa chọn nhất để gắn camera hành trình.– Vị trí này cũng được nhiều người ưa thích – Ngoài 2 vị trí trên, bạn có thể lắp đặt camera vào hai bên của mũ bảo hiểm.
– Giúp bạn quay được toàn bộ những cảnh vật trên đường đi. Ngoài ra còn hỗ trợ bắt trọn được những góc máy đẹp.– Gắn ở vị trí này, camera sẽ nhìn gọn hơn; ngầu hơn. Và đặc biệt là không khiến chiếc mũ bảo hiểm của chúng ta bị mất cân đối khi đội.– Giúp cảnh quay thêm phần hấp dẫn, li kỳ. Khắc phục được những nhược điểm như khi lắp phía trên đỉnh mũ. Vị trí lắp đặt này rất phù hợp với những chuyến đi phượt.
Nhược điểm– Làm cho 1 số cảnh quay sẽ không hấp dẫn vì không có hình ảnh mũ hoặc đầu xe. Việc nặng đầu trong quá trình di chuyển cũng là một nhược điểm ở vị trí này. – Vị trí nhọn, khó có thể gắn hoặc dán đế cài camera lên đó. 

– Khắc phục: Dùng thêm vít hoặc có thể dùng thêm phụ kiện dây đeo cằm, phụ kiện gắn cằm.

– Không bao quát được hết hành trình, cảnh quay không toàn diện.

Các bước lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm

*

Dụng cụ chuẩn bị: kéo dính. (khi mua camera hành trình khách hàng sẽ được cung cấp kèm theo những khớp nối và đế. Vai trò của chiếc đế giúp cố định vị trí để đặt máy trên mũ bao hiểm.)

Note: chọn keo dán nên chọn màu keo hợp tông với nền màu nón để dán lên sẽ cùng tông màu, trông đẹp hơn. 

Bước 1: gắn các khớp nối theo hướng bạn muốn đặt máy.Bước 2: Định vị chỗ gắn trên nón
Bước 3: Chờ khoảng 15 phút, keo sẽ bám chắc chắn.

Với việc gắn camera ở vị trí cằm; khi gắn các bạn nên lưu ý diện tích mặt keo tiếp xúc sẽ ít; vì bề mặt là phần cằm cong, nhô ra.

Bạn đang xem bài viết: Cách lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm 2022

Bài viết thông tin trên được thu thập và viết bởi Unitools, Nếu bạn thấy hữu ích. Hãy Click để ủng hộ nhuận bút cho team content nhé ! Goodluck

Ưu nhược điểm việc lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm.

Xem thêm:

Ưu điểm: 

Lắp camera hành trình lên mũ bảo hiểm là vị trí cao nhất. Đồng thời cũng giúp góc quay linh hoạt hơn; vì đầu chúng ta có thể quay các hướng khác nhau.Khi gắn cam lên mũ và chạy xe ở tốc độ cao hay đường gồ ghề. Cổ của chúng ta sẽ chống rung bớt một phần; khiến cho những thước phim quay được sẽ đỡ rung lắc hơn; mượt mà hơn gắn trên đầu xe máy.Việc lắp đặt camera trên mũ bảo hiểm cũng là cách để chính ta không bị quên camera trên xe.

Nhược điểm:

Điều chỉnh khó, không quan sát được camera. Ví dụ đi qua đoạn cảnh đẹp, chúng ta sẽ không biết được mình đã bắt trọn được khoảnh khắc đó hay chưa. Không căn chỉnh được góc quay.Làm cho mũ bảo hiểm nặng hơn

Chào các bạn! Dạo này mát trời AD rảnh rỗi viết bài chia sẻ đôi chút kinh nghiệm về phượt cho các bạn nhé. Như tiêu đề ở trên, AD sẽ chia sẻ cho các bạn 10 vị trí thích hợp để gắn camera hành trình và những ưu nhược điểm của nó. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm được kinh nghiệm cho mình nhé!

 

*

 

AD sẽ chia các vị trí gắn camera hành trình thành 3 nhóm theo cách gắn là gắn vào mũ bảo hiểm, gắn trực tiếp vào cơ thể và gắn vào phương tiện di chuyển (xe máy, xe đạp..v..v.)

1. Gắn vào mũ bảo hiểm

Với kiểu gắn vào mũ bảo hiểm, chúng ta sẽ có 3 cách gắn camera SJCAM hoặc Xiaomi như sau:

 

 

 Gắn vào đỉnh mũ bảo hiểm

 

 

- Ưu điểm: Quay được các góc quay đẹp, cảnh vật xung quanh, các cảnh mà bạn đi qua trên cung đường phượt của mình.

- Nhược điểm: Lên phim thì sẽ thiếu đi sức hấp dẫn vì thiếu đi 1 phần đầu xe máy hoặc mũ bảo hiểm. Bạn cũng sẽ thấy hơi nặng đầu nhé.

 

 

AD sẽ bật mí cho các bạn cách khắc phục đó chính là bạn chỉ cần gắn thêm phụ kiện xương tay đòn của camera hành trình vào. Phụ kiện này sẽ giúp cho bạn cảm thấy “nhẹ đầu” hơn rất nhiều.

 

 

 Gắn vào 2 bên hông mũ bảo hiểm

 

 

- Ưu điểm: Cách gắn này khắc phục được nhược điểm của gắn vào đỉnh mũ bảo hiểm, có nghĩa là trong góc quay của bạn sẽ xuất hiện thêm 1 phần mũ bào hiểm, tăng thêm tính hấp dẫn khi trong các cảnh quay đều xuất hiện chiếc mũ bảo hiểm – vật biểu tượng cho dân phượt tụi mình. Cách gắn này các bạn cũng có thể quay được các cảnh vật trên cung đường phượt, nhưng chắc chắn sẽ không hoàn toàn như cách gắn trên đỉnh nhé!

- Nhược điểm: Nhược điểm sẽ bị lộ ra khi bạn đeo và đi trên một đoạn đường dài. Khi đó 2 bên nón bảo hiểm của bạn sẽ bị chênh lệch về trọng lượng vì 1 bên được gắn thêm chiếc camera hành trình, còn bên còn lại thì không, sẽ khiến bạn bị mỏi cổ nhé!

 

 

 

 

 Gắn vào cằm mũ bảo hiểm (đối với các loại mũ full face nha!)

 

*

 

- Ưu điểm: Các bạn sẽ quay được một phần đầu của xe máy (xe đạp). Cảnh quay của bạn sẽ thêm phần sinh động hơn đấy :D

- Nhược điểm: Khi gắn vào cằm, chúng ta cũng sẽ dễ bị mỏi cổ hơn do có chiếc camera hành trình gắn vào. Do đó, các bạn hãy cân nhắc gắn camera khi đi những cung đường phượt không quá dài nhé!

 

 

 

2. Gắn vào người

Với cách gắn vào người, chúng ta sẽ có tới 5 kiểu gắn như sau:

 

 

 Gắn vào đầu

 

 

- Ưu điểm: đây là cách gắn rất thích hợp cho các bạn khi không đi phượt bằng xe máy như là đi xe đạp hoặc trecking, đi bộ ngắm cảnh. Góc quay này rất đẹp, lấy được toàn cảnh vật xung quanh bạn.

- Nhược điểm: cũng như gắn vào mũ bảo hiểm, khi các bạn đeo gì lên đầu mình trong 1 thời gian dài thì nó sẽ hơi vất vả cho cổ mình nha ! AD có đo được trọng lượng trung bình của 3 mẫu camera Sjcam, Gopro, Xiaomi là tầm 0.2kg luôn nha!

 

 

 

 

 Gắn vào vai

 

 

- Ưu điểm: đây là cách gắn phù hợp cho tất cả các hoạt động như đi phượt bằng xe, đi xe đạp, trecking hay thậm chí là đi dạo. Kiểu gắn camera hành trình này cũng sẽ cho ra góc quay cực kì sinh động khi có 1 phần chiếc xe máy/xe đạp của mình đó!

- Nhược điểm: có một số bạn khi đi phượt lâu sẽ dẫn đến tình trạng 2 vai thì 1 vai bị nghiêng, camera hành trình bị nghiêng do đó khung hình khi quay cũng sẽ bị nghiêng theo, làm giảm độ đẹp của khung hình.

 

 

 

 

 Gắn vào ngực

 

 

- Ưu điểm: các bạn sẽ dễ dàng quay được các cảnh quay sinh động như gắn camera vào cằm nón bảo hiểm. View đẹp, thấy được nhiều cảnh trên đường đi.

- Nhược điểm: Đối với các bạn đi phượt đường dài, thì khi ngồi lâu chắc hẳn ai cũng rất mỏi lưng và có xu hướng ngồi khom xuống. Khi đó view mà camera hành trình ghi lại được chắc chắn là bị phần đầu xe che hết, nên các bạn phải ngồi thẳng :D

 

 

 

 

 Gắn vào cổ tay

 

 

- Ưu điểm: Góc quay cực kỳ đẹp, rất thích hợp đối với các bạn đi xe đạp.

- Nhược điểm: Nếu bạn đi xe máy thì sẽ hơi rắc rối một chút bởi vì sẽ gây hiện tượng rung camera vì tay chúng ta tiếp xúc trực tiếp với xe. Nếu xe đi trên đường gồ ghề thì sẽ rất bất tiện.

 

 

 

 

 Gắn vào lưng thú cưng

 

 

- Ưu điểm: các cảnh quay sẽ cực kỳ sinh động vì có sự góp mặt của thú cưng của mình. Chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lượt like, thả tim nhé!

- Nhược điểm: vì gắn lên lưng thú cưng, nên các bạn không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình, nên khi áp dụng cách này thì bạn phải cực kỳ kiên nhẫn nha!

 

 

 

 

3. Gắn vào phương tiện di chuyển

Với kiểu gắn vào phương tiện di chuyển như xe máy, xe đạp, chúng ta có thêm 2 cách gắn cho bạn tham khảo như sau:

 

 

 Gắn vào đầu xe máy (ghi đông xe đạp)

 

 

- Ưu điểm: với kiểu gắn này, các bạn sẽ có một lợi thế rất lớn là các cảnh quay sẽ rất đẹp, tương tự như gắn vào cổ tay ở trên.

- Nhược điểm: cũng như gắn vào cổ tay, chiếc camera hành trình được gắn liền vào xe, khi đi các đoạn đường bằng phẳng thì sẽ không sao nhưng khi các bạn đi vào các đoạn đường gồ ghề thì hơi khó à nha! Camera sẽ bị rung rất nhiều, còn rung nhiều hơn cả khi gắn vào cổ tay nữa!

 

 

 

 

 Gắn vào càng trước xe đạp

 

*

 

- Ưu điểm: video thu được sẽ có một góc quay cực kỳ độc, rất thích hợp để các bạn đạp xe hoặc đi dạo hoặc chơi xe đạp địa hình.

- Nhược điểm: vì được gắn trực tiếp vào xe nên các bạn canh sao đừng để đi vào những đoạn đường quá gồ ghề nhé!

 

 

 

Với những gợi ý và kinh nghiệm như trên, AD rất hi vọng giúp ích cho các bạn khi lựa chọn cho mình vị trí gắn camera hành trình sao cho phù hợp nhất với “cuộc phiêu lưu” của các bạn.

Bên cạnh đó, nhà AD có rất nhiều mẫu camera hành trình lắm, bạn nào quan tâm thì vào đây để tham khảo nha: Tổng hợp các mẫu camera hành trình tại Linh Kiện Store.

Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng Linh Kiện Store!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.